20/12/2015 13:48 GMT+7

Người Trung Quốc đứng sau nhiều vụ mua đất 
cạnh sân bay?

VIỆT HÙNG  - HỮU KHÁ (viethung@tuoitre.com.vn)
VIỆT HÙNG - HỮU KHÁ ([email protected])

TT - Vệt đất cạnh tường rào sân bay Nước Mặn, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng do người Trung Quốc làm chủ, đang diễn ra tình trạng mua bán, thâu tóm đất với nhiều dấu hiệu mờ ám.

Vệt đất bên cạnh sân bay Nước Mặn đang diễn ra nhiều hoạt động mua bán đất mờ ám - Ảnh: Hữu Khá

[AUDIO id= alt=]//static.tuoitre.vn/tto/r/2015/12/20/3-nhieu-vu-mua-ban-mo-am-canh-san-bay-nuoc-man-1450603556.mp3[/AUDIO]

Ông Lê Tấn Nghĩa, chủ tịch UBND phường Khuê Mỹ, cho biết mặc dù chưa có cơ sở để nói người Trung Quốc đứng phía sau chuyện mua các lô đất này, nhưng đáng chú ý là một số người dân có kinh tế khó khăn nhưng mua một lúc cả chục lô!

Công ty lập ra chỉ để... mua đất

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, ông Lý Phước Cang (trú tại thôn Dương Sơn, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang) là người đứng tên mua 12 lô đất, có giá trị lên đến khoảng 50 tỉ đồng.

Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Thành, bí thư chi bộ thôn Dương Sơn (nơi ông Cang cư trú), cho biết gia đình ông Cang thuộc diện hộ khó khăn. “Tôi có thể khẳng định bản thân ông Cang không bao giờ đủ tiền để mua một lúc mười mấy lô đất. Tôi nói thật chứ tài sản của gia đình ông Cang bán đi hết cũng không mua nổi nửa lô chứ nói gì 12 lô đất. Ở đây ai cũng biết về hoàn cảnh của gia đình ông Cang, khó khăn lắm” - ông Thành nói.

Bà V., mẹ của ông Cang, nói: “Nó làm chỉ đủ ăn, tôi còn cho nó tiền nữa mà, vậy lấy đâu tiền mà mua đất”.

Theo tài liệu Tuổi Trẻ có được, hiện vệt biệt thự sân bay Nước Mặn có 246 lô đất thuộc chủ quyền của 7 công ty; 26 cá nhân có nhiều lô đất với thống kê được 74 lô đất, và 95 lô đất do mỗi cá nhân nhận chuyển nhượng mỗi người một lô.

Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ từ các cơ quan chức năng của Đà Nẵng xác nhận, có một số công ty trong số này phần lớn cổ phần do người Trung Quốc nắm giữ.

Khi được hỏi các công ty sở hữu nhiều lô đất họ kinh doanh nghề gì, thành lập được bao lâu, mua nhưng chưa xây nhà, trụ sở gì..., ông Nghĩa cho rằng phần lớn các công ty này chưa hoạt động kinh doanh gì nhiều nên không biết họ sở hữu nhiều lô đất làm gì.

Ông Nghĩa cũng khẳng định phường chưa hề xác nhận hồ sơ, giấy tờ gì chuyển nhượng, đứng tên, ghép thửa giữa người Việt với người Trung Quốc.

“Về lý thì không thấy người Trung Quốc nào đứng tên mua đất nhưng có cái gì đó mình phải cảnh giác. Bởi hiện ở khu vực ven biển, nhiều nhà hàng, khách sạn hiện diện nhiều người Trung Quốc” - ông Nghĩa nói.

“Tìm cách phát hiện”

Ông Huỳnh Đức Thơ, chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cho biết đối với các trường hợp người nước ngoài giấu mặt nhờ người Việt đứng tên mua đất, chính quyền sẽ có hướng xử lý, quản lý nghiêm về quy hoạch xây dựng ở khu vực này.

Theo ông Thơ, theo quy định, hiện nay người nước ngoài chưa được quyền mua đất.

Ông Thơ nói: “Chính quyền đã chỉ đạo, khuyến cáo người dân có ý thức không để việc đó diễn ra. Chúng tôi phát hiện được thì ngăn chặn, khuyến cáo không để xảy ra việc đó”.

Ông cũng cho biết khu vực sân bay Nước Mặn thuộc quận Ngũ Hành Sơn trước đây TP chia lô để làm biệt thự, nhưng sau đó nhiều doanh nhân, tư nhân mua “gom” 2 - 3 lô rồi xin giấy phép xây dựng nhà cao tầng.

TP đang điều chỉnh lại, chỉ cho phép làm biệt thự từ 2 - 3 tầng, tuyệt đối không cho phép xây dựng khách sạn cao tầng vì đây là khu vực nhạy cảm.

Ông Nguyễn Điểu, giám đốc Sở TN-MT Đà Nẵng, cho rằng đứng đằng sau các cá nhân này có khả năng là những ông chủ nhiều tiền người Trung Quốc, một số lô đất này đều được xây dựng khách sạn, nhà hàng mang tên Trung Quốc.

“Diện tích không lớn nhưng sau này cụm ấy có thể ở được cả trăm nghìn người. Cả khu vực Silver Shores và xung quanh phường Hòa Hải (quận Ngũ Hành Sơn) hiện nay người Trung Quốc ở rất đông” - ông Điểu cho hay.

Ông Điểu đã rà soát những công ty cổ phần xin phép thành lập trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn. Kết quả là nhiều doanh nghiệp có người Việt Nam đứng tên chung với người Trung Quốc nhưng cổ phần rất ít.

Quyền quyết định ở các doanh nghiệp này thuộc về người Trung Quốc, người Việt chỉ làm thuê và hưởng lợi nhuận theo mức độ đóng góp cổ phần.

Đón gió lành, tránh gió độc

Ông Trần Thọ, chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng, nói rằng Đà Nẵng có vị trí quan trọng về quốc phòng an ninh, vì vậy tăng cường phát triển kinh tế gắn với hội nhập phải đảm bảo an ninh quốc gia.

Theo đó, “cần cân nhắc tính toán kỹ lưỡng khi đề ra các quyết sách có liên quan, nhất là các vấn đề nhạy cảm, dự báo khả năng và chủ động kiểm soát chặt chẽ tình hình, biết đón gió lành, tránh gió độc”.

Vệt biệt thự sân bay Nước Mặn có 246 lô đất với gần 40.000m2 thuộc chủ quyền của 7 công ty: Công ty V.N.Holiday 24 lô, Công ty Diệp Phúc Lợi 17 lô, Công ty Hoàng Gia Trung 12 lô, Công ty Silver Park 4 lô, Công ty Nguyên Thịnh Vượng 10 lô, Công ty Silver Sea Triệu Nghiệp 7 lô và Công ty Golden Wyn 3 lô.

VIỆT HÙNG - HỮU KHÁ ([email protected])

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lại đuối nước khi tắm biển Quảng Ngãi, một người chết

Vụ đuối nước thương tâm khiến một người chết khi tắm biển ở Quảng Ngãi. Lần này tại bãi biển An Sen, xã Bình Tân Phú, huyện Bình Sơn.

Lại đuối nước khi tắm biển Quảng Ngãi, một người chết

Sau lễ 30-4, 'mắt thần' quốc lộ 1 ở Bình Thuận phát hiện hàng trăm xe quá tốc độ

Từ kỳ nghỉ lễ 30-4 đến nửa đầu tháng 5, “mắt thần” trên quốc lộ 1 ở tỉnh Bình Thuận ghi nhận hàng trăm xe chạy quá tốc độ.

Sau lễ 30-4, 'mắt thần' quốc lộ 1 ở Bình Thuận phát hiện hàng trăm xe quá tốc độ

Xưởng điêu khắc gỗ ở Bảo Lộc cháy lớn, nhiều tài sản bị thiêu rụi

Đám cháy bùng phát tại xưởng điêu khắc gỗ rộng hàng trăm mét vuông ở TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) vào giữa trưa gây thiệt hại nặng.

Xưởng điêu khắc gỗ ở Bảo Lộc cháy lớn, nhiều tài sản bị thiêu rụi

TP Thủ Đức: Bao nhiêu cán bộ được giữ lại, bao nhiêu dôi dư sau sáp nhập?

Theo đề án, TP Thủ Đức sẽ giải quyết chế độ, chấm dứt hoạt động 619 người hoạt động không chuyên trách và 36 công chức, người lao động trong giai đoạn 1.

TP Thủ Đức: Bao nhiêu cán bộ được giữ lại, bao nhiêu dôi dư sau sáp nhập?

Lãnh đạo Gia Lai, Bình Định: Không có chủ trương 'đi học tập kinh nghiệm' vào lúc này

Ngày 17-5, lãnh đạo hai tỉnh Gia Lai và Bình Định thông tin không có chủ trương tổ chức, cử các đoàn cán bộ đi học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước ở thời điểm sáp nhập tỉnh thành.

Lãnh đạo Gia Lai, Bình Định: Không có chủ trương 'đi học tập kinh nghiệm' vào lúc này

Đề xuất xây dựng khẩn cấp để sớm mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Nếu thực hiện dự án theo hình thức công trình xây dựng khẩn cấp và áp dụng một số cơ chế đặc thù, sẽ cơ bản hoàn thành mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây trong năm 2026.

Đề xuất xây dựng khẩn cấp để sớm mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar