11/05/2015 12:39 GMT+7

Nhiều trẻ phình đại tràng bẩm sinh

THÙY DƯƠNG
THÙY DƯƠNG

TT - Táo bón ngay từ khi mới sinh ra, bụng trướng lên là triệu chứng điển hình của bệnh phình đại tràng bẩm sinh do nguyên nhân vô hạch.

Bác sĩ khám cho bé Lê Xuân Hiếu sau khi được phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 - Ảnh: T.Dương

Thế nhưng, nhiều trẻ mắc bệnh lý này lại không được phát hiện sớm.

Suốt nửa tháng trời, thấy con vẫn không đi ngoài được, bụng trướng to và cứng, ăn vào lại ói ra, chị Cán Thị Thúy, 27 tuổi ở Lâm Đồng mới đưa con trai - bé Lê Xuân Hiếu - 7 tuổi đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng khám và được chẩn đoán bé bị phình đại tràng bẩm sinh, nên chuyển bé lên Bệnh viện Nhi Đồng 1-TP.HCM phẫu thuật.

Phẫu thuật 150-200 ca/năm

Đang chăm con sau khi được phẫu thuật tại khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Nhi Đồng 1, chị Thúy kể: Ngày chào đời, bé Hiếu không đi được phân su như bao trẻ bình thường khác. Đến ngày thứ hai, bé tiếp tục không đi được. Trung tâm Y tế H.Đạ Huoai (Lâm Đồng), nơi bé được sinh ra, đã chuyển bé lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng khám.

Sau năm ngày nằm theo dõi tại đây, các bác sĩ không tìm được nguyên nhân. Nóng lòng, gia đình đã xin chuyển bé lên Bệnh viện Nhi Đồng 1.

Sau hơn 20 ngày nằm điều trị tại khu chuyên sâu sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng 1, bé cũng chỉ được chẩn đoán đại tràng dài và cho xuất viện. Về nhà, bé tiếp tục đi ngoài khó. Cứ 2-3 ngày, gia đình phải bơm cho bé đi ngoài nếu không bụng lại trướng lên.

Bác sĩ Đào Trung Hiếu, phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết bé Hiếu được chẩn đoán mắc bệnh phình đại tràng bẩm sinh do nguyên vô hạch.

Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1 đã cắt đi đoạn ruột vô hạch cho bé, giúp bé có thể đi cầu dễ dàng. Bệnh phình đại tràng bẩm sinh do nguyên vô hạch chiếm vị trí hàng đầu trong hội chứng tắc ruột ở trẻ sơ sinh. Đây là bệnh khá thường gặp tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Mỗi năm Bệnh viện Nhi Đồng 1 phẫu thuật từ 150-200 trẻ mắc bệnh lý này.

Mới chào đời, trẻ mắc bệnh phình đại tràng bẩm sinh do nguyên vô hạch sẽ không đi tiêu phân su trong ngày đầu tiên, trong khi trẻ bình thường sẽ đi được. Những ngày sau đó, bé vẫn tiếp tục táo bón và người nhà phải dùng thuốc bơm vào hậu môn cho bé.

Lúc đó, một số bé sẽ đi ngoài được, còn một số bé vẫn không thể. Những bé không đi ngoài được, người nhà sẽ đưa bé đến bệnh viện, sau đó bệnh viện phải đặt ống thông vào hậu môn, bơm nước muối sinh lý (thụt tháo) để giúp bé đi ngoài.

Theo bác sĩ Tạ Huy Cần, khoa Ngoại Tổng hợp Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết không phải trẻ nào mắc bệnh này cũng có thể phát hiện trong giai đoạn sơ sinh. Do vậy, khi xuất viện, bác sĩ hẹn tái khám thì người nhà bệnh nhi nên tuân thủ.

Bác sĩ Đào Trung Hiếu cũng nhấn mạnh tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, phát hiện sớm hay trễ tùy thuộc nhiều vào đoạn ruột vô hạch (không có hạch thần kinh trong thành ruột) dài hay ngắn.

Trẻ có đoạn ruột vô hạch ngắn, bụng sẽ trướng lên, không đi cầu được nhưng chỉ cần mua ống thuốc bơm vào hậu môn sẽ giúp trẻ đi tiêu.

Vì vậy, nhiều gia đình thường chấp nhận giải pháp này và không đưa trẻ đến bệnh viện khám lại. Tình trạng táo bón sẽ kéo dài trong nhiều năm.

Nhưng trẻ có đoạn ruột vô hạch dài thì dù có bơm thuốc vẫn không giúp trẻ đi tiêu bình thường nên thường phải đưa trẻ đến bệnh viện thụt tháo.

Nhiều trẻ sơ sinh với đoạn ruột vô hạch dài có thể gây tắc ruột ngay những ngày đầu sau sinh nên được phát hiện sớm, phẫu thuật cấp cứu.

Mổ càng sớm càng tốt

Để điều trị, cách duy nhất là phẫu thuật để cắt đoạn ruột vô hạch đó. Trước đây, trẻ phải đợi đến khi được 13 kg mới được mổ. Đến nay, do kỹ thuật mổ và gây mê hồi sức tốt nên có thể phẫu thuật ngay trong giai đoạn sơ sinh. Với trẻ mắc bệnh lý này, bác sĩ Hiếu cho rằng càng được mổ sớm càng tốt.

Trẻ được mổ sớm có hiệu quả rất nhiều lần so với khi trẻ đã lớn. Mổ càng sớm, ruột của trẻ sơ sinh ít viêm dính, đặc biệt chức năng đi tiêu sau mổ được hoàn thiện tốt hơn. Phẫu thuật muộn, khi trẻ càng lớn, tình trạng ứ đọng phân càng kéo dài, dẫn đến trẻ chậm phát triển thể chất, nguy cơ bị viêm ruột trước và sau mổ càng cao, có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, thậm chí tử vong. Ngày nay, phẫu thuật nội soi đã hỗ trợ nhiều cho việc điều trị bệnh, ít biến chứng và mang tính thẩm mỹ cao.

Bác sĩ Hiếu khuyên những trường hợp bị táo bón từ sơ sinh đến nhũ nhi (2-12 tháng tuổi), bụng trướng lên đều phải đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để các bác sĩ xác định bệnh và điều trị kịp thời.

Không nhận được “tín hiệu”

Giải thích về đoạn ruột vô hạch, bác sĩ Đào Trung Hiếu cho biết theo cơ chế bình thường, thần kinh trong thành ruột tiếp nhận “chỉ đạo” thần kinh từ trên não.

Khi có một lượng phân vừa đủ trong trực tràng, não bộ sẽ điều khiển thần kinh tủy, phát tín hiệu cho hạch thần kinh trong thành ruột làm đoạn ruột co bóp và hệ thống cơ vòng mở ra, đẩy phân ra ngoài.

Thế nhưng trong bệnh lý này, có một đoạn ruột không có tế bào hạch thần kinh (vô hạch). Khi ruột đầy phân, xung động thần kinh trên não vẫn có nhưng không có nơi nhận nên không chuyển được tín hiệu xuống, ruột không biết khi nào cần bóp, còn cơ vòng không biết khi nào cần mở, nên sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng liên tục.

Lâu ngày đoạn ruột vô hạch này không hoạt động sẽ bị teo nhỏ và đại tràng nằm ở phía trên bị phình ra.

THÙY DƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ

Fentanyl là loại thuốc giảm đau tổng hợp nhóm opioid mạnh hơn morphine 100 lần, đồng thời cũng là loại ma túy mạnh hơn heroin tới 50 lần.

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ngày 5-7, tòa án Pháp đã tuyên một bác sĩ phụ khoa 10 năm tù vì xâm hại tình dục 9 bệnh nhân trong quá trình khám bệnh.

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Trước tình hình hàng loạt tai nạn điện thương tâm liên tục xảy ra, yêu cầu về 1 thiết bị chống giật an toàn cao, hiệu quả, ngăn ngừa tối đa các nguy cơ xảy ra tai nạn điện được đặt ra cấp bách.

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam bị gãy dương vật, do thói quen bẻ 'cậu nhỏ' vào buổi sáng khi thức dậy.

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư 26 quy định nhiều nội dung mới về việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, hướng đến mục tiêu quản lý minh bạch, hiệu quả và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bệnh.

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Một nam bệnh nhân tại TP.HCM nghi bị bạn gái quen qua mạng lừa đảo sang Campuchia, trên người có nhiều vết thương, dấu hiệu bị chích điện dẫn đến tổn thương đa cơ quan.

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar