17/04/2022 14:42 GMT+7

Nhiều tổ chức quốc tế kêu gọi Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ ngừng bắn phá các vệ tinh

GIA MINH
GIA MINH

TTO - Công ty vệ tinh Planet và nhiều tổ chức quốc tế khác thúc giục Mỹ dẫn đầu nỗ lực quốc tế chống lại việc sử dụng tên lửa bắn phá vệ tinh gây mảnh vỡ trong không gian. Mỹ, Trung Quốc, và Ấn Độ đang tham gia vào "xu hướng đáng tiếc này".

Nhiều tổ chức quốc tế kêu gọi Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ ngừng bắn phá các vệ tinh - Ảnh 1.

Tên lửa chống vệ tinh ASM-135 - Ảnh: AIR AND SPACE

Trong một bức thư ngỏ gửi Chính phủ Mỹ, hai ông Will Marshall và Robbie Schingler - những người đồng sáng lập Planet, công ty vệ tinh chuyên cung cấp hình ảnh Trái đất mỗi ngày - lập luận rằng tên lửa chống vệ tinh (ASAT) đe dọa các hoạt động ở Quỹ đạo Trái đất thấp (LEO).

Các mảnh vỡ của vệ tinh sẽ gây nguy hiểm cho sự an toàn của các phi hành gia và có nguy cơ phá hủy các vệ tinh cung cấp dịch vụ cho nhân loại. Đồng thời, các mảnh vỡ vệ tinh cũng tác động đến "hệ sinh thái không gian lành mạnh".

Theo trang tin American Military News, quân đội Mỹ đang sử dụng tên lửa ASAT để thử nghiệm bắn hạ các loại tàu vũ trụ trên quỹ đạo, khiến các mảnh vỡ phân tán vào đường đi của các vệ tinh khác.

"Những mảnh vỡ có thể gây ra một loạt vụ va chạm trong quỹ đạo không gian. Chúng gây nguy hiểm trong nhiều thế hệ", nhà khoa học của NASA, tiến sĩ Don Kessler, cảnh báo.

Planet nhấn mạnh một cuộc thử nghiệm ASAT gần đây của Nga đã tạo ra hơn 1.500 mảnh vụn. Theo đó, hàng nghìn mảnh vụn này sẽ ở lại quỹ đạo, tạo ra sự tắc nghẽn và đe dọa các hoạt động an toàn ở LEO trong nhiều năm tới. 

Planet cho biết Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ đều tham gia vào "xu hướng đáng tiếc này".

"Số lượng mảnh vỡ được tạo ra từ những sự kiện có chủ đích này ngang ngửa với số lượng vệ tinh trong LEO", bức thư nêu rõ.

Vào tháng 12-2021, Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris đã kêu gọi chấm dứt tất cả các thử nghiệm ASAT tạo ra các mảnh vỡ. "Nếu không có các quy chuẩn rõ ràng về việc sử dụng không gian có trách nhiệm, chúng ta phải đối mặt với các mối đe dọa thực sự đối với an ninh quốc gia và toàn cầu" - bà Harris nói. 

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Kathleen Hicks nhấn mạnh bộ này "mong muốn thấy tất cả các quốc gia cùng nhất trí hạn chế thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh tạo ra các mảnh vỡ".

Ngày càng có nhiều tổ chức quốc tế, trong đó có Diễn đàn Kinh tế thế giới, Viện Ngoài vũ trụ và Tổ chức An toàn thế giới, kêu gọi thế giới chú ý đến tương lai dài hạn của không gian. 

Triều Tiên phóng vệ tinh trinh sát theo dõi hành động quân sự của Mỹ

TTO - Ngày 10-3, truyền thông Nhà nước Triều Tiên dẫn lời Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un cho biết nước này sẽ phóng thêm các vệ tinh trinh sát trong những năm tới để giám sát thời gian thực các hoạt động quân sự của Mỹ và đồng minh.

GIA MINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

'Ngủ trong phòng bật điều hòa đóng kín lâu ngày dẫn đến thiếu oxy, dư CO₂, mệt mỏi, rụng tóc, stress, mất ngủ...'.

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Một nghiên cứu tại Đức đang bị xuyên tạc trên mạng xã hội, khi nhiều người phát tán thông tin sai lệch rằng vắc xin mRNA ngừa COVID-19 gây ung thư và hội chứng 'VAIDS' - điều mà chính các tác giả của nghiên cứu đó đã lên tiếng bác bỏ.

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

Thiết bị này có thể 'miễn nhiễm' với dòng điện cực đại lên tới 150kA - mạnh gấp khoảng 5 lần so với cường độ của một tia sét thông thường.

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Bộ phận động cơ đẩy kiểm soát phần xoay chính của tàu vũ trụ Voyager 1 được xem là không hoạt động, song NASA đã sửa thành công chúng ở khoảng cách 25 tỉ km.

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Chiều 16-5, thêm một trận động đất mạnh 4 độ (độ lớn M) xảy ra ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Hiện Viện Các khoa học Trái đất vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2025 cho hai công trình khoa học xuất sắc đã được ứng dụng.

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar