25/07/2023 14:43 GMT+7

Nhiều nước thúc Trung Quốc đuổi các tàu nghi bán dầu cho Triều Tiên

Hôm 24-7, Trung Quốc tuyên bố họ thực hiện nghiêm các nghị quyết trừng phạt của Liên Hiệp Quốc, sau khi nhiều nước thúc Bắc Kinh đuổi các tàu bị nghi bán dầu cho Triều Tiên ra khỏi vùng biển Trung Quốc.


Ảnh chụp vào ngày 16-11-2020 cho thấy một tàu chở dầu tại cảng ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc - Ảnh: AFP

Ảnh chụp vào ngày 16-11-2020 cho thấy một tàu chở dầu tại cảng ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc - Ảnh: AFP

Theo Hãng tin AFP, tuần trước đại sứ các nước trong nhóm G7 (gồm Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh và Mỹ) đã cùng ký một bức thư gửi tới đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Trương Quân (Zhang Jun). Các phái viên đến từ Liên minh châu Âu (EU), Hàn Quốc, Úc và New Zealand cũng ký bức thư này.

Trong thư, các nước này "lo ngại về sự hiện diện liên tục của nhiều tàu chở dầu" vì những tàu này sử dụng vùng biển Trung Quốc làm nơi ẩn náu "để tạo điều kiện thuận lợi cho việc buôn bán các sản phẩm dầu mỏ bị trừng phạt của họ tới CHDCND Triều Tiên".

Đáp lại, Bắc Kinh cho biết họ "thực hiện nghiêm túc các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ quốc tế".

"Trung Quốc kêu gọi các bên liên quan thực hiện đầy đủ các nghị quyết về Triều Tiên do Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đưa ra, đặc biệt là các điều khoản liên quan đến nối lại đối thoại, tăng cường các nỗ lực ngoại giao và thúc đẩy giải pháp chính trị" - người phát ngôn của phái đoàn Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc đăng lên Twitter vào ngày 24-7.

Khi được hỏi về bức thư trên trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 24-7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh nói: "Liên quan tới việc thực thi các nghị quyết của Hội đồng Bảo an, Trung Quốc luôn nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ quốc tế của mình".

Trong bức thư trên, các đại sứ nói với ông Trương rằng họ "muốn cung cấp cho Chính phủ Trung Quốc thêm thông tin và hình ảnh vệ tinh cho thấy rõ ràng những hành vi này tiếp tục xảy ra trong phạm vi quyền tài phán của Trung Quốc vào năm 2022 và 2023".

Họ tiếp tục yêu cầu Trung Quốc kiểm tra các tàu này để tìm bằng chứng buôn dầu bất hợp pháp và cuối cùng trục xuất các tàu này khỏi vùng biển Trung Quốc càng nhanh càng tốt.

Bức thư lưu ý nhóm chuyên gia Liên Hiệp Quốc - có nhiệm vụ giám sát việc tuân thủ lệnh trừng phạt của Triều Tiên - đã theo dõi sự hiện diện và hoạt động các tàu chở dầu nói trên.

Khó có tiếng nói chung

Liên Hiệp Quốc đã áp các biện pháp trừng phạt lên Triều Tiên kể từ năm 2006 vì các vụ phóng tên lửa đạn đạo và chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng. Các biện pháp trừng phạt bổ sung trong năm 2017 đã hạn chế Triều Tiên nhập khẩu dầu thô.

Kể từ đó các nước thành viên trong Hội đồng Bảo an đã khó đạt được tiếng nói chung về vấn đề Triều Tiên. Mỹ thường xuyên cáo buộc Nga và Trung Quốc che chở cho Triều Tiên cũng như khuyến khích các vụ phóng tên lửa trong tương lai, sau khi hai nước này ngăn cản Hội đồng Bảo an đưa ra phản ứng chung.

Tháng 5-2022, Trung Quốc và Nga phủ quyết một nghị quyết áp đặt các biện pháp trừng phạt mới lên Bình Nhưỡng, và không có nghị quyết hoặc tuyên bố nào của Hội đồng Bảo an được thông qua kể từ đó, mặc dù Triều Tiên đã tiến hành một số vụ thử tên lửa đạn đạo.

Triều Tiên dọa sử dụng vũ khí hạt nhân

Bộ trưởng quốc phòng Triều Tiên cảnh báo việc Mỹ triển khai tàu sân bay, tàu ngầm, máy bay ném bom tại Hàn Quốc đủ để Bình Nhưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Philippines bác bỏ tin đồn sẽ ngừng hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm từ tháng 6

Thông tin Philippines ngừng chương trình giáo dục phổ thông 12 năm gây tranh cãi K-12 khiến dư luận hoang mang, Bộ giáo dục nước này đã nhanh chóng khẳng định đây chỉ là tin giả.

Philippines bác bỏ tin đồn sẽ ngừng hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm từ tháng 6

Bức ảnh núi lửa phun ra dung nham hình chim phượng hoàng là thật

Một bức ảnh chụp lại dòng dung nham từ núi lửa Etna trên đảo Sicilia ở Ý có hình giống chim phượng hoàng được xác nhận là ảnh thật, không phải sản phẩm trí tuệ nhân tạo như nhiều người nghi ngờ.

Bức ảnh núi lửa phun ra dung nham hình chim phượng hoàng là thật

Xử phạt xe cứu thương lạm dụng còi ưu tiên chở khách đi chụp ảnh

Một xe cứu thương thuộc công ty tư nhân Trung Quốc đã bị xử phạt, sau khi bị phát hiện lạm quyền: bật còi và đèn ưu tiên trái phép để chở khách du lịch lên điểm du lịch.

Xử phạt xe cứu thương lạm dụng còi ưu tiên chở khách đi chụp ảnh

Châu Âu lập quỹ quốc phòng 168 tỉ USD

Quỹ cho vay hơn 168 tỉ là sự thay đổi bước ngoặt của châu Âu giữa bối cảnh căng thẳng chiến sự ở Ukraine và sức ép tăng chi tiêu quốc phòng từ Mỹ.

Châu Âu lập quỹ quốc phòng 168 tỉ USD

Ba Lan tịch thu 5 tấn lốp máy bay Boeing vận chuyển lén sang Nga

Ba ​​Lan vừa tịch thu một lô hàng lốp xe cho máy bay Boeing đang được vận chuyển đến Nga.

Ba Lan tịch thu 5 tấn lốp máy bay Boeing vận chuyển lén sang Nga

Kiều bào từ TP.HCM trồng cây, nhớ ơn Bác Hồ

Sáng 19-5, kiều bào cùng thân nhân chung tay trồng 30 cây giáng hương tại Khu di tích Láng Le - Bàu Cò.

Kiều bào từ TP.HCM trồng cây, nhớ ơn Bác Hồ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar