24/09/2022 11:03 GMT+7

Nhiều nước đề nghị mở rộng Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc

HỒNG VÂN
HỒNG VÂN

TTO - Câu chuyện cải tổ Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã được nhiều nước kêu gọi từ lâu. Vấn đề này một lần nữa được nhiều nước nêu lên tại kỳ họp lần thứ 77 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đang diễn ra.

Nhiều nước đề nghị mở rộng Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc - Ảnh 1.

Kỳ họp lần thứ 77 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc diễn ra từ ngày 13-9 đến 27-9 - Ảnh: REUTERS

Ngày 23-9, ngoại trưởng nhóm "Bộ tứ" gồm các nước Nhật Bản, Mỹ, Úc và Ấn Độ đã cam kết thúc đẩy cải tổ Liên Hiệp Quốc, trong đó có nội dung tăng thêm số thành viên thường trực trong Hội đồng Bảo an.

Hãng tin Kyodo dẫn thông báo chung đưa ra sau cuộc họp của nhóm "Bộ tứ" bên lề kỳ họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York. 

Theo đó, ngoại trưởng bốn nước nhấn mạnh sự cần thiết của việc "đối phó với những âm mưu nhằm đơn phương phá vỡ hệ thống quốc tế và đa phương", trong đó có hoạt động của Liên Hiệp Quốc.

Với tư cách chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc trong tháng 9-2022, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có phát biểu kêu gọi cải cách Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để mang tính đại diện hơn cho cộng đồng quốc tế, và hạn chế việc sử dụng quyền phủ quyết trong các trường hợp phạm tội tàn bạo hàng loạt.

Từ lâu, quan điểm của Pháp - một thành viên thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc - là ủng hộ việc mở rộng cả thành viên thường trực và không thường trực của hội đồng và hạn chế sử dụng quyền phủ quyết của các ủy viên thường trực.

Trong phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng khẳng định Mỹ ủng hộ mở rộng Hội đồng Bảo an và kêu gọi Hội đồng Bảo an hạn chế việc sử dụng quyền phủ quyết.

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida kêu gọi "đã đến lúc bắt đầu đàm phán dựa trên văn bản để cải cách Hội đồng Bảo an".

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng đề cập việc cải tổ Hội đồng Bảo an.

"Các thể chế cần được cải tổ để thích ứng với thực tế của thế kỷ 21. Hãy cùng hợp tác nhiều hơn nữa, trở thành các đối tác nhiều hơn nữa, vì đây là cách duy nhất giúp nhân loại giải quyết các thách thức toàn cầu", thủ tướng Đức nói.

Đức đề xuất Berlin có ghế thành viên thường trực và chịu trách nhiệm nhiều hơn tại Liên Hiệp Quốc.

Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên, các ủy viên thường trực gồm Mỹ, Anh, Nga, Pháp và Trung Quốc giữ quyền phủ quyết, cho phép họ ngăn chặn việc thông qua bất kỳ nghị quyết nào.

Nhiều ý kiến ủng hộ mở rộng Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để tăng tính đại diện công bằng giữa các khu vực, nhất là châu Phi, châu Á, Mỹ Latin và các nước đang phát triển.

Liên Hiệp Quốc chỉ ra 'kẻ thù chung của thế giới'

TTO - Liệu có công bằng khi các nước nghèo nhất thế giới - vốn ít gây tác động nhất với vấn đề biến đổi khí hậu - lại đang phải gánh chịu hậu quả nhiều nhất từ hiện tượng này?

HỒNG VÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đón bình thường mới từ 'hưu chiến' thuế quan

Mỹ - Trung đang ở giai đoạn tạm dừng gia tăng sức ép lẫn nhau. Các doanh nghiệp vẫn đang kỳ vọng vào những tín hiệu tích cực từ giai đoạn 'hưu chiến' này.

Đón bình thường mới từ 'hưu chiến' thuế quan

Ông Duterte đắc cử thị trưởng dù đang bị ICC giam, chuyện gì xảy ra tiếp theo?

Việc cựu tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đắc cử thị trưởng Davao dù đang bị giam giữ tại Hà Lan tạo ra tình thế chưa từng có trong chính trường Philippines và đẩy gia tộc Duterte lên vị thế mới.

Ông Duterte đắc cử thị trưởng dù đang bị ICC giam, chuyện gì xảy ra tiếp theo?

Cơ hội nào cho đàm phán Istanbul 2.0?

Nga và Ukraine đang tiến gần hơn đến bàn đàm phán sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất nối lại cuộc đối thoại tại Istanbul.

Cơ hội nào cho đàm phán Istanbul 2.0?

Tỉ lệ ủng hộ ông Trump bất ngờ tăng lại, dân Mỹ bớt lo suy thoái

Tỉ lệ ủng hộ tổng thống Mỹ tăng sau nhiều tuần liên tiếp giảm, trong khi tỉ lệ người Mỹ lo sợ suy thoái kinh tế cũng giảm mạnh mẽ.

Tỉ lệ ủng hộ ông Trump bất ngờ tăng lại, dân Mỹ bớt lo suy thoái

Tin tức thế giới 14-5: Ngoại trưởng Mỹ sẽ gặp Nga, Ukraine; 'Tổng thống nghèo nhất thế giới' qua đời

Thẩm phán Mỹ ủng hộ ông Trump dùng đạo luật thời chiến để trục xuất người nhập cư; Mỹ gỡ toàn bộ lệnh trừng phạt với Syria.

Tin tức thế giới 14-5: Ngoại trưởng Mỹ sẽ gặp Nga, Ukraine; 'Tổng thống nghèo nhất thế giới' qua đời

Mỹ và Saudi Arabia ký thỏa thuận vũ khí lớn nhất lịch sử, gần 142 tỉ USD

Ngày 13-5, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thái tử kiêm Thủ tướng Saudi Arabia Mohammed bin Salman đã ký kết thỏa thuận quốc phòng khổng lồ mà Nhà Trắng gọi là thỏa thuận lớn nhất trong lịch sử, trị giá gần 142 tỉ USD.

Mỹ và Saudi Arabia ký thỏa thuận vũ khí lớn nhất lịch sử, gần 142 tỉ USD
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar