13/02/2017 09:24 GMT+7

Nhiều nhà vệ sinh trường học được xây cách đây 20-30 năm

THÁI BÁ DŨNG thực hiện
THÁI BÁ DŨNG thực hiện

TTO - Ông Phạm Đăng Khoa - giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk cho rằng hiện trạng nhà vệ sinh công cộng tại các trường mầm non trên địa bàn tỉnh là đáng lo ngại, trên 30% số nhà vệ sinh được xây dựng và sử dụng từ 20-30 năm nay.

Nhà vệ sinh tại Trường mầm non Krông Ana xuống cấp gây tai nạn cho cháu bé 6 tuổi vào ngày 6-2 - Ảnh: THÁI THỊNH

* Những nhà vệ sinh có tuổi thọ lên tới hàng chục năm làm sao có thể đáp ứng được mức độ an toàn và nhu cầu sử dụng cho các cháu?

- Một lượng lớn nhà vệ sinh vốn được xây từ thời bao cấp nhưng các cháu vẫn phải sử dụng, tạo ra tâm lý thiếu yên tâm cho cả phụ huynh lẫn giáo viên.

Nhiều nơi nhà vệ sinh xuống cấp, hầm cầu hư hỏng, bệ nứt nẻ, tường nhà bong vỡ nhưng không có cách nào khác để làm mới.

Đó chính là nguyên nhân dẫn đến sự việc đau lòng như vừa qua tại Trường mầm non Krông Ana làm một cháu nhỏ phải nhập viện.

Thực tế này đặt ra yêu cầu phải nâng cấp. Để có thể nâng cấp được nhà vệ sinh cho khối mầm non thì phải đi liền với việc nâng cấp toàn bộ lớp học (lớp học mầm non được xây kèm với nhà vệ sinh) mà kinh phí dành cho việc này là rất lớn.

Hằng năm chúng tôi vẫn bố trí vốn để phục vụ công tác duy tu, bảo dưỡng, khắc phục tạm thời hệ thống nhà vệ sinh phục vụ các cháu nhỏ nhưng số lượng nhà vệ sinh được bố trí vốn nâng cấp hằng năm cũng không quá 30% số nhà vệ sinh toàn ngành hiện có.

* Hằng năm kinh phí rót cho ngành giáo dục Đắk Lắk được bao nhiêu?

- Mỗi năm bình quân chúng tôi được tỉnh bố trí từ 700-800 tỉ đồng kinh phí chi cho toàn ngành. Trong tổng kinh phí chi cho ngành giáo dục, mỗi năm được xây mới 10% trong tổng số các nhà vệ sinh với kinh phí từ 1,2-1,7 tỉ đồng, ngoài ra mỗi huyện còn được bố trí thêm 3 tỉ đồng phục vụ việc xây dựng các trường chuẩn quốc gia, trong việc xây dựng này cũng có phần kinh phí dành cho xây dựng cơ sở vật chất, nâng cấp nhà vệ sinh.

* Ông Kpă Y Khoa (phụ huynh có con đang theo học khối lớp 2 tại TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk): Chúng tôi rất lo lắng

Gia đình tôi thật sự rất lo lắng trước việc hệ thống một số phòng học xuống cấp rất nặng. Tường bị mục và bong vữa, nhiều lúc học sinh ngồi học gặp những ngày mưa kéo dài thì nước rỉ vào cả chỗ ngồi học.

Một số dãy phòng học ở trường của con tôi được đầu tư từ nhiều chục năm trước, tuổi thọ của công trình quá già, không thể đáp ứng độ an toàn. Các năm trước, mỗi lần họp phụ huynh nhà trường có nêu thực trạng, chúng tôi cũng chia sẻ khó khăn của nhà trường và đồng tình góp chi phí để phục vụ sửa sang gia cố lại những chỗ xuống cấp. Nhưng về lâu dài thì phải đầu tư mới, nhà trường đã có kiến nghị lên UBND TP Buôn Ma Thuột nhưng đến nay chưa thấy thay đổi.
THÁI BÁ DŨNG thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng trường học ngay ngắn, dạy học lành mạnh là phải ngăn chặn việc ép học sinh học thêm.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Liên quan vụ nhiều cô giáo mầm non về hưu ở huyện Tây Hòa (Phú Yên) khiếu nại nhiều tháng qua, Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên trả lời đã có hướng dẫn từ năm 2020.

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Chiều 16-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã gửi thông báo khẩn về chiêu lừa đảo mạo danh cán bộ tuyển sinh.

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, giáo dục nghề nghiệp là sự lựa chọn, không phải ép buộc; trường nghề không thể vì muốn có nhiều nguồn tuyển sinh hơn mà cản trở con đường học sinh học đại học bằng đề xuất 'siết' chuẩn.

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Đây là một trong những điều chỉnh tại dự thảo thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm

Sáng 16-5, Câu lạc bộ các trường thực hành sư phạm (ATTES) đã chính thức ra mắt tại hội trường B, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar