03/03/2014 12:15 GMT+7

Nhiều nguy cơ đe dọa người Việt khi dùng di động

PHONG VÂN
PHONG VÂN

TTO - Việt Nam nằm trong năm quốc gia có số người dùng bị mã độc cùng các hiểm họa trên thiết bị di động tấn công nhiều nhất thế giới trong năm 2013, bên cạnh Nga, Ấn Độ, Ukraine và Anh.

Phóng to
Khi thiết bị di động trở nên phổ biến trong thời đại hiện nay, nó đã trở thành là mục tiêu lớn cho tội phạm mạng - Ảnh minh họa: IBTimes

Đây là kết quả công bố từ cuộc nghiên cứu về Các mối đe dọa trên di động năm 2013 do Kaspersky Lab thực hiện. Theo bản báo cáo, 5 quốc gia có số lượng người dùng bị tấn công nhiều nhất trên môi trường di động lần lượt gồm: Nga (40%), Ấn Độ (8%), Việt Nam (4%), Ukraine (4%) và Anh Quốc (3%).

Đáng chú ý, con số gần 145.000 chương trình độc hại (malware) mới được phát hiện trong năm 2013, gấp 3 lần con số của năm 2012 (40.059 mẫu) cho thấy các nền tảng di động và sự bùng nổ của thiết bị di động gồm smartphone và tablet đã trở thành mục tiêu lớn của giới tội phạm. Tính đến tháng 1-2014, bộ tập hợp mã độc của Kaspersky Lab đã có 190.000 mẫu mã độc di động.

Hệ điều hành Android hiện có mặt trên gần 80% thiết bị di động đã thu hút đến 98,1% các mẫu mã độc di động. Xấp xỉ 4 triệu ứng dụng độc hại được tội phạm mạng sử dụng để phát tán mã độc trên các thiết bị Android. Ngoài ra, có tổng cộng 10 triệu ứng dụng Android độc hại đã được phát hiện trong hai năm 2012 và 2013.

  • |
Theo các chuyên gia từ Kaspersky Lab, mục tiêu chính của mã độc di động năm 2013 không gì ngoài tiền của nạn nhân.

Số lượng biến thể mã độc được thiết kế để lừa đảo, số lượng trộm thông tin thẻ ngân hàng và tiền từ tài khoản ngân hàng tăng gấp 20. Trong đó, 2.500 lây nhiễm được thực hiện bởi các Trojan ngân hàng đã bị chặn đứng.

Các Trojan ngân hàng là mã độc di động nguy hiểm nhất đối với người dùng hiện nay. Một vài Trojan đã được phát hiện trong năm 2013 hướng tới việc trộm tiền từ tài khoản ngân hàng hơn là từ tài khoản di động của nạn nhân, và xu hướng này đã dẫn đến những thiệt hại lớn cho người dùng toàn cầu.

Các lỗ hổng trong cấu trúc hệ điều hành Android và số lượng người dùng không ngừng gia tăng là một yếu tố quan trọng giải thích vì sao các Trojan ngân hàng cho Android chiếm đa số trong năm 2013. Đầu năm 2013 ghi nhận 67 Trojan ngân hàng, nhưng đến cuối năm con số đã lên đến 1.321 mẫu trong bộ tập hợp của Kaspersky Lab.

Phóng to
Các thông tin về mức tăng trưởng số lượng cũng như mức độ nguy hiểm của các loại mã độc, ứng dụng độc hại trên thiết bị di động theo các năm - Nguồn: Kaspersky Lab

Victor Chebeshev, Chuyên gia phân tích virus, Kaspersky Lab, nhận xét rằng: “Ngày nay, đa phần Trojan ngân hàng tấn công vào người dùng tại Nga. Tuy nhiên tình hình này sẽ không kéo dài lâu nữa, bọn tội phạm sẽ tiếp tục khai thác tài khoản ngân hàng, do đó sự hoạt động của Trojan ngân hàng trên di động sẽ trở nên mạnh mẽ ở các quốc gia khác trong năm 2014. Chúng ta đều biết đến Perkel, một Trojan Android đã tấn công các khách hàng của nhiều ngân hàng lớn tại Châu Âu, cũng như phần mềm độc hại từ Hàn Quốc là Wroba rất nổi tiếng.”

Chuyên gia từ Kaspersky Lab chia sẻ một số thông tin "Những con đường tinh vi dẫn đến túi tiền của bạn" để người dùng có ý thức cảnh giác khi sử dụng thiết bị di động:

  • Tội phạm đang đẩy mạnh sử dụng cách tạo ra những đoạn mã hết sức phức tạp để gây khó khăn cho việc phân tích (obfuscation). Các đoạn mã càng phức tạp bao nhiêu, thời gian tìm ra giải pháp chống lại mã độc càng lâu bấy nhiêu và càng nhiều tiền sẽ bị lấy cắp.
  • Phương pháp dùng để lây nhiễm một thiết bị di động bao gồm cả việc xâm nhập các trang hợp pháp và phát tán mã độc thông qua các cửa hàng ứng dụng mới cũng như các "mạng ma" (botnet) (các máy "ma" thường tự hoạt động bằng cách gửi đi những tin nhắn văn bản có chứa các liên kết độc hại đến các số điện thoại trong danh bạ điện thoại của nạn nhân).
  • Các lỗ hổng Android được tội phạm mạng dùng để tăng cường quyền (permission) của các ứng dụng độc hại, qua đó mở rộng khả năng của chúng và làm cho chúng trở nên rất khó loại bỏ ra khỏi thiết bị. Để qua mặt bước kiểm tra toàn bộ mã khi cài đặt một ứng dụng mới, lỗ hổng Master-key sẽ được sử dụng.

Cách duy nhất để loại trừ các lỗ hổng trên Android là cập nhật hệ điều hành từ nhà sản xuất. Nhưng nếu một mẫu điện thoại hay máy tính bảng được bán vào nhiều năm trước, thì chúng hầu như sẽ không được hỗ trợ bởi nhà sản xuất nữa. Và khi đó các gói cập nhật lỗ hổng sẽ không được cung cấp cho người dùng. Trong trường hợp này, chỉ còn lại một giải pháp là sử dụng phần mềm bảo mật dành cho di động.

PHONG VÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trump Mobile xóa thông tin về xuất xứ điện thoại T1 sau khi ra mắt

Trang web của Trump Mobile đã xóa bỏ thông tin xuất xứ, sau nhiều tranh cãi về việc điện thoại T1 được sản xuất tại Trung Quốc.

Trump Mobile xóa thông tin về xuất xứ điện thoại T1 sau khi ra mắt

Google Maps: Không cần hỏi mà vẫn biết đường đang đông

Bạn loay hoay giữa dòng kẹt xe, xem lại thì thấy Google Maps đã báo tắc đường từ mấy phút trước. Làm sao ứng dụng này biết trước tình hình giao thông, lại còn cập nhật gần như tức thì như vậy?

Google Maps: Không cần hỏi mà vẫn biết đường đang đông

Công nghệ AutoML: AI đang tự học cách làm... AI

AI giờ có thể tự tạo mô hình học máy nhờ AutoML, công nghệ giúp tự động hóa quá trình chọn thuật toán, huấn luyện và điều chỉnh.

Công nghệ AutoML: AI đang tự học cách làm... AI

Website 'biết tất' thông tin thiết bị bạn dùng, có đáng lo?

Chỉ cần truy cập, web đã biết bạn đang dùng thiết bị gì: máy tính hay điện thoại. Bằng cách nào mà nó biết điều đó?

Website 'biết tất' thông tin thiết bị bạn dùng, có đáng lo?

CapCut và điều khoản bị tranh cãi: Quyền dữ liệu thuộc về ai?

Thời gian qua rộ tin CapCut ‘âm thầm’ cập nhật điều khoản sử dụng để giữ lại video, âm thanh và hiệu ứng do người dùng tạo ra, ngay cả khi họ chưa từng chia sẻ.

CapCut và điều khoản bị tranh cãi: Quyền dữ liệu thuộc về ai?

Google ‘đọc vị’ bạn như thế nào mỗi lần tìm kiếm?

Chỉ cần bạn vừa gõ vài chữ cái đầu, Google đã hiện ra đúng điều bạn đang định tìm. Làm thế nào mà công cụ tìm kiếm này có thể ‘đọc' được suy nghĩ của bạn?

Google ‘đọc vị’ bạn như thế nào mỗi lần tìm kiếm?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar