01/09/2021 08:42 GMT+7

Nhiều nguồn xả thải uy hiếp nguồn nước TP.HCM

LÊ PHAN
LÊ PHAN

TTO - Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, theo thống kê năm 2019, TP.HCM có dân số 8,99 triệu người, tăng hơn 1,8 triệu người so với năm 2009, và có mật độ dân số cao nhất nước với 4.292 người/km².

Nhiều nguồn xả thải uy hiếp nguồn nước TP.HCM - Ảnh 1.

Theo dõi chất lượng nước đầu vào từ sông Sài Gòn tại Nhà máy xử lý nước Tân Hiệp, huyện Hóc Môn (TP.HCM) để sớm phát hiện các ô nhiễm, độ nhiễm mặn của nước - Ảnh: LÊ PHAN

Với sự phát triển không gian đô thị và hạ tầng kỹ thuật, quỹ đất cho xây dựng nhà ở, công trình phúc lợi... không theo kịp tốc độ gia tăng dân số khiến vấn đề ô nhiễm môi trường nước mặt của TP luôn được báo động.

Hiện trạng nguồn nước

Nguồn nước mặt sông Sài Gòn (quỹ dự trữ nước mặt chính của TP.HCM) đang chịu tác động từ các nguồn thải khác nhau như nguồn nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp. Nước thải đô thị cùng với nước mưa chảy tràn đổ vào sông theo hệ thống cống xả chung rồi đổ ra sông Sài Gòn - Đồng Nai đang khiến dòng sông hứng chịu một nguồn chất hữu cơ khổng lồ. Bên cạnh đó là nguồn phát thải từ các khu vực xung quanh như Bình Dương, Biên Hòa (Đồng Nai) theo hệ thống sông, kênh, rạch liên thông.

Ngoài ra, môi trường nước mặt còn bị tác động mạnh bởi việc khai thác sử dụng đất phần phía thượng lưu, phát triển thủy điện thủy lợi với sự hình thành hệ thống các hồ chứa, đập dâng và việc vận hành các hệ thống này.

Hoạt động sản xuất nông nghiệp sử dụng ngày càng nhiều phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, phát triển giao thông vận tải vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro và sự cố môi trường... hay nước rò rỉ từ các bãi rác chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải vào nguồn nước cũng góp phần vào việc "giết dần" các nguồn dự trữ nước mặt.

Nhận định về diễn biến nguồn nước sông Sài Gòn, ông Trần Duy Khang - giám đốc Nhà máy nước Tân Hiệp - cho biết nguồn nước tại con sông này không ổn định và chất lượng đang dần xấu đi. Vào mùa khô nước sông Sài Gòn bị nhiễm mặn, còn vào mùa mưa hàm lượng mangan và amonic rất cao. Tình trạng nhiễm mặn tại sông Sài Gòn năm 2020 đến sớm hơn mọi năm.

Nhiều giải pháp bảo vệ nguồn nước

Trước thực trạng trên, TP.HCM đã có nhiều giải pháp để cải tạo nguồn nước đối với các hệ thống kênh rạch chính của TP. Một trong các công trình có thể kể đến là công trình cải tạo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Hiện chức năng sinh học của hệ thống kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã được khôi phục, nước kênh trong, không còn mùi hôi, khả năng tiêu thoát nước tốt cùng với cảnh quan dọc kênh được cải thiện đã tạo nên một diện mạo mới cho cả khu vực.

Ngoài ra, TP cũng chú ý tới công tác xử lý nước thải và xây dựng nhà máy xử lý nước thải. Hiện tại, tất cả các khu công nghiệp ở TP.HCM được báo cáo là có các nhà máy xử lý nước thải tập trung có thể xử lý khoảng 240.000m3/ngày. Tổng lượng nước thải sinh hoạt của TP hiện được xử lý chỉ dưới 10% và chính quyền đang tích cực khai thác các cơ hội để mở rộng mạng lưới hiện có, nâng tỉ lệ xử lý nước thải đến 70% vào năm 2025 và 100% vào năm 2030.

Hiện nay, TP đang triển khai thực hiện theo Quy hoạch chung xây dựng TP.HCM năm 2025 về quy hoạch hệ thống thoát nước thải. TP sẽ sử dụng hệ thống cống chung cho khu vực nội thành hiện hữu (kết hợp sử dụng giếng tách dòng và hệ thống cống bao để tách và thu gom nước thải) và hệ thống thoát nước riêng cho các khu đô thị mới để phát triển hệ thống thu gom, xử lý nước thải theo từng cụm dân cư nhỏ.

Với việc phân vùng thoát nước thải thành 12 lưu vực thoát nước thải, trong đó khu vực nội thành cũ có 4 lưu vực, khu vực nội thành phát triển và ngoại thành (khu vực phát triển đô thị mới) có 8 lưu vực, TP đặt mục tiêu sẽ xử lý nước thải triệt để qua hệ thống 12 nhà máy xử lý nước thải tập trung. Đối với nước thải trong khu vực nằm ngoài các lưu vực được nêu trên sẽ được thu gom và xử lý theo từng khu vực có quy mô nhỏ.

Ngoài ra, theo Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (Sawaco), thời gian gần đây nước từ sông Sài Gòn có mức độ ô nhiễm tăng cao và thường xuyên chịu ảnh hưởng của hạn mặn vào mùa khô. Đặc biệt, hiện TP.HCM sử dụng nguồn nước thô từ hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai thông qua hai trạm bơm Hòa Phú và Hóa An để xử lý cung cấp lại nước sạch cho người dân TP.

Trước áp lực ô nhiễm gia tăng, đầu năm 2021 UBND TP.HCM đã phê duyệt Đề án cấp nước sạch giai đoạn 2020 - 2050 và chương trình cung cấp nước sạch, giảm khai thác nước ngầm giai đoạn 2020 - 2030, trong đó dự kiến dời điểm lấy nước thô trên sông Sài Gòn về thượng nguồn.

Theo dõi chất lượng nước đầu vào từ sông Sài Gòn tại Nhà máy xử lý nước Tân Hiệp, huyện Hóc Môn.

DAWACO đầu tư đồng bộ đảm bảo nguồn nước

TTO - Mọi năm, vào mùa hè, hạn mặn xâm nhập, TP Đà Nẵng xảy ra tình trạng nước yếu, nước thiếu. Năm nay nắng nóng kéo dài nhưng nước sinh hoạt, sản xuất được đảm bảo, theo lời ông Hồ Hương, tổng giám đốc Công ty cổ phần cấp nước Đà Nẵng (Dawaco).

LÊ PHAN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Đàm phán thuế tích cực, cố gắng kết thúc trong thời gian sớm nhất

Kết quả các vòng đàm phán vừa qua có dấu hiệu tích cực, hai bên có cơ hội trao đổi, cung cấp, chia sẻ thông tin, hoàn cảnh của nhau.

Thủ tướng: Đàm phán thuế tích cực, cố gắng kết thúc trong thời gian sớm nhất

Hàng nghìn người 'đội mưa' đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Ngày 23-5, hàng nghìn phật tử và người dân từ nhiều địa phương đã đổ về chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) để cung rước xá lợi Đức Phật.

Hàng nghìn người 'đội mưa' đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Nghe theo Google Maps, nữ sinh lớp 10 đi xe máy lạc tận thủy điện Rào Trăng

Trong lúc đi xe máy (50cc) đến nhà thăm bạn, nữ sinh lớp 10 đã đi theo Google Maps rồi đi lạc đường lên gần khu vực thủy điện Rào Trăng 4.

Nghe theo Google Maps, nữ sinh lớp 10 đi xe máy lạc tận thủy điện Rào Trăng

Tài xế ô tô mở cửa xe bất cẩn, hất văng tài xế xe ôm công nghệ ở Thủ Đức

Tài xế ô tô dừng ở lề đường Lương Định Của, phường An Phú, TP Thủ Đức (TP.HCM) nhưng không sát lề, sau đó mở cửa xe thiếu quan sát khiến một người đàn ông lái xe ôm công nghệ ngã xuống đường.

Tài xế ô tô mở cửa xe bất cẩn, hất văng tài xế xe ôm công nghệ ở Thủ Đức

Công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ biển và khu vực cửa sông Trà Cú

UBND tỉnh Trà Vinh quyết định công bố tình huống khẩn cấp sự cố sụp, lún công trình kè bảo vệ đoạn xung yếu bờ biển ở thị xã Duyên Hải, và tình huống khẩn cấp sự cố sạt lở khu vực cửa sông Trà Cú, huyện Trà Cú.

Công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ biển và khu vực  cửa sông Trà Cú

Cách đi nhà ga T3 Tân Sơn Nhất không bị 'lạc lối', nơi gửi xe, đón taxi...

Hiện nhiều người ra, vào nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, TP.HCM vẫn còn lóng ngóng đi nhầm lối, nhầm tầng, loay hoay không biết đi đường nào để gửi xe...

Cách đi nhà ga T3 Tân Sơn Nhất không bị 'lạc lối', nơi gửi xe, đón taxi...
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar