14/09/2014 09:49 GMT+7

​Nhiều doanh nghiệp nước ngoài rời bỏ Trung Quốc

ĐÔNG PHƯƠNG
ĐÔNG PHƯƠNG

TT - Nhiều công ty đa quốc gia đang tìm cách đưa nhân sự lẫn trụ sở tại châu Á ra khỏi Trung Quốc và hướng tầm nhìn đến các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Singapore.

Khách tham quan chụp hình các bộ phận của mẫu xe Buick trưng bày ở triển lãm xe hơi quốc tế Bắc Kinh vào tháng 4-2014. Doanh nghiệp nước ngoài rất sợ nạn ăn cắp bản quyền tại Trung Quốc - Ảnh: AFP

Theo New York Times, ô nhiễm không khí, các quy định bảo hộ sở hữu trí tuệ kém, chính sách bảo trợ hàng nội địa Trung Quốc... là nguyên nhân chính khiến nhiều tập đoàn đa quốc gia lần lượt rời bỏ Trung Quốc.

Tháo chạy

Đầu tư nước ngoài sụt giảm

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường phủ nhận chiến dịch chống độc quyền là chủ ý nhắm vào các doanh nghiệp nước ngoài.

Theo ông Lý, các công ty nước ngoài chỉ chiếm 10% trong tổng số các doanh nghiệp vi phạm luật chống độc quyền tại Trung Quốc.

Tuy nhiên, các giải thích của thủ tướng Trung Quốc không thuyết phục được nhiều công ty nước ngoài.

Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng 7-2014 giảm gần 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong bảy tháng đầu năm 2014, đầu tư từ Nhật Bản giảm 45,4% xuống còn 2,83 tỉ USD, từ Liên minh châu Âu (EU) giảm 17,5% xuống còn 3,83 tỉ USD và Mỹ giảm 17,4% xuống còn 1,81 tỉ USD.

Dù vậy, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Thẩm Đan Dương phủ nhận các chiến dịch chống độc quyền là nguyên do khiến dòng vốn đầu tư trực tiếp đổ vào Trung Quốc giảm mạnh.

Theo New York Times, hồi tháng 8-2014, General Motors đã chuyển bộ phận quốc tế của tập đoàn này sang Singapore.

Theo sau General Motors, Công ty nông nghiệp Archer Daniels Midland, Tập đoàn IBM... cũng tiến hành các bước tương tự nhằm đưa nhân sự và cơ sở hạ tầng ra khỏi Trung Quốc.

Các công ty đa quốc gia bắt đầu chú ý đến Đông Nam Á, khu vực cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ sau khủng hoảng kinh tế châu Á.

Cựu phó thủ tướng Đức gốc Việt Philipp Roesler, hiện đang là giám đốc của Diễn đàn kinh tế thế giới Davos, cũng cho biết ngày càng có nhiều công ty muốn đưa các trụ sở ra khỏi Trung Quốc đại lục và hướng đến Đông Nam Á.

Tập đoàn Archer Daniels Midland đã xây dựng một đội ngũ lớn ở Thượng Hải và mua lại các nhà máy nông nghiệp của Trung Quốc. Hiện tại ưu tiên hàng đầu của công ty này tại châu Á là phát triển mô hình tương tự tại các thị trường đang lên như Indonesia và Việt Nam.

Theo New York Times, nhiều công ty Mỹ từng đổ xô mở trụ sở ở Thượng Hải cách đây một thập kỷ nay đang cảm thấy đó là một quyết định sai lầm.

Họ đối phó với Chính phủ Trung Quốc bằng cách chuyển trụ sở khu vực châu Á sang nước khác, mà điểm đến lý tưởng nhất là Singapore.

Singapore chỉ cách Jakarta (thủ đô Indonesia) và TP.HCM của Việt Nam - hai nền kinh tế tiềm năng - hai giờ bay.

Hơn nữa luật thuế ở Singapore tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh quốc tế, cũng như việc giải quyết tranh chấp phát sinh trong thương mại quốc tế.

“Các công ty nước ngoài đưa trụ sở về Singapore là do họ thấy nhiều cơ hội ở các nước đang phát triển khác ngoài Trung Quốc” - Keat Chuan Yeoh, giám đốc Hội đồng phát triển kinh tế Singapore, cho biết.

Nhiều trở ngại tại Trung Quốc

Các công ty phương Tây cho biết việc thuyết phục các nhà quản lý tài năng làm việc tại Singapore dễ hơn rất nhiều so với việc yêu cầu họ đến Thượng Hải - nơi thường hay bị ảnh hưởng bởi các đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng.

Hơn nữa, sự căng thẳng chính trị, thương mại với các nước mà Bắc Kinh tạo ra từ các tuyên bố chủ quyền vô lý trên biển Đông cũng là nguyên do khiến các công ty nước ngoài lo ngại đặt trụ sở khu vực châu Á tại Trung Quốc.

Theo các chuyên gia, mặc dù việc dịch chuyển nhân sự và trụ sở ra khỏi Trung Quốc hiện tại chưa rầm rộ, nhưng đây vẫn là một tín hiệu cho thấy các công ty đa quốc gia đang hướng tầm nhìn về các nước Đông Nam Á.

Nhiều công ty đa quốc gia cũng thấp thỏm khi chính quyền Bắc Kinh phát động cuộc chiến chống độc quyền nhằm vào ngành dược, công nghệ, sản xuất ôtô, sữa bột trẻ em...

Không chỉ đối mặt với các mức phạt từ hàng triệu USD đến vài chục triệu USD, các tập đoàn này còn vô cùng lo lắng khi đứng trước nguy cơ lộ bí mật kinh doanh.

Cơ quan điều tra Trung Quốc gây bức xúc cho các tập đoàn nước ngoài khi sao chép một lượng lớn các ổ cứng của công ty và liên tục thẩm vấn các nhân viên của công ty.

Theo AFP, Mercedes-Benz cho biết các nhân viên điều tra chống độc quyền của Trung Quốc xông vào văn phòng Mercedes-Benz ở Thượng Hải, chất vấn nhân viên và kiểm tra máy tính của văn phòng này. Các dữ liệu kinh doanh của công ty này cũng bị khai thác triệt để.

Báo New York Times dẫn lời tổng giám đốc của một tập đoàn nước ngoài cho biết nhiều công ty nhận thấy nếu họ đặt trụ sở khu vực châu Á tại Trung Quốc, các bí mật công nghệ của họ có thể bị đánh cắp và các sáng chế của họ sẽ bị khai thác.

ĐÔNG PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Siêu cảnh sát’ chống ma túy cùng vợ bị tòa tuyên bồi thường số tiền khủng

Cựu Bộ trưởng An ninh Mexico Genaro Garcia Luna và vợ vừa bị tòa án Mỹ tuyên phạt bồi thường hơn 2,4 tỉ USD cho chính phủ Mexico, vì liên quan đến tham nhũng và tiếp tay cho các băng đảng ma túy.

'Siêu cảnh sát’ chống ma túy cùng vợ bị tòa tuyên bồi thường số tiền khủng

Tin tức thế giới 23-5: Harvard bị chặn tuyển sinh quốc tế; Nga bác tin đàm phán hòa bình tại Vatican

G7 cảnh báo áp thêm trừng phạt nếu Nga không ngừng bắn; Nghi phạm sát hại 2 nhân viên đại sứ quán Israel tại Washington vì động cơ Gaza.

Tin tức thế giới 23-5: Harvard bị chặn tuyển sinh quốc tế; Nga bác tin đàm phán hòa bình tại Vatican

Ông Putin công bố quyết định tạo vùng đệm dọc biên giới Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi đây là một 'vùng đệm an ninh cần thiết' dọc biên giới với Ukraine.

Ông Putin công bố quyết định tạo vùng đệm dọc biên giới Ukraine

Rộ tin Israel chuẩn bị tấn công cơ sở hạt nhân, Iran cảnh báo 'phản ứng tàn khốc'

Iran phản ứng sau khi Đài CNN tiết lộ thông tin tình báo Israel chuẩn bị tấn công các cơ sở hạt nhân của Tehran, ngay cả khi chính quyền ông Trump đang đàm phán hạt nhân với Iran.

Rộ tin Israel chuẩn bị tấn công cơ sở hạt nhân, Iran cảnh báo 'phản ứng tàn khốc'

Tòa án Thái Lan buộc cựu thủ tướng Yingluck bồi thường 300 triệu USD

Cựu thủ tướng Yingluck bị buộc bồi thường cho các khoản lỗ của chương trình trợ giá gạo của chính phủ Thái Lan khi bà cầm quyền.

Tòa án Thái Lan buộc cựu thủ tướng Yingluck bồi thường 300 triệu USD

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' 1.100 trang về giảm thuế và chi tiêu

Hạ viện Mỹ do Đảng Cộng hòa kiểm soát đã thông qua dự luật chi tiêu và cải cách thuế (tax) quy mô lớn với chỉ một phiếu chênh lệch.

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' 1.100 trang về giảm thuế và chi tiêu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar