21/02/2017 10:57 GMT+7

Nhiều doanh nghiệp muốn trực thuộc bộ để 'xin cơ chế'

NG. AN
NG. AN

TTO - Chỉ khoảng 1% vốn nhà nước được chuyển giao về SCIC. Còn khoảng 234 doanh nghiệp thuộc diện phải bàn giao nhưng vẫn bị trì hoãn, chưa chuyển giao từ các bộ, ngành, địa phương về Tổng công ty đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).

Nhiều doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định phải chuyển về SCIC nhưng hiện vẫn nằm lại các bộ, ngành, địa phương. Ảnh tư liệu Tuổi trẻ

Đó là các nội dung được đưa ra tại Hội thảo chuyển giao doanh nghiệp về SCIC: thực trạng, vướng mắc và hướng xử lý do Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế trung ương (Ciem) tổ chức sáng 21-2.

Mới 1% vốn nhà nước được chuyển giao

Theo SCIC, đến nay tổng công ty này đã tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại hơn 1.000 doanh nghiệp, với tổng giá trị vốn nhà nước tiếp nhận hơn 9.900 tỉ đồng (giá thị trường là 15.000 tỉ đồng), chỉ bằng khoảng gần 1% tổng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Qua hơn 10 năm hoạt động, với vốn tiếp nhận khoảng 15.000 tỉ đồng, nhưng SCIC nêu trong 10 năm đã thu cổ tức được 25.700 tỉ đồng; thu lãi bán vốn được 19.400 tỉ đồng và số vốn còn lại theo thị trường là khoảng 99.000 tỉ đồng.

Như vậy, tổng cộng giá trị là khoảng 144.000 tỉ đồng, gấp gần 10 lần so với số vốn tiếp nhận theo giá thị trường.

Mặc dù việc chuyển giao vốn về SCIC mang lại hiệu quả, song theo đánh giá của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (Ciem), đến nay vẫn còn tới 234 doanh nghiệp thuộc diện chuyển giao nhưng chưa được chuyển giao về SCIC. Tuy nhiên, đây chưa phải là con số cuối cùng khi còn nhiều doanh nghiệp chưa chuyển giao vốn về SCIC. 

Vì lợi ích cục bộ, muốn xin cơ chế?

Nguyên nhân được Ciem chỉ ra, là do các bộ ngành và địa phương chưa tích cực thực hiện, thậm chí là trì hoãn việc chuyển giao, còn SCIC thì không muốn tiếp nhận doanh nghiệp khó khăn. Trong khi đó, quy định đã nhưng lại chưa rõ trách nhiệm xử lý với những đơn vị chậm chuyển giao vốn.

Theo đại diện của Bộ Công Thương, bên cạnh những khó khăn liên quan đến các quy định pháp lý trong việc chuyển giao vốn Nhà nước về SCIC, vẫn còn tâm lý các đơn vị “ngại chuyển giao” do đã quen việc quản lý trực thuộc Bộ, ngành. Dẫn tới “lâu nay doanh nghiệp nhà nước trì trệ quản lý, ho ngại thay đổi tư duy, quen là chạy lên Bộ” – đại diện Bộ Công Thương thừa nhận.

TS. Nguyễn Đình Cung, viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (Ciem) cũng nhìn nhận, trong khi các quy định pháp luật liên quan còn chồng chéo, dẫn tới mỗi nơi áp dụng một kiểu, thì việc doanh nghiệp vẫn muốn trực thuộc bộ, ngành để “xin cơ chế”. Việc phải bàn giao vốn về SCIC khiến cho doanh nghiệp không còn quan hệ thân hữu để được hưởng lợi.

“Các doanh nghiệp vẫn muốn thuộc Bộ. Trường hợp này sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp nhưng chưa chắc đã mang lại lợi ích chung, bởi sẽ có xung đột và mâu thuẫn lợi ích trong cơ chế, nên cần phải tháo gỡ vấn đề này” – ông Cung khuyến nghị.

NG. AN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Công ty gánh lỗ lũy kế vài trăm tỉ, chủ tịch xin từ chức vì lý do sức khỏe

Ông Nguyễn Văn Hợp, chủ tịch HĐQT Haforexim (sinh năm 1957), cho biết lý do rút lui khỏi công ty vì sức khỏe không đảm bảo.

Công ty gánh lỗ lũy kế vài trăm tỉ, chủ tịch xin từ chức vì lý do sức khỏe

Cầu Rạch Miễu 2 rút ngắn tiến độ được 6 tháng, giảm 50% chi phí

Cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp - Vĩnh Long nhờ tự chủ được công nghệ, thiết kế, máy móc thiết bị thi công nên đã tiết kiệm được khoảng 50%, tổng vốn đầu tư chỉ hơn 6.810 tỉ đồng.

Cầu Rạch Miễu 2 rút ngắn tiến độ được 6 tháng, giảm 50% chi phí

Bất hợp lý tiền đất bổ sung: Đừng để 'quýt làm cam chịu'

Các hiệp hội và doanh nghiệp kiến nghị cần bãi bỏ hoàn toàn quy định truy thu tiền đất bổ sung trong trường hợp lỗi thuộc về cơ quan nhà nước.

Bất hợp lý tiền đất bổ sung: Đừng để 'quýt làm cam chịu'

Tin tặc bất ngờ tấn công mạnh vào nhà máy, công trình xây dựng

Các vụ tấn công vào máy tính được sử dụng trong hệ thống điều khiển công nghiệp tại các công trình xây dựng và nhà máy, đang gia tăng mạnh.

Tin tặc bất ngờ tấn công mạnh vào nhà máy, công trình xây dựng

Khai phá sức mua của 'siêu đô thị' TP.HCM

Sở Công Thương TP.HCM và báo Tuổi Trẻ đã tổ chức tọa đàm 'Không gian phát triển TP.HCM - động lực từ xây dựng chuỗi cung ứng và bán lẻ'.

Khai phá sức mua của 'siêu đô thị' TP.HCM

3 phó chủ tịch tỉnh Khánh Hòa dẫn đầu 3 tổ công tác giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp

UBND tỉnh Khánh Hòa lập 3 tổ công tác theo dõi, chỉ đạo giải quyết các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế.

3 phó chủ tịch tỉnh Khánh Hòa dẫn đầu 3 tổ công tác giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar