04/02/2025 16:27 GMT+7

Nhiều chiêu hay để con vượt 'áp lực' đi học sau Tết

Nhiều trẻ mè nheo, quấy khóc không chịu đi học sau Tết. Ba mẹ nên phớt lờ hay đồng hành cùng con?

Nhiều chiêu hay để con vượt 'áp lực' đi học sau Tết - Ảnh 1.

Các cô giáo Trường mầm non Ngọc Lan đưa trẻ đi dạo công viên, tham quan những hoạt động trải nghiệm Tết ngày đầu trở lại trường - Ảnh: T.H.

Chuyên gia và các giáo viên gợi ý cách xử trí nhẹ nhàng, hiệu quả để giúp con vượt "áp lực" đi học sau Tết.

Bình thường nhưng đừng xem thường

Sau Tết, nhiều phụ huynh than phiền con mè nheo, khóc lóc khi trở lại trường.

Tiến sĩ Lê Thị Ngọc Lan, giảng viên khoa tâm lý - giáo dục, Trường đại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng), cho biết việc trẻ không muốn quay lại trường sau kỳ nghỉ Tết là phản ứng bình thường, bởi vì trong suốt kỳ nghỉ dài, trẻ quen với nhịp sống thoải mái, được vui chơi và gần gũi gia đình. Do đó khi trở lại trường, trẻ cần thời gian để thích nghi trở lại, đặc biệt là trẻ mầm non và tiểu học.

Trẻ có thể quấy khóc, phản kháng khi đi học lại, nhưng ba mẹ không cần quá lo lắng. Thường chỉ sau 1-2 ngày, trẻ sẽ quen lại với trường lớp. Theo tiến sĩ Lan, thay vì ép buộc, nổi nóng hay phớt lờ cảm xúc của con, ba mẹ nên thấu hiểu, đồng hành để giúp con trở lại nhịp học một cách nhẹ nhàng.

Trước ngày đến lớp, ba mẹ có thể trò chuyện về những điều vui vẻ ở trường hoặc dẫn con ghé trường để làm quen lại không gian. Ngoài ra, việc điều chỉnh lại nhịp sinh hoạt, cho con ngủ sớm, ăn uống đúng giờ như khi đi học… cũng rất quan trọng.

Những ngày đầu quay lại trường, ba mẹ có thể đưa con đến lớp sớm hơn, cho con chơi ở công viên gần đó, nán lại một chút trước khi rời đi sẽ giúp con cảm thấy an tâm, không bị bỏ rơi.

Trường hợp trẻ quá sợ hãi, thậm chí là hoảng loạn, có thể cho con đi học ngắn giờ rồi tăng dần, thậm chí có thể về nhà sớm và thử lại vào hôm sau với thời gian tăng lên.

Với trẻ lớn hơn, ba mẹ cần lắng nghe những lo lắng của con, hỗ trợ con hoàn thành bài tập hoặc trao đổi với giáo viên để cùng tạo điều kiện giúp con sớm thích nghi.

"Ba mẹ không nên phớt lờ, mặc kệ các cảm xúc tiêu cực của con bởi có thể khiến trẻ ấm ức, tủi thân, ảnh hưởng đến sự phát triển cảm xúc và tâm lý về sau.

Điều quan trọng nhất là cha mẹ cần bình tĩnh, thấu hiểu, chia sẻ, lắng nghe, hỗ trợ để trẻ trở lại trường trong tâm thế thoải mái, không áp lực", tiến sĩ Lan cho hay.

Giáo viên có nhiều "chiêu" hay

Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, cô Lê Quang Nam Trân, quản lý kiêm giáo viên nhóm trẻ Trẻ Thơ (quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng), chia sẻ rằng ba mẹ cần động viên và giúp trẻ hiểu việc đến trường là cần thiết sau kỳ nghỉ Tết.

"Ba mẹ không nên nói dối trẻ rằng chỉ chở đi chơi, đi siêu thị hay mua quà rồi bất ngờ đưa đến trường. Giáo viên cũng cần tạo ra một không gian an toàn, nơi trẻ có thể thoải mái bộc lộ cảm xúc, bởi rời xa vòng tay mẹ - nơi mang lại cảm giác an toàn nhất - là một thử thách lớn với trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, giúp trẻ trở lại nếp học không quá khó đối với giáo viên mầm non. Với trẻ từ 4-5 tuổi, các bé thường háo hức khi được gặp lại cô giáo và bạn bè. Trong khi đó với trẻ từ 18 tháng đến 3 tuổi, ngoài việc ba mẹ cần chuẩn bị tâm lý trước, giáo viên cũng nên sắp xếp lớp học với những đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn để thu hút trẻ.

Quan trọng nhất vẫn là sự bao dung, nhẹ nhàng và ân cần như một người mẹ hiền, giúp trẻ cảm thấy an toàn và sớm thích nghi với nhịp học thường ngày", cô Trân chia sẻ.

Cô Ngô Thị Thùy Dương, giáo viên lớp Lớn 3, Trường mầm non Ngọc Lan (quận Hải Châu, Đà Nẵng), cho biết trước khi nghỉ Tết, giáo viên đã hẹn ngày gặp lại đầu năm và chuẩn bị những phong bao lì xì để tặng các bé.

Trong thời gian nghỉ, các cô cũng chia sẻ hình ảnh, lời chúc Tết vào nhóm Zalo phụ huynh, giúp ba mẹ kết nối với con, tạo sự gắn kết giữa trường học và gia đình, để trẻ không cảm thấy xa lạ khi quay lại lớp.

"Ngày đầu trở lại trường, các bé được tham quan công viên và trải nghiệm các hoạt động Tết gần trường để tạo hứng thú, giúp trẻ dễ dàng thích nghi sau kỳ nghỉ dài.

Giáo viên cũng thường xuyên trò chuyện, hỏi han về những hoạt động Tết của bé cùng gia đình, giúp trẻ cảm thấy gần gũi và hào hứng hơn khi trở lại trường", cô Dương chia sẻ.

Bài học yêu thương từ tiền lì xì

Những phong bao lì xì không chỉ mang đến niềm vui cho trẻ trong ngày Tết mà còn có thể dạy các em những bài học quý giá về tình yêu thương, sự sẻ chia và cách quản lý tài chính.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tin tức sáng 12-5: Đề xuất các điểm mới sửa Luật Giáo dục, có quy định miễn học phí

Tin tức đáng chú ý: Đề xuất các điểm mới sửa Luật Giáo dục, có quy định miễn học phí, bỏ bằng tốt nghiệp THCS; TP.HCM tri ân những người "âm thầm" phục vụ sức khỏe người dân...

Tin tức sáng 12-5: Đề xuất các điểm mới sửa Luật Giáo dục, có quy định miễn học phí

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Vụ lộ đề thi học kỳ ở Bình Phước, nhà trường báo cáo quy trình làm đề

Liên quan vụ “Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại”, nhà trường đã có báo cáo và đang tiếp tục rà soát nguyên nhân vụ việc.

Vụ lộ đề thi học kỳ ở Bình Phước, nhà trường báo cáo quy trình làm đề

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Sáng 11-5, khoảng 10.000 học sinh, sinh viên ở Hà Nội đã tham dự ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp thủ đô với thị trường lao động.

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

680 học sinh THCS vào vòng chung kết giải Lê Quý Đôn tranh tài trong vai trò của những người lính trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Trong công điện của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành có nội dung chỉ đạo về việc nghỉ hè, hoạt động hè năm 2025 của trẻ em, học sinh.

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar