17/03/2025 09:08 GMT+7

Nhiều chị em không thể làm ‘chuyện ấy’ vì ‘sợ đau’, khắc phục thế nào?

Dù đã kết hôn nhiều năm, nhưng nhiều chị em không thể làm “chuyện ấy” với chồng vì cảm giác đau. Thậm chí không ít chị em đổ vỡ hôn nhân vì nghĩ rằng “mình khác thường, không làm được điều mà bao phụ nữ khác vẫn làm được”.

Nhiều chị em không thể làm ‘chuyện ấy’ với chồng vì ‘sợ đau’ - Ảnh 1.

Bác sĩ Phạm Minh Ngọc tư vấn bệnh nhân nữ - Ảnh: T.HAO

Đây không phải là tình trạng hiếm gặp, thế nhưng vì e ngại nên nhiều chị em không chia sẻ, không đến cơ sở y tế thăm khám.

Sợ đau nên không dám gần chồng

Chị H.H.L. (24 tuổi, kết hôn 2 năm) đến Trung tâm Y học giới tính Hà Nội khám với các triệu chứng đau rát âm đạo và sợ hãi khi quan hệ tình dục.

Chị L. chia sẻ buổi đầu tiên khi quan hệ với chồng đã thấy đau và khó chịu vô cùng. "Lúc đó mình cứ nghĩ rằng đau do lần đầu tiên quan hệ và chưa có kinh nghiệm. Thế nhưng sau đó dù đã cố gắng thử rất nhiều lần cũng không thành công, lúc đó mình bắt đầu thấy hoang mang.

Tình trạng này ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn khi cảm giác đau xuất hiện ngày càng nhiều, mình cảm thấy sợ hãi mỗi khi nghĩ đến việc quan hệ tình dục. Lâu dần vợ chồng lạnh nhạt và không thể làm "chuyện ấy" trong thời gian dài", chị L. nói.

Bác sĩ Phạm Minh Ngọc, phó giám đốc Trung tâm Y học giới tính Hà Nội cho biết trong 1 tháng qua, trung tâm đã tiếp nhận 7 trường hợp cặp vợ chồng đến thăm khám với tình trạng không thể làm chuyện ấy trong nhiều năm như chị L..

"Nguyên nhân là người vợ xuất hiện cảm giác đau ngay khi bắt đầu quan hệ, và thậm chí chỉ cần nghĩ đến chuyện gần gũi nhau là bắt đầu cảm thấy sợ hãi và ám ảnh", bác sĩ Ngọc nói.

Tình trạng này không chỉ có ở cô gái trẻ vừa kết hôn mà cả chị em đã có nhiều năm chung sống với chồng nhưng vẫn không thể làm "chuyện ấy".

Điểm chung của họ khi đến thăm khám là xuất hiện 3 triệu chứng chính là đau khi quan hệ, sợ trước khi "gần gũi" chồng và co cơ vùng sinh dục ngoài ý muốn.

Bác sĩ Ngọc giải thích co cơ là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi cảm thấy đau hoặc khó chịu. Bệnh nhân thường có xu hướng khép chặt hai đầu gối, ngay cả khi ở nhà, như một cách để bảo vệ bản thân.

Nỗi sợ hãi cứ thế theo thời gian dài, có khi lại trở thành nỗi ám ảnh. Tim đập nhanh, hồi hộp, vã mồ hôi... là những biểu hiện thường thấy trước mỗi lần "gần gũi" của không ít trường hợp.

"Có bệnh nhân chỉ cần chạm nhẹ vào vùng âm hộ đã cảm thấy đau nhói, có người lại chỉ thấy tức tức, khó chịu hoặc nhột nhột. Mỗi người một biểu hiện, một mức độ, nhưng đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuyện chăn gối vợ chồng, đặc biệt là chất lượng cuộc sống hôn nhân", bác sĩ Ngọc chia sẻ thêm.

Sau khi tiếp nhận và thăm khám, các bác sĩ trung tâm nhận định chị L. và các bệnh nhân đều mắc chung một rối loạn tình dục nữ, đó chính là bệnh lý "co thắt âm đạo".

Bệnh có thể điều trị được không?

Theo bác sĩ Ngọc, co thắt âm đạo là tình trạng co thắt các cơ vùng chậu sinh dục ngoài ý muốn người bệnh, ngăn cản mọi động thái đưa vào âm đạo. Nguyên nhân chủ yếu do tâm lý, ngoài ra còn có thể do nguyên nhân nội tiết, chấn thương, phẫu thuật…

Một số trường hợp khác là có thể do người bệnh bị ám ảnh bởi trải nghiệm tình dục lần đầu quá thô bạo dẫn đến tâm lý sợ hãi cho những lần quan hệ tình dục về sau. Co thắt âm đạo có thể xảy ra ở bất kỳ phụ nữ nào, không phân biệt tuổi tác hay thời gian kết hôn.

Bác sĩ Ngọc cho biết với hội chứng co thắt âm đạo hiện có 4 phương pháp chính thường được áp dụng điều trị đó là tâm lý trị liệu, tình dục liệu pháp, dược lý và phẫu thuật.

Trong đó, 2 phương pháp chính để điều trị đó là tâm lý trị liệu và tình dục liệu pháp với hiệu quả thành công khá cao lên tới 90%, sau 4-6 phiên trị liệu.

Bác sĩ Ngọc cho hay như trường hợp chị L. trong quá trình trị liệu, chị được bác sĩ và điều dưỡng nữ hướng dẫn các bài tập thư giãn cơ âm đạo, liệu pháp nhận thức hành vi để kiểm soát nỗi sợ hãi, kết hợp giải mẫn cảm sinh dục và nong âm đạo.

"Kết quả là sau 6 buổi trị liệu, bệnh nhân đã có những cải thiện đáng kể như không còn đau rát, sợ hãi khi quan hệ tình dục, cơ âm đạo không xuất hiện tình trạng co cơ mất kiểm soát. Bệnh nhân đã điều chỉnh được cảm xúc và "nhập cuộc yêu" một cách thoải mái với chồng", bác sĩ Ngọc cho hay.

Bác sĩ Ngọc cho biết thêm tâm lý trị liệu giúp bệnh nhân giải tỏa những lo lắng, sợ hãi, còn tình dục liệu pháp giúp bệnh nhân học cách kiểm soát cơ âm đạo và huấn luyện tăng ngưỡng cảm giác thần kinh khi quan hệ gây đau.

Co thắt âm đạo không phải là một căn bệnh hiếm gặp, nhưng nhiều phụ nữ còn e ngại, xấu hổ nên không dám đi khám, điều này khiến bệnh tình ngày càng nặng hơn, ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân. Việc thăm khám và điều trị sớm sẽ giúp chị em lấy lại được sự thoải mái, tự tin và nâng cao chất lượng hạnh phúc gia đình.

Quan hệ tình dục không an toàn bao lâu thì nên xét nghiệm?

Việc xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục đúng thời điểm sẽ tránh nhận kết quả âm tính giả, tránh nguy cơ làm bỏ sót bệnh dẫn đến xuất hiện biến chứng do không điều trị kịp thời và làm lây lan bệnh.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Nhiều người dù nghi ngờ mình bị đột quỵ nhưng vẫn chần chừ, chờ triệu chứng tự hết hoặc làm theo 'mẹo dân gian', dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng.

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Lại phát hiện ca mắc giun rồng ở Phú Thọ

Người đàn ông 47 tuổi nổi các đường ngoằn ngoèo dưới da, bác sĩ phát hiện nhiễm giun rồng - loại ký sinh trùng hiếm gặp dài hàng mét, được ghi nhận là ca thứ 26 công bố tại Việt Nam.

Lại phát hiện ca mắc giun rồng ở Phú Thọ

Lòng se điếu và chút se lòng

Vụ việc lòng se điếu không phải là hiện tượng cá biệt. Nó chỉ là phần nổi của tảng băng trôi trong công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay.

Lòng se điếu và chút se lòng

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Gù vẹo cột sống là bệnh lý phổ biến ở trẻ với tỉ lệ mắc 0,5 - 1% dân số. Nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân hoặc xuất phát từ yếu tố bẩm sinh, bệnh lý thần kinh - cơ hoặc thói quen sinh hoạt sai tư thế kéo dài.

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Nghịch dây rút quần, bé trai 5 tuổi tự ‘thắt cổ’ mình

Bé trai 5 tuổi (ở huyện Thường Tín, Hà Nội) nghịch dây rút quần rồi tự 'thắt cổ', treo mình trên dây mắc màn.

Nghịch dây rút quần, bé trai 5 tuổi tự ‘thắt cổ’ mình

Liên tiếp các vụ hành hung nhân viên y tế: Cách nào ngăn nạn bạo hành 'blouse trắng'?

Chỉ trong thời gian ngắn đã liên tiếp xảy ra những vụ việc hành hung nhân viên y tế gây phẫn nộ. Điểm chung của những vụ việc đều xảy ra ở phòng cấp cứu - nơi bác sĩ chiến đấu để giành giật sự sống cho bệnh nhân.

Liên tiếp các vụ hành hung nhân viên y tế: Cách nào ngăn nạn bạo hành 'blouse trắng'?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar