28/03/2023 09:08 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nhiễm cúm A/H1N1 và A/H5N1 khác nhau thế nào?

Cùng nhiễm cúm, nhóm học sinh ở TP.HCM nhiễm cúm A/H1N1 thì nhanh khỏi, còn người nhiễm cúm A/H5N1 ở Campuchia đã tử vong vào cuối tháng 2. Nhiều người còn nhầm lẫn hoặc chưa rõ độc lực giữa các chủng cúm A này thế nào?

Nhiễm cúm A/H1N1 và A/H5N1 khác nhau thế nào? - Ảnh 1.

Khác với nhiễm cúm A/H1N1 có các triệu chứng như cảm sốt thông thường và thường sẽ tự khỏi sau 1 tuần, thì người nhiễm cúm A/H5N1 nhanh chuyển biến nặng và phải cách ly như bệnh COVID-19 - Ảnh: XUÂN MAI

Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong - trưởng khoa nhiễm D Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM - cho biết nhiễm cúm A là tình trạng nhiễm siêu vi với nhiều chủng khác nhau. Trong đó chủng H5N1 có độc lực cao nhất, với nguồn lây chủ yếu từ động vật hoang dã, gia súc, gia cầm.

Dù bệnh nhân được phát hiện và điều trị tích cực thì tình trạng bệnh diễn tiến xấu rất nhanh. Thường người nhiễm chủng này sẽ có biểu hiện viêm phổi, suy hô hấp, phải đặt nội khí quản, thậm chí chạy ECMO, với tỉ lệ tử vong khá cao với 50%.

Bác sĩ Phong cho biết thêm, hằng năm bệnh viện thường xuyên tiếp nhận điều trị những ca mắc bệnh cúm A thông thường, trong đó nhiều nhất là cúm A/H1N1. Riêng cúm A/H5N1, từ năm 2019 đến nay chưa tiếp nhận thêm ca nào.

Để phòng bệnh cúm A/H5N1, bác sĩ Phong khuyến cáo người dân cần phối hợp với các cơ quan chức năng để phát hiện sớm và tiêu hủy những đàn gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc hay chết không rõ nguyên nhân. Tuyệt đối không giết mổ, vận chuyển, mua bán, sử dụng gia cầm và sản phẩm gia cầm này.

Nhiễm cúm A/H1N1 và A/H5N1 khác nhau thế nào? - Ảnh 2.

Bệnh cúm A/H1N1 rất dễ lây lan ở nơi đông người, nhưng đa phần nhẹ và sẽ tự khỏi - Ảnh: XUÂN MAI

Còn với cúm A/H1N1, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho hay là một trong những tác nhân phổ biến nhất gây bệnh cúm mùa trên thế giới. Bệnh lây từ người sang người, nhất là đường hô hấp, với biểu hiện lâm sàng khá nhẹ như sốt, mệt mỏi hoặc các biểu hiện của viêm đường hô hấp.

Hầu hết người mắc bệnh này đều lành tính, tự khỏi sau vài ngày mắc bệnh. Còn người lớn tuổi, thai phụ, người có bệnh lý nền, bệnh lý mãn tính... thì có nguy cơ chuyển biến nặng hơn.

Để kiểm soát lây nhiễm, HCDC đề nghị thực hiện nghiêm các quy định kiểm soát dịch bệnh trong trường học và mỗi người dân cần chú ý vệ sinh cá nhân. 

Đối với người có triệu chứng, cần đeo khẩu trang ở nơi đông người, hạn chế tiếp xúc với người khác. Hiện biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất là tiêm vắc xin phòng bệnh cúm hằng năm.

Bạn đọc có những thắc mắc về sức khỏe người lớn và trẻ em, dinh dưỡng, tiêm ngừa, chấn thương... mời gửi email đến hộp thư [email protected] (để chính xác nội dung, bạn đọc vui lòng gõ tiếng Việt có dấu). Chuyên mục Hỏi đáp cùng thầy thuốc sẽ chọn lọc và giúp bạn giải đáp.

Cúm A/H1N1 gây ra chùm ca bệnh trường học quận 10 có nguy hiểm?

Thông thường người mắc cúm A/H1N1 sẽ tự khỏi trong vòng chưa đến một tuần, tuy nhiên vẫn có một tỉ lệ có nguy cơ cao bị biến chứng nguy hiểm.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Thứ trưởng Bộ Y tế kêu gọi từng cá nhân, từng gia đình, từng cơ quan, có bữa ăn đủ dưỡng chất, duy trì vận động thể lực thường xuyên.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Vì sao hỗ trợ chỉ áp dụng cho phụ nữ dưới 35 tuổi sinh đủ hai con ở TP.HCM? Sao không áp dụng với tất cả phụ nữ sinh 2 con?

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Lộ diện quỹ ngoại bị rút ròng nhiều nhất ở thị trường chứng khoán Việt; Gia tăng người bị cao huyết áp.

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Nhiều người dù nghi ngờ mình bị đột quỵ nhưng vẫn chần chừ, chờ triệu chứng tự hết hoặc làm theo 'mẹo dân gian', dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng.

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Lại phát hiện ca mắc giun rồng ở Phú Thọ

Người đàn ông 47 tuổi nổi các đường ngoằn ngoèo dưới da, bác sĩ phát hiện nhiễm giun rồng - loại ký sinh trùng hiếm gặp dài hàng mét, được ghi nhận là ca thứ 26 công bố tại Việt Nam.

Lại phát hiện ca mắc giun rồng ở Phú Thọ

Lòng se điếu và chút se lòng

Vụ việc lòng se điếu không phải là hiện tượng cá biệt. Nó chỉ là phần nổi của tảng băng trôi trong công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay.

Lòng se điếu và chút se lòng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar