17/02/2016 22:17 GMT+7

​Nhật lên án Trung Quốc quân sự hóa biển Đông

SƠN HÀ
SƠN HÀ

TTO - Ngày 17-2, chính phủ Nhật lên án việc Trung Quốc triển khai tên lửa phòng không tới đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của VIệt Nam, là hành vi “không thể chấp nhận được”.

Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép - Ảnh: AFP

Theo CNN, trong cuộc họp báo ở Tokyo, chánh văn phòng nội các Nhật Yoshihide Suga tuyên bố: “Việc Trung Quốc tìm cách thay đổi thực trạng và gây căng thẳng trên biển Đông bằng hành vi bồi lấn quy mô lớn, xây căn cứ và sử dụng vì mục đích quân sự là mối lo ngại chung của cộng đồng quốc tế”.

“Chúng tôi hết sức quan ngại với những hành động này và muốn nhấn mạnh lại rằng Nhật không thể chấp nhận điều đó” - ông Suga nhấn mạnh.

Cũng trong hôm nay, một quan chức chính phủ Mỹ mô tả việc Trung Quốc triển khai tên lửa ở thời điểm hội nghị Mỹ - ASEAN đang diễn ra “là bằng chứng rõ ràng cho thấy Trung Quốc đơn phương thay đổi hiện trạng trên biển Đông”.

Trước đó, cả Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi đều trả lời mập mờ, không khẳng định và cũng không phủ định về vụ đưa tên lửa tới đảo Phú Lâm. Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngang ngược tuyên bố nước này đã triển khai vũ khí phòng thủ “tới các đá và đảo” từ nhiều năm qua.

Ông Hồng Lỗi cũng lập lờ khẳng định bất cứ sự triển khai tên lửa nào “trong lãnh thổ Trung Quốc cũng là hợp pháp, vì mục tiêu quốc phòng chứ không phải là quân sự hóa”.

Bloomberg dẫn lời chuyên gia Michael Pillsbury, giám đốc Trung tâm Chiến lược Trung Quốc thuộc Viện Hudson (Mỹ) nhận định việc Trung Quốc đưa tên lửa tới đảo Phú Lâm là “hành vi xâm phạm lằn ranh đỏ”.

“Điều đó có nghĩa là Trung Quốc có thể sẽ triển khai các đơn vị quân sự thuộc bộ binh, hải quân hay không quân tới biển Đông” - ông Pillsbury cảnh báo.

Báo New York Times dẫn lời chuyên gia Euan Graham, giám đốc Chương trình An ninh quốc tế thuộc Viện Lowy (Úc) nhận định đương nhiên Trung Quốc sẽ không dám bắn tên lửa vào các máy bay trên biển Đông ở thời điểm không có xung đột.

“Nhưng đây là chiêu nhằm cảnh cáo Mỹ và các nước khác có ý định điều máy bay đến biển Đông để thách thức đòi hỏi chủ quyền vô lý của Trung Quốc” - ông Graham nói.  Chuyên gia này cho rằng các đội tên lửa của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm có thể không hoạt động vì thiếu hạ tầng hỗ trợ, và chủ yếu mang tính chất diễu võ dương oai.

Trung Quốc có thể dùng các hệ thống tên lửa này để đo phản ứng của Mỹ, Úc, Nhật và các nước khu vực.

SƠN HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine đầu tiên sau 3 năm, cả ông Putin và ông Trump đều vắng mặt

Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin sẽ không dự đàm phán hòa bình trực tiếp giữa Nga và Ukraine vào hôm nay 15-5. Thay vào đó, Điện Kremlin cử đến bàn đàm phán một nhóm chuyên gia kỹ trị.

Đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine đầu tiên sau 3 năm, cả ông Putin và ông Trump đều vắng mặt

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Gói tín dụng 9,18 tỉ USD giải ngân bằng đồng nhân dân tệ cung cấp cho các quốc gia CELAC đang thể hiện nỗ lực vẽ lại bản đồ quyền lực của Bắc Kinh tại ‘sân sau’ của Mỹ.

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Sinh nhật ông Trump trùng ngày lục quân Mỹ, có diễu binh và xe tăng M1 Abrams

Mỹ sẽ tổ chức diễu binh vào ngày 14-6 tới để kỷ niệm 250 năm thành lập lục quân Mỹ và sinh nhật của Tổng thống Donald Trump.

Sinh nhật ông Trump trùng ngày lục quân Mỹ, có diễu binh và xe tăng M1 Abrams

Robot hình người: Cơ hội hay thách thức?

Cuộc đua phát triển robot hình người đang diễn ra sôi động, với Trung Quốc dẫn đầu, nhằm giải quyết vấn đề suy giảm dân số và tăng năng suất lao động, song cũng đặt ra nhiều thách thức cho thị trường việc làm toàn cầu.

Robot hình người: Cơ hội hay thách thức?

Bắc Kinh cho đăng ký kết hôn ở công viên, chùa... dân không còn phải về quê

Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) triển khai chính sách mới nhằm cụ thể hóa phương châm "để dữ liệu chạy nhiều hơn, người dân đi lại ít hơn" với hệ thống đăng ký kết hôn toàn quốc không giới hạn hộ khẩu.

Bắc Kinh cho đăng ký kết hôn ở công viên, chùa... dân không còn phải về quê

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau

Trong chuyến công du đầu tiên sau khi tái đắc cử, Tổng thống Mỹ Donald Trump ưu tiên lợi ích kinh tế tại các quốc gia vùng Vịnh, bỏ qua các đồng minh truyền thống và gây lo ngại về xung đột lợi ích.

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar