09/01/2019 15:17 GMT+7

Nhật cần có hòa ước với Nga để kềm chế Trung Quốc

PHÚC LONG
PHÚC LONG

TTO - Thủ tướng Nhật Shinzo Abe trông chờ Mỹ ủng hộ các nỗ lực bình thường hóa quan hệ với Nga nhằm tạo ra một liên minh mới kềm chế sức ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.

Nhật cần có hòa ước với Nga để kềm chế Trung Quốc - Ảnh 1.

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe trong lần hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin hồi năm ngoái - Ảnh: SPUTNIK

Theo Hãng tin Kyodo, thông tin trên do ông Katsuyuki Kawai - cố vấn đặc biệt về đối ngoại của Thủ tướng Nhật, đưa ra hôm qua (8-1) tại tổ chức học giả Viện Hudson ở Washington (Mỹ).

"(Chúng tôi) Hi vọng rằng Mỹ hiểu được tầm quan trọng của hòa ước Nhật Bản - Nga như một phương tiện đối kháng lại mối đe dọa xuất phát từ Trung Quốc" - cố vấn Kawai nhấn mạnh. 

"Thủ tướng Abe đã hạ quyết tâm ký cho được hòa ước và giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Nga trong phần thời gian còn lại của nhiệm kỳ" - ông thông tin thêm.

Theo truyền thông Nga và Nhật Bản, Thủ tướng Abe dự kiến công du Nga ngay sau trung tuần tháng 1-2019, tiếp nối một loạt động thái tiếp xúc ngoại giao cấp cao giữa hai nước từ cuối năm 2018.

Ngày 14-1, Ngoại trưởng Nhật Taro Kono sẽ có mặt tại Matxcơva để chuẩn bị cho chuyến thăm chính thức của ông Abe.

Trong những lần tiếp xúc trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Abe đã nhất trí đàm phán hòa bình dựa trên Tuyên bố chung Nhật Bản - Liên Xô ngày 19-10-1956. Nội dung văn bản đề cập đến việc chấm dứt tình trạng chiến tranh giữa hai nước, khôi phục quan hệ ngoại giao và lãnh sự.

Theo Điều 9 của Tuyên bố chung 1956, Liên Xô đồng ý trao trả cho Nhật 2 đảo Shikotan và Haibomai thuộc quần đảo Nam Kuril với điều kiện việc trao trả chỉ thực hiện sau khi hai nước đặt bút ký hòa ước (tức công nhận kết quả Thế chiến thứ hai).

Tuyên bố chung được quốc hội Liên Xô và Nhật phê chuẩn ngày 8-12-1956, nhưng cuối cùng không thực hiện được do Tokyo rút lui.

Đến nay, chính quyền Liên bang Nga do Tổng thống Putin đứng đầu nhiều lần khẳng định công nhận Tuyên bố chung 1956 với Nhật, tuy nhiên các điều khoản của nó cần phải được thảo luận chi tiết hơn.

TTO - Trước thềm năm mới 2019, báo Gazeta.ru của Nga có bài phân tích toàn cảnh về quan hệ Mỹ - Nga - Trung trong bối cảnh mới, về lý do tại sao Nga - Trung Quốc không thể "đi chung mãi một con đường".

PHÚC LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ngoại trưởng Rubio: Đàm phán Nga - Ukraine hôm nay có thể không có đột phá

Ngày 15-5, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết ông không mấy hy vọng sẽ có bước đột phá trong đàm phán Nga - Ukraine tại Istanbul ngày 16-5 cho đến khi ông Trump và ông Putin gặp mặt trực tiếp.

Ngoại trưởng Rubio: Đàm phán Nga - Ukraine hôm nay có thể không có đột phá

Tin tức thế giới 16-5: Đàm phán Nga - Ukraine chưa có tiến triển; Anh muốn gây áp lực lên ông Putin

Anh, Đức hợp tác phát triển tên lửa để giảm sự phụ thuộc vào vũ khí của Mỹ; Ông Trump: Mỹ tiến ‘rất gần’ đến thỏa thuận hạt nhân với Iran.

Tin tức thế giới 16-5: Đàm phán Nga - Ukraine chưa có tiến triển; Anh muốn gây áp lực lên ông Putin

Ông Trump đòi lấy Gaza, Hamas nói không bán

Ông Trump nói sẽ 'lấy' Dải Gaza và biến vùng đất này thành 'khu vực tự do'. Hamas đáp rằng Gaza không phải để bán.

Ông Trump đòi lấy Gaza, Hamas nói không bán

Ukraine cử đoàn đàm phán đến Istanbul, ông Zelensky mong đạt thỏa thuận, không cần có ông Putin

Ông Zelensky đã quyết định sẽ cử đoàn Ukraine tới Istanbul, nói rằng hai bên có thể đạt được thỏa thuận tại cuộc đàm phán kỹ thuật này.

Ukraine cử đoàn đàm phán đến Istanbul, ông Zelensky mong đạt thỏa thuận, không cần có ông Putin

Ông Trump khẳng định do mình không đến Thổ Nhĩ Kỳ nên ông Putin cũng không đi

Trước thềm đàm phán Nga - Ukraine, ông Trump nói sẽ không có tiến triển cho đến khi ông gặp ông Putin.

Ông Trump khẳng định do mình không đến Thổ Nhĩ Kỳ nên ông Putin cũng không đi

Thủ tướng Thái Lan làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà Việt Nam

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã có dịp nghe giới thiệu về nghề thủ công mỹ nghệ đặc sắc của Việt Nam, tự tay trải nghiệm làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà truyền thống Việt Nam.

Thủ tướng Thái Lan làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà Việt Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar