18/07/2024 11:30 GMT+7

Nhật Bản tạo ra khuôn mặt robot biết cười bằng da người

Các nhà khoa học Nhật Bản đã sáng chế ra cách gắn mô da sống vào khuôn mặt robot khiến chúng cười, mở ra bước đột phá đầy hứa hẹn trong lĩnh vực y học và mỹ phẩm.

Khuôn mặt robot được phủ bằng mô da người tại phòng thí nghiệm của Đại học Tokyo ngày 12-7-2024 - Ảnh: REUTERS

Khuôn mặt robot được phủ bằng mô da người tại phòng thí nghiệm của Đại học Tokyo ngày 12-7-2024 - Ảnh: REUTERS

Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Tokyo, Nhật Bản đã nuôi cấy tế bào da người và tạo thành hình dạng khuôn mặt của robot, sau đó kéo khuôn miệng thành dáng vẻ đang cười tươi bằng cách sử dụng công nghệ kết nối tương tự dây chằng.

Ông Shoji Takeuchi, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết sáng kiến này tuy khá kỳ lạ, nhưng hứa hẹn sẽ tạo ra bước tiến mới trong việc chế tạo nhiều robot giống con người hơn.

“Bằng cách gắn các bộ truyền động và điểm neo, lần đầu tiên con người có thể điều khiển da sống”, ông Takeuchi nói thêm.

Robot mỉm cười được giới thiệu trong một nghiên cứu trên tạp chí khoa học Cell Reports Physical Science cuối tháng 6.

Đây là thành quả sau một thập kỷ nghiên cứu của ông Takeuchi và phòng thí nghiệm của ông về cách kết hợp tối ưu giữa máy móc sinh học và nhân tạo.

Theo ông Takeuchi, mô sống có nhiều điểm ưu việt hơn kim loại và nhựa, từ hiệu năng của não và cơ đến khả năng tự phục hồi của da.

Trong tương lai, các nhà nghiên cứu đặt mục tiêu thêm nhiều yếu tố khác vào tế bào da nuôi cấy, bao gồm hệ thống tuần hoàn và dây thần kinh.

Qua đó công nghệ mới có thể áp dụng trong việc thử nghiệm mỹ phẩm và thuốc trên da.

Ngoài ra công nghệ trên có thể giúp robot uyển chuyển và linh hoạt hơn. Tuy nhiên giới khoa học vẫn phải đối mặt với các thách thức, vì nhiều người sẽ cảm thấy không quen hay khó chịu về robot biết cười.

Ông Takeuchi thừa nhận công nghệ mới ở phương diện nào đó vẫn còn khá lạ lẫm, thậm chí có phần rùng rợn. Ông cho rằng việc ứng dụng các tế bào sống vào robot để chúng có cùng biểu cảm và hành vi như con người có thể thay đổi tâm lý này.

Robot thú cưng sử dụng cho trị liệu tâm lý ở Nhật Bản

Nổi bật giữa một rừng các mô hình robot trị liệu tại một phòng thí nghiệm ở tỉnh Ibaraki là chú hải cẩu mang tên Paro, được đánh giá là một trong những robot trị liệu thành công nhất thế giới.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Một tàu vũ trụ thời Liên Xô đã lao xuống Trái đất vào ngày 10-5, sau hơn nửa thế kỷ ngoài không gian khi nhiệm vụ phóng lên sao Kim thất bại.

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Đặc phái viên Mỹ bị chỉ trích vì dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin

Việc dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin trong các cuộc gặp với Tổng thống Nga Putin đã đẩy ông Witkoff vào thế bất lợi.

Đặc phái viên Mỹ bị chỉ trích vì dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin

Tây Ban Nha: 160.000 người ở yên trong nhà vì đám mây khí clo độc

Tây Ban Nha yêu cầu hơn 160.000 người ở yên trong nhà sau khi một vụ cháy tại nhà kho công nghiệp thải ra một đám mây khí clo độc lan rộng.

Tây Ban Nha: 160.000 người ở yên trong nhà vì đám mây khí clo độc

'Bóng ma cô đơn' bao trùm Nhật Bản

Một khảo sát mới đây của Chính phủ Nhật Bản cho thấy hơn 1/3 người dân cảm thấy cô đơn cho dù chính phủ đã nỗ lực thực hiện các biện pháp.

'Bóng ma cô đơn' bao trùm Nhật Bản

Sức ép ngừng bắn với Nga

Tân Thủ tướng Đức Merz tin rằng thỏa thuận ngừng bắn 30 ngày ở Ukraine là khả thi nhưng "quả bóng giờ hoàn toàn nằm trong sân của Matxcơva".

Sức ép ngừng bắn với Nga

Chờ dự án Việt - Nga trong kỷ nguyên mới

Cuộc hội đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nga Putin mở ra giai đoạn phát triển mới cho quan hệ hai nước trong kỷ nguyên mới.

Chờ dự án Việt - Nga trong kỷ nguyên mới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar