11/02/2015 10:25 GMT+7

​Nhật Bản sẽ viện trợ cho quân đội các nước

THU ANH
THU ANH

TT - Hôm qua, Nhật đã sửa đổi hiến chương nhằm mở đường viện trợ cho các nước trong các hoạt động phi quân sự.

Đây được coi là một phần trong các nỗ lực đóng góp nhiều hơn vào an ninh toàn cầu của Tokyo.

Theo Reuters, hiến chương này lặp lại chính sách xưa nay của Nhật Bản là viện trợ nước ngoài sẽ không được sử dụng cho các mục đích quân sự, nhưng cũng nói thêm rằng viện trợ phi quân sự cho các lực lượng vũ trang như khắc phục hậu quả thảm họa sẽ được xem xét dựa trên từng trường hợp cụ thể.

Trước đây, Tokyo cũng từng có những viện trợ tương tự nhưng đây là lần đầu tiên chính sách này được nêu rõ ràng trong hiến chương viện trợ nước ngoài. Tuy nhiên, quan điểm này cũng làm dấy lên quan ngại rằng viện trợ nước ngoài của Nhật Bản rốt cuộc sẽ tài trợ cho các hoạt động quân sự.

Reuters dẫn lời giáo sư danh dự Yoichi Ishii thuộc Trường đại học Kanagawa (Nhật) nhận định: “Chính phủ nói viện trợ của mình chỉ dành cho các mục đích cứu trợ sau thảm họa. Ví dụ các xe tải và máy bay trực thăng được viện trợ theo mục đích kể trên. Vấn đề là chúng ta không thể đoan chắc những thứ này chỉ được dùng cho mục đích cam kết ban đầu”.

Theo ông, rất khó để vẽ một ranh giới rõ ràng giữa mục đích quân sự và phi quân sự.

Thủ tướng Shinzo Abe đã tuyên bố một mục tiêu để Nhật Bản đóng vai trò an ninh toàn cầu mạnh mẽ hơn, trong đó có cả việc sẽ thông qua một luật trong năm nay để soạn lại hiến pháp hòa bình của mình.

Điều này sẽ giúp Tokyo viện trợ cho đồng minh và mở đường cho binh sĩ nước này tham chiến ở nước ngoài lần đầu tiên kể từ Thế chiến thứ hai.

Việc áp dụng hiến chương mới trùng hợp với quyết định của Trung Quốc trong việc mở rộng viện trợ nước ngoài, đặc biệt là cho các nước giàu tài nguyên ở châu Phi. Theo Reuters, Nhật Bản là nước viện trợ lớn thứ 4 trên thế giới về hỗ trợ phát triển sau Mỹ, Anh và Đức. Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đã gọi viện trợ phát triển là “công cụ ngoại giao to lớn nhất” của nước này.

THU ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump tranh cãi với Tổng thống Nam Phi ngay tại Nhà Trắng

Ông Trump tố Nam Phi diệt chủng người da trắng tại nước này khi gặp Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa ở Phòng Bầu dục ngày 21-5.

Ông Trump tranh cãi với Tổng thống Nam Phi ngay tại Nhà Trắng

Tin tức thế giới 22-5: Ông Trump cãi với Tổng thống Nam Phi ở Nhà Trắng; Nga hạ nhiều drone Ukraine

Ông Trump thừa nhận hậu quả của cắt giảm tài trợ nước ngoài; Mỹ nhận máy bay siêu sang Qatar tặng; Nhiều nước ngừng nhập thịt gà Brazil.

Tin tức thế giới 22-5: Ông Trump cãi với Tổng thống Nam Phi ở Nhà Trắng; Nga hạ nhiều drone Ukraine

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Theo tài liệu nội bộ mà Reuters thu thập được, quân đội Mỹ sẽ thay đổi hồ sơ của những quân nhân chuyển giới và chỉ hiển thị tên khai sinh của họ như một phần trong nỗ lực loại những quân nhân này khỏi quân đội.

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Ngày 21-5, Trung Quốc cho biết các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ là bước quan trọng nhằm thu hẹp khoảng cách, nhưng nhấn mạnh hợp tác đa phương là điều không thể thiếu đối với thương mại toàn cầu.

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Điện Kremlin: 'Không ai muốn trì hoãn tiến trình đàm phán'

Ngày 21-5, Điện Kremlin đã bác bỏ cáo buộc của Ukraine và châu Âu khi cho rằng Nga đang cố kéo dài tiến trình hòa bình về cuộc xung đột ở Ukraine, đồng thời tiết lộ chưa quyết định về địa điểm đàm phán tiếp theo.

Điện Kremlin: 'Không ai muốn trì hoãn tiến trình đàm phán'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar