31/10/2023 22:24 GMT+7

Nhật Bản đóng cửa hơn 8.500 trường học vì dân số già

Chỉ trong 2 năm, Nhật Bản đã đóng cửa 8.580 trường học công và cải tạo hàng loạt trường thành nơi tổ chức sự kiện, trung tâm tránh trú thiên tai...

Một trường tiểu học ở thị trấn Yokoze, tỉnh Saitama phải đóng cửa vì không có học sinh - Ảnh: AFP

Một trường tiểu học ở thị trấn Yokoze, tỉnh Saitama phải đóng cửa vì không có học sinh - Ảnh: AFP

Theo Bộ Giáo dục Nhật Bản, từ năm 2002 - 2020, Nhật Bản đã đóng cửa 8.580 trường học công trong bối cảnh dân số quốc gia ngày càng già hóa. Các địa phương trên cả nước cũng phải tìm cách cải tạo các trường học cho mục đích sử dụng khác, tránh lãng phí và giảm thiểu việc phải dỡ bỏ những cơ sở này.

Theo số liệu chính thức, có khoảng 7.000 trường học trong số này hiện vẫn được duy trì, trong đó 74,1% được cải tạo thành cơ sở hạ tầng phục vụ các mục đích công khác và chỉ có 2,9% dự kiến bị phá dỡ.

Chính phủ Nhật Bản đã dành tiền ngân sách hỗ trợ các địa phương quản lý trường học cũ và cải tạo các tòa nhà không sử dụng cho mục đích khác nhằm phục vụ tốt hơn cho cộng đồng.

Ví dụ như Trường tiểu học Ashigakubo, một phần kết cấu được xây dựng từ năm 1903 được bảo tồn, với các gian phòng gỗ đầy hoài niệm được khôi phục làm địa điểm tổ chức sự kiện cho trẻ em hoặc có khi được cho thuê làm phim trường, địa điểm hóa trang, tạo nguồn thu cho địa phương.

Các trường học cũ còn được sử dụng làm trung tâm tránh trú cho người dân khi xảy ra thảm họa thiên nhiên. Với các địa phương dân số ngày càng giảm, ngân sách cũng eo hẹp dần, việc sử dụng các trường học cũ làm nơi tránh trú giúp tiết kiệm đáng kể chi phí.

Tại thị trấn Namegate, dân số giảm 20% trong giai đoạn 2009 - 2023 (còn 30.000 người), số lượng trẻ em cũng giảm hơn 30% và số trường học cũng giảm từ 22 trường xuống còn 7 trường.

Một số trường học được các doanh nghiệp mua lại và cải tạo để sử dụng làm nơi trưng bày sản phẩm, xưởng gia công hoặc phòng bán hàng. Tuy nhiên nhiều trường học buộc phải đóng cửa vì việc cải tạo đòi hỏi chi phí rất cao.

Nhật Bản là quốc gia có dân số già thứ 2 thế giới sau Monaco. Nước này có 14,4 triệu trẻ em dưới 15 tuổi, tức là nhóm "mầm non tương lai" chỉ chiếm 11,5% tổng dân số. Số lượng này cũng đã giảm 4 triệu so với thời điểm đầu những năm 2000.
Hơn 100 trường học Anh được lệnh đóng cửa vì sợ sập

Kể từ ngày 31-8, hàng trăm trường học tại Anh phải đóng cửa hoàn toàn hoặc một phần, vì nguy cơ sụp đổ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điểm trung bình thi đánh giá tư duy tăng, nhiều trường công bố điểm sàn xét tuyển

Theo Đại học Bách khoa Hà Nội, tổng số thí sinh có điểm thi đánh giá tư duy năm 2025 là hơn 28.000 thí sinh, nhưng chỉ có 1.860 thí sinh đạt từ 70/100 điểm trở lên.

Điểm trung bình thi đánh giá tư duy tăng, nhiều trường công bố điểm sàn xét tuyển

Quy định tuyển sinh lớp 1, lớp 6 vào trường 'hot' ở quận 1, TP.HCM

Tối 12-5, UBND quận 1, TP.HCM đã ban hành kế hoạch tuyển sinh lớp 1, lớp 6 năm học 2025-2026.

Quy định tuyển sinh lớp 1, lớp 6 vào trường 'hot' ở quận 1, TP.HCM

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Tối 12-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có văn bản hướng dẫn tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026.

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk đã có báo cáo gửi Thường trực Tỉnh ủy về kết quả xác minh vụ nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học trước kỳ thi tốt nghiệp.

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Ông Nguyễn Thanh Hiệp - hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo, đồng thời đến nhận nhiệm vụ và công tác tại Sở Y tế TP.HCM.

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường: Viết bản kiểm điểm có đủ sức răn đe?

Bản kiểm điểm liệu có đủ sức răn đe đối với những học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường?

Học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường: Viết bản kiểm điểm có đủ sức răn đe?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar