11/01/2023 15:06 GMT+7

Nhật Bản chế tạo thiết bị 'chấm điểm' mì ngon hay dở

Trên thực tế, việc đánh giá chất lượng của mì soba là rất khó. Thiết bị mới có thể 'chấm điểm' độ ngon và chất lượng của mì soba chỉ trong vài giây.

Nhật Bản chế tạo thiết bị chấm điểm mì ngon hay dở - Ảnh 1.

Mì soba của Nhật Bản. Các nhà nghiên cứu nước này mới đây đã tạo thiết bị có thể đánh giá độ ngon của mì soba - Ảnh: japantimes/ROBBIE SWINNERTON

Các kỹ sư Nhật Bản vừa chế tạo thiết bị đầu tiên trên thế giới có khả năng phân tích độ ngon của mì soba - một loại mì truyền thống của Nhật Bản được làm từ kiều mạch.

Được Công ty sản xuất dụng cụ Yatsurugigiken Inc. và Đại học Shinshu ở tỉnh Nagano (Nhật Bản) chế tạo, thiết bị này có thể đánh giá độ ngon và hiển thị kết quả chất lượng của mì soba dưới dạng số trong vòng vài giây.

Trên thực tế, việc đánh giá chất lượng của mì soba là rất khó bởi mùi thơm và hương vị của mì có thể bị ảnh hưởng vì cách luộc mì. Tuy nhiên, các kỹ sư của Yatsurugigiken Inc. và Đại học Shinshu đã sử dụng dữ liệu khách quan để tính toán độ ngon cho thành phần chính của mì soba là bột kiều mạch. 

Bằng cách chiếu tia huỳnh quang từ đèn LED cực tím lên khoảng 2g bột kiều mạch, họ có thể xác định chỉ số hương vị đối với phospholipid, protein và các chất khác trong vòng vài giây. Thiết bị sẽ hiển thị các chỉ số đánh giá theo 4 hạng mục, trong đó mùi thơm và màu sắc, theo thang điểm từ 1 đến 100.

Theo ông Naoya Shimizu - chủ tịch Yatsurugigiken Inc., cách đây 7 năm, công ty đã bắt đầu hợp tác với Đại học Shinshu. Ban đầu, Yatsurugigiken cố gắng chế tạo một thiết bị có thể phân loại hạt kiều mạch dựa trên chất lượng của chúng. Tuy nhiên họ đã từ bỏ kế hoạch do những khó khăn trong việc đưa sản phẩm này ra thị trường. 

Sau đó, họ đã thay đổi mục tiêu khi chuyển sang chế tạo thiết bị có khả năng phân tích hương vị của bột kiều mạch.

Các nhà chế tạo đã nhận được bằng sáng chế cho thiết bị này vào tháng 6-2022.

Thiết bị phân tích chất lượng nước bằng... giấy

TTO - Ngoài phát hiện vi khuẩn và mầm bệnh trong nước sinh hoạt, thiết bị còn có thể đánh giá được độ cứng của nước, độ pH và hàm lượng ion trong nước.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

AI nhận diện vật thể và cảnh vật: 'Đôi mắt' cho người khiếm thị

Cảnh báo chướng ngại vật, giúp định vị và tìm đường... công nghệ nhận diện vật thể và cảnh vật được ví như 'đôi mắt' cho người khiếm thị.

AI nhận diện vật thể và cảnh vật: 'Đôi mắt' cho người khiếm thị

Sẽ sớm có chính sách chi 75.000 tỉ đồng cho phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo

Sau khi Luật Khoa học, Công nghệ, Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số được ban hành, sẽ có chính sách nhằm cụ thể hóa việc hỗ trợ chuyên gia, tham gia các chương trình, nhiệm vụ khoa học-công nghệ trọng điểm cấp quốc gia về AI.

Sẽ sớm có chính sách chi 75.000 tỉ đồng cho phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo

AI thiết kế chuỗi ADN, mở ra kỷ nguyên mới công nghệ sinh học

AI đang góp mặt vào lĩnh vực sinh học bằng cách thiết kế các chuỗi ADN mới. Công nghệ này giúp tăng tốc nghiên cứu protein, vắc xin, vi sinh vật và nhiều ứng dụng y sinh tiềm năng khác.

AI thiết kế chuỗi ADN, mở ra kỷ nguyên mới công nghệ sinh học

Luật giúp 'cởi bỏ' vướng mắc cho khoa học công nghệ

Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương khẳng định thời gian hoàn thiện luật tuy ngắn, nhưng đã "cởi bỏ" hết những khó khăn vướng mắc trong khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Luật giúp 'cởi bỏ' vướng mắc cho khoa học công nghệ

Không hiểu thuật toán, không ai thấy bạn!

Người sáng tạo viết, quay, đăng nhưng ai được thấy, ai bị ẩn đi do một thực thể vô hình: thuật toán đề xuất. Trong thời đại AI kiểm soát dòng nội dung, người làm nghề không khỏi băn khoăn: Mình đang phục vụ khán giả thật hay chỉ cố làm hài lòng máy?

Không hiểu thuật toán, không ai thấy bạn!

AI 'thiết kế' thuốc trị ung thư: Chặn khối u, giảm tác dụng phụ

Thuốc mới có tên BBO-10203, được thiết kế hoàn toàn bằng AI và siêu máy tính. Hiện thuốc đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn đầu trên bệnh nhân ung thư.

AI 'thiết kế' thuốc trị ung thư: Chặn khối u, giảm tác dụng phụ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar