25/10/2013 14:11 GMT+7

Nhật - Hàn "đấu khẩu" tranh chấp đảo trên YouTube

ANH DUY
ANH DUY

TTO - Quan hệ bang giao giữa Nhật Bản - Hàn Quốc lại rơi vào căng thẳng quanh vấn đề tranh chấp cụm đảo Dokdo (Nhật gọi là Takeshima). Từ năm 1952, hai nước tranh chấp chủ quyền dai dẳng tại đây, nay họ đem cả vấn đề này lên YouTube để “đấu khẩu”.

Phóng to
Cụm đảo Dokdo/ Takeshima- điểm nóng tranh chấp giữa Nhật và Hàn Quốc. Ảnh: Cảnh sát biển Hàn Quốc

Ngày 16-10, kênh thông tin của Bộ Ngoại giao Nhật Bản lập trên YouTube đã đăng đoạn video tuyên truyền dài 1 phút 27 giây với nội dung chính là khẳng định chủ quyền của Nhật với cụm đảo Dokdo/Takeshima.

Trong đoạn clip, Tokyo dẫn các tư liệu làm bằng chứng Nhật đã đánh dấu chủ quyền tại cụm đảo này từ thế kỉ 17, và rằng việc Hàn Quốc đưa quân chiếm đóng cụm đảo này từ năm 1952 là hành động vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế.

Kyodo News dẫn lời Kuni Sato - phát ngôn đại diện Bộ Ngoại giao Nhật trả lời với báo giới “đoạn video về Takeshima là những gì chính phủ phải làm để thúc đẩy sự hiểu biết chính xác của công dân quanh vấn đề tranh chấp tại đây, tránh những thông tin sai lạc”.

Đài NHK còn tiết lộ Bộ Ngoại giao Nhật sẽ chuyển nội dung trong đoạn video thành 10 ngôn ngữ để quốc tế hiểu tường tận về Takeshima.

“Nóng mặt” với hành động của Tokyo, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cũng “chơi chiêu” tương tự khi đăng lên YouTube một đoạn video khẳng định cụm đảo Dokdo/Tekeshima là lãnh thổ không thể chối cãi của nước này.

Đoạn video của Seoul còn có độ dài “khủng” hơn, dài đến 12 phút (so với 1 phút 27 giây của Nhật) dẫn chứng các tư liệu lịch sử về Dokdo/Takeshima để khẳng định chủ quyền của Hàn Quốc.

Đồng thời, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã phát đi thông cáo chính thức phản đối mạnh mẽ hành động của Nhật “chúng tôi phản đối mạnh mẽ việc chính quyền Nhật Bản gây tổn hại đến quyền sở hữu của Hàn Quốc với cụm đảo Dokdo khi họ đăng một đoạn video trong đó đưa ra các tuyên bố vô nghĩa về cụm đảo này rồi phát tán trên Internet”.

Seoul cũng yêu cầu Tokyo tháo ngay đoạn video trên YouTube xuống.

Cộng đồng quốc tế đang theo dõi sát sao vụ việc khi tranh chấp lãnh thổ đã phát triển theo cách thức mới: tận dụng sức lan tỏa của mạng xã hội để tuyên truyền chính sách chủ quyền quốc gia.

AFP ngày 25-10 dẫn lời Bộ Ngoại giao Nhật khẳng định lần nữa chính sách này “Bộ sẽ dành 1,2 triệu USD kinh phí trong năm tài chính 2014 để tạo ra các bộ phim tuyên truyền về chính sách biển, đảo trên YouTube. Chúng tôi đang chuẩn bị phát hành 3 bộ phim ngắn khác nói về vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư (với Trung Quốc) và một phim nữa về tranh chấp cụm đảo Takeshima/Dokdo (với Hàn Quốc).

Trước đó cũng trong ngày 16-10, Bộ Ngoại giao Nhật đăng trên YouTube đoạn video dài 1 phút 29 giây về tranh chấp quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Trung Quốc. Phía Tokyo cũng dẫn các tư liệu chứng minh quần đảo này là chủ quyền không thể tranh cãi của Nhật.

Ngày 24-10, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngay lập tức đáp trả “dù Nhật có sử dụng các công cụ tuyên truyền như YouTube để chuyền tải khẳng định chủ quyền bất hợp pháp thì cũng không thể thay đổi sự thật Điếu Ngư thuộc về Trung Quốc”.

Cuộc chiến chủ quyền giữa 3 nước đông bắc Á đã bắt đầu bùng nổ trên… YouTube.

Xem clip này tại đây.

ANH DUY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Siêu dự luật 4.000 tỉ USD gây tranh cãi của ông Trump được Thượng viện Mỹ thông qua sát nút

Với tỉ lệ sít sao 51-50, Thượng viện Mỹ ngày 1-7 đã thông qua siêu dự luật thuế và chi tiêu trị giá 4.500 tỉ USD do Tổng thống Trump hậu thuẫn.

Siêu dự luật 4.000 tỉ USD gây tranh cãi của ông Trump được Thượng viện Mỹ thông qua sát nút

Hàng ngàn người trúng xổ số 'hụt' ở Na Uy

'Tôi nghĩ: Trời ơi, cuối cùng cũng đến lượt mình sao? Có thật không đây? Rồi tôi lên trang web công ty và thấy rõ ràng: Xin chúc mừng, bạn đã trúng thưởng!', một người trúng xổ số 'hụt' chia sẻ.

Hàng ngàn người trúng xổ số 'hụt' ở Na Uy

Công nghệ ADN mới giúp phá vụ án bế tắc gần 60 năm

Trong cuộc điều tra ban đầu, cảnh sát đã phát hiện một dấu lòng bàn tay trái tại hiện trường. Dấu vết này được đối chiếu với hơn 19.000 người đàn ông nhưng không có kết quả tương thích.

Công nghệ ADN mới giúp phá vụ án bế tắc gần 60 năm

Siêu dự luật liên tục bị chỉ trích, ông Trump dọa trục xuất tỉ phú Elon Musk

Tổng thống Trump cho biết ông đang cân nhắc khả năng trục xuất ông Elon Musk, sau khi vị tỉ phú nhiều lần công khai chỉ trích siêu dự luật của Đảng Cộng hòa.

Siêu dự luật liên tục bị chỉ trích, ông Trump dọa trục xuất tỉ phú Elon Musk

Ông Trump phàn nàn Nhật Bản không mua gạo Mỹ, Tokyo đáp trả cứng rắn

Giữa lúc giá gạo trong nước tăng cao và Mỹ gây sức ép mở cửa thị trường, Nhật Bản khẳng định sẽ không đánh đổi ngành nông nghiệp để đạt được thỏa thuận thương mại với Washington.

Ông Trump phàn nàn Nhật Bản không mua gạo Mỹ, Tokyo đáp trả cứng rắn

Nga tăng tốc tấn công, kiểm soát thêm gần 600km² lãnh thổ Ukraine trong tháng 6

Trong tháng 6-2025, Nga đã kiểm soát thêm gần 600km² lãnh thổ Ukraine, đánh dấu mức tiến quân lớn nhất trong vòng 7 tháng qua, cho thấy đà tấn công đang được đẩy mạnh sau thời gian chững lại vào mùa đông.

Nga tăng tốc tấn công, kiểm soát thêm gần 600km² lãnh thổ Ukraine trong tháng 6
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar