18/04/2023 15:47 GMT+7

Nhập siêu lớn từ Trung Quốc không phải nỗi lo

Mỗi năm Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc hàng chục tỉ USD hàng hóa, nhưng nhóm nghiên cứu báo cáo thường niên kinh tế và thương mại Việt Nam 2022 (Trường đại học Thương mại) cho rằng giá trị nhập siêu lớn từ Trung Quốc không phải nỗi lo.

Nhập siêu lớn từ Trung Quốc không phải nỗi lo - Ảnh 1.

Báo cáo kinh tế và thương mại được Trường đại học Thương mại công bố thường niên đánh giá tổng quan về triển vọng thị trường xuất nhập khẩu - Ảnh: HẢI YẾN

Ngày 18-4, Trường đại học Thương mại tổ chức công bố Báo cáo thường niên kinh tế và thương mại Việt Nam 2022, cấu trúc kinh tế thế giới và Việt Nam.

Phát biểu tại lễ công bố, PGS.TS Đinh Văn Sơn - chủ biên báo cáo - cho biết đây là năm thứ 5 công bố báo cáo. Năm nay nhóm nghiên cứu chọn điểm nhấn là cấu trúc kinh tế thế giới và Việt Nam để đưa ra những khuyến nghị chính sách về kinh tế, đầu tư, xuất nhập khẩu.

Xuất khẩu năm 2023 gặp nhiều khó khăn

Đại diện nhóm nghiên cứu trình bày báo cáo thường niên kinh tế và thương mại Việt Nam 2022, PGS.TS Doãn Kế Bôn, khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế (Trường đại học Thương mại), nhận định xuất nhập khẩu hàng hóa 2022 rất tốt, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 732,5 tỉ USD, tăng 9,5%. Thặng dư thương mại đạt 12,4 tỉ USD, tích cực so với năm 2021.

Trong vài năm tới tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước sẽ đạt 1.000 tỉ USD, ông Bôn dự báo.

Về cán cân thương mại năm 2022, theo nhóm nghiên cứu của Trường đại học Thương mại thì 80-90% thặng dư thương mại tới từ Mỹ, EU, trong khi thâm hụt thương mại chủ yếu đến từ các nước châu Á, trong đó khoảng 50% thâm hụt thương mại đến từ Trung Quốc, tiếp đó là Hàn Quốc, Nhật Bản.

Ông Bôn nhận định: "Trong năm 2023 hoạt động xuất khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn, phải rất nỗ lực mới đạt được tăng trưởng xuất khẩu cả năm 6% vì năm 2022 kinh tế thế giới gặp rất nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, thương mại thu hẹp, giá cả hàng hóa tăng cao, khả năng cạnh tranh hàng hóa giảm.

Thực trạng này tác động lớn đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2023. Chúng ta chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng tiêu dùng như điện thoại, máy vi tính, hàng dệt may, thủy hải sản…".

Nhập siêu lớn từ Trung Quốc không phải nỗi lo - Ảnh 3.

Xe chở hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn - Ảnh: HÀ QUÂN

Nhập nguyên phụ liệu, máy móc Trung Quốc

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online về giải pháp để giảm thâm hụt thương mại từ Trung Quốc, PGS.TS Phạm Tuấn Anh - khoa tài chính ngân hàng (Trường đại học Thương mại) - cho rằng với hai đặc điểm độ mở nền kinh tế lớn và đặc thù quan hệ kinh tế lâu dài giữa Việt Nam với Trung Quốc thì giá trị nhập siêu lớn từ Trung Quốc không phải là nỗi lo.

"Quan trọng là chúng ta đang nhập gì, xuất gì, giá trị gia tăng ra sao, áp lực tạo ra với các nguồn lực trong nước. Với nhập siêu từ Trung Quốc cần góc tiếp cận đa chiều, mềm mại, không quá định kiến rằng cứ nhập siêu từ Trung Quốc là không tốt", ông Anh cho hay.

Theo ông Anh, 3 tháng đầu năm nay xuất khẩu chip đi Mỹ tăng mạnh, trong bối cảnh cạnh tranh thương mại chiến lược giữa Mỹ - Trung Quốc rất rõ rệt. Nhiều doanh nghiệp sản xuất chip đã không chọn Trung Quốc làm cứ điểm sản xuất, và đang dịch chuyển sản xuất chip bán dẫn sang các quốc gia, và Đông Nam Á là một trong những điểm đến.

Việt Nam lọt vào top 4 nước dẫn đầu xuất khẩu chip vào Mỹ, điều này cũng cho thấy chúng ta phải xử lý câu chuyện xuất nhập khẩu với tăng trưởng theo góc nhìn đa chiều, chứ không đơn thuần đặt vấn đề cắt giảm nhập khẩu từ một thị trường cụ thể như Trung Quốc, ông Anh khẳng định.

Cùng quan điểm này, ông Bôn cho hay dù nhập siêu từ Trung Quốc nhiều năm liền nhưng chúng ta nhập chủ yếu là nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc phục vụ cho sản xuất trong nước, rất quan trọng.

Hiện Chính phủ cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp chuyển hướng thị trường, nhưng khi thị trường Trung Quốc có nguyên vật liệu tốt, máy móc giá rẻ, ví dụ như sợi, vải, máy may từ Trung Quốc rẻ hơn, tốt hơn thì đương nhiên các doanh nghiệp sẽ chọn nhập khẩu từ Trung Quốc. Đó là chưa kể tới yếu tố điều kiện thương mại rất thuận lợi giữa hai nước, ông Bôn nhấn mạnh.

Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc khoảng 60,9 tỉ USD trong năm 2022, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2022 kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc khoảng 119,3 tỉ USD, trong 3 tháng năm 2023 nhập khẩu 23,6 tỉ USD.
'90% nấm ở chợ đầu mối nhập từ Trung Quốc nhưng không để nhãn mác, cả khi vào siêu thị'

TTO - Đó là vấn đề mà bà Nguyễn Thị Hồng Minh - chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm minh bạch - AFT, nguyên thứ trưởng Bộ Thủy sản - đặt ra trong tọa đàm kiểm soát đầu vào của các đơn vị phân phối thương mại thực phẩm.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thuế thu nhập mua bán nhà đất: Vẫn thấy băn khoăn với đề xuất mới

Bộ Tài chính đang nghiên cứu lựa chọn giữa hai cách tính thuế, trong đó có phương án tính thuế 20% trên lợi nhuận từ chuyển nhượng bất động sản.

Thuế thu nhập mua bán nhà đất: Vẫn thấy băn khoăn với đề xuất mới

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nghiên cứu sinh sản thành công cá cam. Đây là loài cá được ưa chuộng tại Nhật Bản, dùng để chế biến sashimi, sushi và có giá thương phẩm khoảng 1 triệu đồng/kg.

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Thủ tướng: Trình nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế ngay kỳ họp này

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu hệ thống chính sách của Trung tâm tài chính quốc tế phải đột phá, vượt trội để thuyết phục được nhà đầu tư từ Trung Đông, Trung Quốc, ASEAN, Mỹ, châu Âu…

Thủ tướng: Trình nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế ngay kỳ họp này

Việt Nam có bến du thuyền quốc tế đầu tiên ở Nha Trang

Sau thời gian hoạt động thử nghiệm, bến du thuyền quốc tế Ana Marina Nha Trang (TP Nha Trang, Khánh Hòa) chính thức được cấp mã cảng quốc tế và trở thành bến du thuyền quốc tế đầu tiên tại Việt Nam.

Việt Nam có bến du thuyền quốc tế đầu tiên ở Nha Trang

Giá vàng thế giới bật tăng trở lại

Giá vàng thế giới đã bật tăng trở lại khi kết thúc phiên giao dịch cuối tuần vào hôm nay 10-5 do đồng USD đi xuống. Giá vàng miếng SJC đang cao hơn giá vàng thế giới đến 17,2 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới bật tăng trở lại

Hợp tác công tư làm đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội quy mô 40.300 tỉ đồng

Sân bay Gia Bình sẽ vừa phục vụ quốc phòng, an ninh vừa khai thác dân sự, phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng trung tâm logistics tại khu vực sân bay.

Hợp tác công tư làm đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội quy mô 40.300 tỉ đồng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar