02/05/2025 14:21 GMT+7

Nhập học 10 năm sau mới được công nhận sinh viên

Nhiều sinh viên chương trình liên kết đào tạo Trường đại học Mở TP.HCM học 8 năm, thậm chí có trường hợp nhập học 10 năm sau mới có quyết định công nhận sinh viên.

Nhập học 10 năm sau mới được công nhận sinh viên - Ảnh 1.

Sinh viên phản ánh chương trình liên kết đào tạo Trường đại học Mở TP.HCM tại Trường trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật số 2 có nhiều khuất tất, sai phạm quy chế đào tạo - Ảnh: TRẦN HUỲNH

Sinh viên phản ánh chương trình liên kết đào tạo Trường đại học Mở TP.HCM tại Trường trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật số 2 (Biên Hòa, Đồng Nai) có nhiều khuất tất, sai phạm quy chế đào tạo, trong đó có việc sinh viên nhập học 10 năm mới được công nhận đầu vào.

Sinh viên học 7-8 năm mới có quyết định công nhận đầu vào

Theo phản ánh của sinh viên: "Đến nay có hơn 5.000 sinh viên theo học chương trình liên kết đào tạo trên tại Biên Hòa. Trong đó rất nhiều sinh viên học từ 7-8 năm và thậm chí có trường hợp học tới 10 năm mới có quyết định công nhận đầu vào như P.H.L. nhập học khóa 2010, nhưng đến năm 2020 mới có quyết định công nhận sinh viên đầu vào".

Cũng theo sinh viên, thực tế không ít sinh viên đang học nhưng vẫn chưa có quyết định công nhận sinh viên đầu vào.

"Theo quy chế đào tạo, sinh viên đi học phải có thời hạn đào tạo chứ không phải muốn học tới khi nào ra cũng được. Nhưng có rất nhiều trường hợp sinh viên được Trường đại học Mở TP.HCM "hợp thức hóa" quyết định công nhận đầu vào sau khi học từ 5 - 10 năm. 

Việc làm này của trường có đúng quy chế và những môn học trước đó có được công nhận hay không", nhiều sinh viên thắc mắc.

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, nhiều tháng qua sinh viên chương trình liên kết đào tạo Trường đại học Mở TP.HCM tại Trường trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật số 2 nhiều lần gửi đơn đề nghị hai trường làm rõ việc miễn giảm môn học.

Các sinh viên cho rằng trường miễn giảm môn học rất tùy tiện, vô tội vạ. 

Nhiều sinh viên được miễn hơn 10 môn, trong khi trường hợp tương tự nhưng kết quả miễn giảm lại khác nhau mà nhà trường không trả lời.

Trường trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật số 2 nhiều lần gửi văn bản yêu cầu ban giám hiệu Trường đại học Mở TP.HCM, trung tâm đào tạo từ xa, trả lời bằng văn bản cho đơn vị liên kết và sinh viên các vấn đề về miễn giảm môn học.

Trong văn bản gửi Trường đại học Mở TP.HCM, ThS Nguyễn Thanh Phong - Trường trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật số 2, cho rằng: "Đơn vị liên kết thiết nghĩ đã là cùng lớp thì các bạn phải được hưởng quyền lợi miễn môn học như nhau, chứ không có chuyện người được người không… Do đặc thù tuyển sinh nên có bạn vào học trước bạn vào học sau… Việc miễn môn học phải công bằng, nếu làm như thế là đang ép người học".

"Sinh viên nộp hồ sơ đầu vào không đầy đủ nên trường chậm ra quyết định"

Theo ThS Hứa Văn Đức - phó giám đốc trung tâm đào tạo từ xa Trường đại học Mở TP.HCM - nhà trường liên kết đào tạo từ xa cùng Trường trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật số 2 từ năm 2003. Hai bên đã phối hợp tuyển sinh được 27 khóa các ngành kế toán, quản trị kinh doanh, luật kinh tế, luật (tùy giai đoạn).

Tính đến học kỳ II năm học 2024-2025 có 3.098 sinh viên đăng ký theo học, trong đó 1.030 sinh viên đã tốt nghiệp, 212 sinh viên chưa hoàn thành chương trình đào tạo, và 1.856 sinh viên đã bỏ học.

Trả lời Tuổi Trẻ Online về trường hợp sinh viên P.H.L. nhập học 10 năm sau mới có quyết định công nhận đầu vào, ông Đức cho hay sinh viên này nhập học tại trường từ năm 2010, chương trình đào tạo ngành luật kinh tế tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên Nhơn Trạch (Đồng Nai). Sau đó sinh viên xin chuyển về học tại Trường trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật số 2.

"Theo quy chế đào tạo từ xa của trường, sinh viên học tập theo hình thức tín chỉ có thể chủ động đăng ký môn học theo khả năng của mình và phù hợp quy chế. Do đó sinh viên có thể đăng ký các môn học và thi tại những cơ sở đào tạo trường có liên kết tổ chức đào tạo.

Năm 2010, sinh viên P.H.L. nộp hồ sơ đầu vào không đầy đủ, thông tin bị thiếu, sai sót, nên khi sinh viên bổ sung hồ sơ đầy đủ trường ra quyết định công nhận sinh viên (số quyết định 297/QĐ-ĐHM ngày 26-2-2020).

Do vậy các môn học trước đó sinh viên đã tích lũy được nhà trường công nhận kết quả học tập. Căn cứ vào chương trình đào tạo, sinh viên P.H.L. cần học bổ sung 6 môn học để hoàn thành chương trình và xét cấp bằng trên cơ sở công nhận tất cả các học phần mà sinh viên đã học", ông Đức cho biết.

Vì sao sinh viên cùng một lớp nhưng miễn giảm môn học khác nhau?

Về vấn đề giải quyết miễn giảm môn học khác nhau giữa các sinh viên trong cùng một lớp, đại diện trung tâm đào tạo từ xa khẳng định: chương trình phối hợp đào tạo với Trường trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật số 2 và nhiều đơn vị liên kết đào tạo khác đều tuân thủ quy định tuyển sinh, đào tạo hình thức đào tạo từ xa theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo từng giai đoạn cụ thể.

Nhà trường ban hành quy chế đào tạo, danh mục công nhận kết quả học tập, miễn giảm môn học phù hợp cho từng đối tượng tuyển sinh (tốt nghiệp THPT, TCCN, cao đẳng, đại học).

Sinh viên trúng tuyển thuộc đối tượng nào sẽ áp dụng danh mục công nhận xét miễn giảm tương ứng, do vậy sẽ có trường hợp sinh viên cùng một lớp nhưng số tín chỉ miễn giảm khác nhau.

Số lượng môn miễn giảm phụ thuộc vào bảng điểm và đầu vào xét tuyển của sinh viên. Tuy nhiên tất cả sinh viên phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn tốt nghiệp của khóa học theo đúng chương trình đào tạo đã ban hành, sẽ được xét tốt nghiệp và cấp bằng theo đúng quy định.

"Theo quy chế tuyển sinh đào tạo từ xa của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép Trường đại học Mở TP.HCM tuyển sinh đào tạo từ xa theo hình thức xét tuyển hồ sơ, không tổ chức thi tuyển sinh.

Đồng thời tuyển sinh từ xa có nhiều đợt trong năm, đảm bảo các lớp học tổ chức liên tục, thường xuyên, thuận tiện cho người học nên các đợt trúng tuyển khác nhau, sinh viên có thể đăng ký môn học và học cùng một lớp môn học", đại diện trung tâm giải thích.

Các trường hợp trước đây nếu có xét miễn giảm cùng một đối tượng tuyển sinh nhưng kết quả xét miễn giảm không giống nhau, do thời điểm xét miễn giảm cho sinh viên khác nhau (khi bộ phận miễn giảm nhận được hồ sơ sinh viên) và áp dụng quy định miễn giảm mới.

Liên quan một số trường hợp bị phản ánh không có quyết định đầu vào lại được Trường đại học Mở TP.HCM cấp bằng tốt nghiệp, trung tâm đào tạo từ xa khẳng định: "Trường thực hiện đào tạo theo quy chế ban hành kèm theo quyết định số 40/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 8-8-2003, và các quy định liên quan đến đào tạo từ xa.

Tất cả các trường hợp tốt nghiệp phải đảm bảo hoàn thành chương trình đào tạo và đáp ứng các tiêu chuẩn tốt nghiệp mới được cấp bằng. Quy chế nêu trên có ghi: hồ sơ tuyển sinh được lưu trữ ít nhất 1 năm sau khi tốt nghiệp".

Lạ lùng sinh viên chưa tốt nghiệp trung cấp vẫn được học cao đẳng?

Rất nhiều học sinh đã được Trường cao đẳng Lý Tự Trọng (TP.HCM) 'bật đèn xanh' cho phép học cao đẳng dù vẫn chưa hoàn thành hệ trung cấp.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Trong công điện của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành có nội dung chỉ đạo về việc nghỉ hè, hoạt động hè năm 2025 của trẻ em, học sinh.

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin nội dung liên quan quản lý dạy thêm, học thêm, sách giáo khoa.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Đội tuyển học sinh Việt Nam dự Olympic vật lý châu Á năm 2025 giành 3 huy chương vàng, 3 huy chương bạc và 2 huy chương đồng.

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không thu phí của người học như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ phải bắt đầu lộ trình thế nào và thay đổi gì so với cách làm hiện thời?

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại

Hơn 600 học sinh khối lớp 8 ở Bình Phước phải làm lại bài kiểm tra học kỳ 2 môn toán sau phi phát hiện lộ đề thi.

Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại

Nhiều giáo viên nước ngoài ở Việt Nam thiếu tôn trọng văn hóa bản địa, cần thay đổi

Chiều 10-5, diễn đàn 'Giáo dục vượt trội - Nâng niu bản sắc' do Embassy Education tổ chức đã mang đến những góc nhìn về gìn giữ, lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam trong môi trường quốc tế.

Nhiều giáo viên nước ngoài ở Việt Nam thiếu tôn trọng văn hóa bản địa, cần thay đổi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar