31/03/2020 11:10 GMT+7
Trở lại chủ đề

Y tá Pháp 'lau nước mắt' vào ca trực khi quá nhiều người chết vì COVID-19

ANH THƯ
ANH THƯ

TTO - Các nhân viên y tế Pháp lo sợ cho bệnh nhân, gia đình và đồng nghiệp trong bối cảnh thiếu giường bệnh và găng tay bảo vệ khi nước Pháp chứng kiến số lượng ca tử vong kỷ lục trong ngày ngay đầu tuần này.

Y tá Pháp lau nước mắt vào ca trực khi quá nhiều người chết vì COVID-19 - Ảnh 1.

Một y tá cầm mẫu bệnh phẩm từ một người tại trung tâm sàng lọc COVID-19 ở Paris, Pháp ngày 30-3-2020 - Ảnh: AFP

Vào 20h mỗi ngày, hàng triệu người trên khắp nước Pháp cùng ra bancông nhà họ để đập nồi, gõ trống, thổi kèn, huýt sáo và vỗ tay to nhất trong khả năng để cổ vũ tinh thần cho những nhân viên y tế đang gồng mình chiến đấu bảo vệ bệnh nhân mắc COVID-19.

Trào lưu cổ động của hàng triệu người dân, buộc phải ở nhà để hạn chế sự lây lan của dịch COVID-19, đã kéo dài gần 3 tuần qua và là một nguồn động viên không nhỏ đối với các y, bác sĩ. 

Dù vậy, với hàng trăm ca tử vong mỗi ngày, đội ngũ nhân viên y tế Pháp đang đứng trước trải nghiệm cực kỳ kinh khủng.

Hãng tin AFP cho biết ngày 30-3 Pháp đã ghi nhận số ca tử vong hàng ngày cao nhất kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát ở nước này, với 418 ca. Đến nay Pháp đã ghi nhận 3.024 người qua đời vì đại dịch này trong khi số ca nhiễm là 44.450.

"Khi thức dậy sáng nay tôi đã khóc. Tôi khóc khi đang ăn sáng. Tôi khóc khi chuẩn bị vào ca" - y tá Elise Cordier chia sẻ trên Facebook, trong một bài đăng tiết lộ nỗi sợ hãi và đau khổ của những người ở tuyến đầu.

Tuy nhiên, bà Cordier cho biết cũng ngay trong phòng thay đồ trước khi vào ca, "tôi hít vào, thở ra và lau khô nước mắt". "Những người nằm trên giường bệnh cũng khóc, và chính tôi đang ở đó để lau khô nước mắt cho các bệnh nhân" - y tá Cordier chia sẻ.

Với diễn tiến dịch phức tạp và số ca nhiễm lẫn ca tử vong đều đang tăng cao mỗi ngày, đội ngũ nhân viên y tế đang cống hiến hết sức mình trong một tình huống mà họ không bao giờ tưởng tượng được là họ sẽ phải đối mặt.

"Đội ngũ chúng tôi lo sợ những điều không chắc chắn đang chờ đợi chúng tôi trong tuần này và cả tháng 4" - giáo sư Elie Azoulay, trưởng phòng chăm sóc đặc biệt tại một bệnh viện ở Paris, cho biết. Bệnh viện của ông Azoulay đã tăng gấp 3 số giường chăm sóc đặc biệt nhưng hiện tại đã đầy người.

"Họ sợ cho chính mình và những người thân yêu, sợ không thể cứu được người và bị choáng ngợp trước nỗi sợ đó" - ông Azoulay nói. Bác sĩ Azoulay cho biết đã hay tin nhiều y, bác sĩ ở những nơi khác tại Pháp đã qua đời trong cuộc chiến chống dịch bệnh này.

"Tuy nhiên họ cũng rất kiên cường, nghiêm túc và xứng đáng được tôn trọng. Các y tá đã khiến tôi ngạc nhiên" - ông Azoulay cho biết thêm.

Y tá Pháp lau nước mắt vào ca trực khi quá nhiều người chết vì COVID-19 - Ảnh 2.

Một chiếc xe cứu thương đi qua gần tháp Eiffel, trên tháp có dòng chữ Merci (cảm ơn) để tỏ lòng biết ơn với các y, bác sĩ trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 ở Pháp - Ảnh: AFP

Ngoài việc phải đối mặt với cái chết và sự đau khổ của các bệnh nhân không thể tự thở nổi do suy giảm chức năng phổi vì COVID-19, các nhân viên y tế còn đối mặt với nỗi sợ họ sẽ bị lây nhiễm và trở thành nguồn lây nhiễm cho gia đình.

"Nỗi sợ hãi của chúng tôi là khi phải nói với những người bệnh nằm trên cáng rằng 'xin lỗi, chúng tôi không còn giường nữa'," - ông Benjamin Davido, giám đốc khủng hoảng y tế tại bệnh viện Raymond-Poincare ở phía tây Paris, chia sẻ.

Bác sĩ Davido cho biết các nhân viên y tế bắt đầu lo lắng và dần cảm thấy giận dữ trước sự thiếu hụt đồ bảo hộ và khẩu trang trong các bệnh viện tại Pháp. Sự tức giận lên đến đỉnh điểm sau cái chết đầu tiên của một bác sĩ Pháp vào 10 ngày trước. Vị bác sĩ này đã hủy chuyến du lịch về quê ở Madagascar để giúp mọi người khi dịch bắt đầu bùng phát tại Pháp.

Các bác sĩ tâm lý tại bệnh viện giờ đây đang chuyển sự chú ý từ bệnh nhân sang những đồng nghiệp khác của họ khi chứng kiến các đồng nghiệp ngày càng bất an và lo sợ sẽ bị lây nhiễm, trở thành nguồn lây nhiễm cho đồng nghiệp, gia đình và bạn bè.

"Đây là một nỗi sợ mới mẻ mà thế hệ của chúng tôi chưa bao giờ trải qua ở cấp độ này" - bác sĩ tâm lý Julie Geneste tại bệnh viện Clermont-Ferrand ở miền trung nước Pháp cho biết.

"Chúng tôi chưa chuẩn bị cho điều này. Một số đồng nghiệp của tôi đang trong tình trạng đau khổ. Một số khác bị sốc. Mọi người đều lo sợ cho gia đình mình" - Etienne, một bác sĩ trẻ tại Paris, chia sẻ sau khi chứng kiến một bệnh nhân anh đã chăm sóc tích cực nhưng không qua khỏi.

Tuy nhiên, nỗi sợ kinh khủng nhất đối với các y, bác sĩ đã có gia đình chính là về những đứa con của họ. Bác sĩ tâm lý Nicolas Dupuis chia sẻ rằng một y tá đã kể với ông rằng con gái 7 tuổi của cô đã nói với cô rằng "mẹ ơi, nếu mẹ bị bệnh thì mẹ đừng về nhà nhé".

Dịch COVID-19 sáng 31-3: Ý, Anh giảm ca nhiễm, thủ tướng Đức âm tính lần 3

TTO - Thứ trưởng Bộ Y tế Ý Pierpaolo Sileri ngày 30-3 nhận định tốc độ lây lan của dịch COVID-19 tại nước này đang chậm lại và có thể đạt đỉnh trong 7-10 ngày tới. Anh cũng ghi nhận tình hình tương tự.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Trong những món quà vô giá mà tạo hóa dành tặng loài người, có lẽ không gì tinh tế và kỳ diệu bằng nụ hôn.

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Quy trình hiến máu hiện nay diễn ra rất nhanh chóng với việc quét mã QR căn cước công dân, an toàn và hoàn toàn miễn phí. Người hiến máu sẽ trải qua các bước kiểm tra sức khỏe, lấy máu và nghỉ ngơi dưới sự hỗ trợ của nhân viên y tế.

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Quy định mới cho phép kê đơn thuốc mãn tính tối đa 90 ngày nhưng tại nhiều bệnh viện, bệnh nhân vẫn chỉ nhận thuốc 28 ngày.

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ

Làm thế nào để chủ trương này thực sự đi vào cuộc sống? Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến của người dân, bác sĩ và chuyên gia.

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ

Cảnh sát giao thông dẫn đường taxi chở bé trai co giật đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Thấy con trai bị sốc phản vệ, lên cơn co giật, người mẹ nhanh trí nhờ cán bộ Cục Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ trên cao tốc dùng mô tô đặc chủng dẫn đường đến bệnh viện nhanh chóng.

Cảnh sát giao thông dẫn đường taxi chở bé trai co giật đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh

Đó là thông tin được PGS Nguyễn Thị Bích Đào - chủ tịch Hội Đái tháo đường và nội tiết TP.HCM - chia sẻ tại hội thảo khoa học Chiến lược quản lý các bệnh lý tim mạch - chuyển hóa từ khuyến cáo đến thực hành lâm sàng do Bệnh viện Gia An 115 tổ chức.

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar