30/07/2020 13:41 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nhân viên y tế Brazil tình nguyện thử vắcxin COVID-19

ANH THƯ
ANH THƯ

TTO - Các nhân viên y tế, đặc biệt tại tuyến đầu điều trị COVID-19 tại Brazil, đang cống hiến bằng những cách khác nhau từ chăm sóc các bệnh nhân đến tình nguyện tham gia thử nghiệm vắcxin liên quan đến đại dịch này.

Nhân viên y tế Brazil tình nguyện thử vắcxin COVID-19 - Ảnh 1.

Bác sĩ nhi khoa Monica Levi, một trong những tình nguyện viện đã tiêm vắcxin COVID-19 tại Sao Paulo, Brazil ngày 24-7 - Ảnh: AFP

Brazil đang là quốc gia có số ca nhiễm lẫn ca tử vong vì COVID-19 cao thứ hai trên thế giới sau Mỹ, và virus corona vẫn đang lây lan nhanh tại đây. Đây là thông tin xấu theo mọi hướng trừ một hướng là biến quốc gia Nam Mỹ này trở thành nơi thử nghiệm lý tưởng cho các vắcxin tiềm năng ngừa virus corona, theo Hãng tin AFP ngày 30-7.

Công việc thử vắcxin trên người các nhân viên y tế đang làm việc tại các cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 là thích hợp nhất bởi vì họ có khả năng tiếp xúc nhiều nhất với virus corona. Điều này cho phép các nhà nghiên cứu tiến hành một thí nghiệm có kiểm soát để xem hiệu quả của vắcxin sẽ như thế nào.

"Tôi muốn đóng góp và đây là cách đóng góp của tôi cho khoa học", bác sĩ nhi khoa Monica Levi, một trong 5.000 tình nguyện viên tại Brazil đang giúp thử nghiệm một trong các vắcxin hứa hẹn nhất cho đến nay, chia sẻ.

Bác sĩ Levi (53 tuổi) hiện làm việc tại phòng khám chuyên khoa về Bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng (Cedipi) ở Sao Paulo, tâm dịch của Brazil, nước đang có hơn 2,5 triệu ca nhiễm và hơn 90.000 người chết vì COVID-19.

"Tôi đang hành động vì niềm tin của mình", bà Levi chia sẻ.

Tuần trước, Brazil đã tiến hành thử nghiệm giai đoạn 3 của vắcxin Trung Quốc CoronaVac do Công ty dược Sinovac Biotech phát triển.

Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 này liên quan đến thử nghiệm quy mô lớn trên người, bước cuối cùng trước khi tìm kiếm sự phê chuẩn cho phép lưu hành vắcxin ra bên ngoài phòng thí nghiệm theo quy định của các cơ quan chức năng có liên quan.

Nhân viên y tế đóng vai trò chính trong thử nghiệm vắcxin trên. "Họ chọn các chuyên gia y tế vì chúng tôi thường xuyên tiếp xúc với nguy hiểm", bà Levi nhận định.

Những tình nguyện viên tham gia thử nghiệm trên phải trong độ tuổi từ 18-55, làm công việc liên quan đến chăm sóc bệnh nhân và không có các bệnh lý nền. Một nửa số này được tiêm vắcxin và một nửa nhận giả dược.

Tuy nhiên, họ chỉ có thể biết kết quả vào năm sau.

Bác sĩ Levi cho biết bà đã được tiêm vắcxin hôm 21-7, và bị đau đầu cùng ớn lạnh ngay ngày đầu tiên nhận mũi tiêm. "Nhưng tôi thậm chí không biết họ cho tôi vắcxin hay là giả dược", bác sĩ nhi khoa này chia sẻ.

Các nhà khoa học trên thế giới đang chạy đua để phát triển và thử nghiệm vắcxin COVID-19 trong bối cảnh đại dịch đã lây nhiễm trên 17 triệu người. Cho đến nay có hơn 150 dự án phát triển vắcxin COVID-19 trên toàn cầu.

Brazil cũng đang thử nghiệm một loại vắcxin khác do ĐH Oxford và Công ty dược AstraZeneca phát triển. Nếu thành công, Brazil sẽ nhận được 100 triệu liều vắcxin theo thỏa thuận với ĐH Oxford.

Nếu thử nghiệm thất bại, tất cả sẽ đổ sông đổ biển.

Chuyên gia y tế hàng đầu Trung Quốc làm 'chuột bạch' vắcxin COVID-19

TTO - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Trung Quốc cho biết ông đã được tiêm vắcxin ngừa COVID-19 để khuyến khích công chúng noi theo, một khi vắcxin được phê chuẩn sử dụng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

UBND TP.HCM vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.HCM về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm trưởng ban chỉ đạo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Sau cơn mưa trước giờ tan tầm, bầu trời phía tây Hà Nội xuất hiện đám mây ngũ sắc khổng lồ với hình thù kỳ thú.

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

Nghiên cứu mới cho thấy siêu vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa có thể phát triển mạnh trong môi trường vô trùng bằng cách ăn nhựa y tế.

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

NASA công bố những bức ảnh xuất sắc nhất năm

Những bức ảnh đẹp nhất tại Giải thưởng Nhiếp ảnh gia của năm (Photographer of the Year Awards) vừa được NASA công bố.

NASA công bố những bức ảnh xuất sắc nhất năm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar