02/06/2018 17:51 GMT+7

'Nhân tài' xin nghỉ hàng loạt, Đà Nẵng mới tính chuyện 'hỗ trợ mềm'

TRƯỜNG TRUNG
TRƯỜNG TRUNG

TTO - Đà Nẵng muốn nghiên cứu xây chung cư cho thuê với giá hỗ trợ cho các học viên Đề án 922 nhằm giữ nguồn nhân lực chất lượng cao gắn bó với thành phố sau khi một số học viên xin rút.

Nhân tài xin nghỉ hàng loạt, Đà Nẵng mới tính chuyện hỗ trợ mềm - Ảnh 1.

Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đề xuất có thêm các hỗ trợ "mềm" cho "nhân tài" - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Thông tin trên được ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cho biết tại buổi gặp mặt hơn 400 nhân lực chất lượng cao thuộc Đề án 922, sáng 2-6.

Theo Sở Nội vụ Đà Nẵng, tính đến tháng 5-2018 TP Đà Nẵng đã cử 616 nhân lực Đề án 922 đi đào tạo các bậc học. Sau quá trình học đã bố trí công tác cho 460 học viên, tuy nhiên có tới 40 trường hợp xin rút khỏi đề án khi đã nhận công tác.

Ngoài ra có một số trường hợp "rơi rớt" do kết quả học tập không đạt, tốt nghiệp nhưng không về nhận công tác.

Một trong những lo lắng khiến những học viên chưa thể "tận tâm cống hiến" được nêu ra trong buổi gặp gỡ là nỗi lo biên chế.

Học viên Phương Dung, công tác tại quận Hải Châu, bày tỏ lo lắng khi còn nhiều học viên chưa được vào biên chế, trong khi đã có thông báo cuối năm 2018 các đơn vị phải chấm dứt hợp đồng tại cơ sở hành chính.

Anh Nguyễn Ngọc Tiến, công tác tại Sở Tài nguyên - môi trường, cho biết đơn vị anh công tác là Chi cục Bảo vệ môi trường có thông báo cuối năm 2018 cắt giảm toàn bộ hợp đồng lao động trong khi học viên nhiều, chỉ tiêu biên chế ít, nếu tính cả số lượng về hưu thì… 15 năm nữa mới đáp ứng đủ. 

"Giải quyết việc này nếu luân chuyển anh em về đơn vị sự nghiệp tôi rất lo ngại sẽ không phù hợp với chuyên ngành mình được cử đi đào tạo", anh Tiến nói.

Nhân tài xin nghỉ hàng loạt, Đà Nẵng mới tính chuyện hỗ trợ mềm - Ảnh 2.

Các học viên đề án 922 trong buổi đối thoại với lãnh đạo TP Đà Nẵng- Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Ông Võ Ngọc Đồng, Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng, thừa nhận câu chuyện biên chế rất nan giải, và hiện nay còn khoảng 50 học viên đề án chưa vào công chức, 105 người chưa vào viên chức. 

"Trong năm nay sẽ có chỉ tiêu khoảng 70, 80 người vào viên chức. Chúng tôi rất mong muốn các bạn học viên đề án sẽ thi vào. Còn chỉ tiêu viên chức thì vẫn còn đủ sức giải quyết cho tất cả", ông Đồng cho biết.

Theo ông Đồng, một khi học viên về đơn vị sự nghiệp thì sẽ vào viên chức bằng thi tuyển hoặc xét tuyển đặc cách. 

Qua xem xét, đa số học viên đều có điều kiện đặc cách vào viên chức, và khi đã là viên chức, nếu vào cơ quan hành chính thành công chức thì cần 5 năm, không qua thi tuyển.

Theo ông Huỳnh Đức Thơ, học viên Đề án 922 nếu thi chưa đạt, còn có sự lựa chọn khác là đến các đơn vị sự nghiệp làm việc để vào công chức bằng con đường xét tuyển, điều động, biệt phái.

Ông Thơ nhìn nhận Đà Nẵng đang có đội ngũ công chức, viên chức tiềm năng đồ sộ với trình độ ngoại ngữ và chuyên môn rất tốt, là "vốn liếng quý giá" cho một thành phố đang phát triển nên yêu cầu các đơn vị sử dụng "nhân tài" phải tăng cường lắng nghe, đối thoại.

Theo ông Thơ, sẽ có những "va vấp" với nhân tài do chưa có kiến thức tiền công vụ nên yêu cầu lực lượng này phải "lăn vào thực tiễn, hòa đồng trong công việc".

"Không ai tài giỏi ra trường là việc thuần thục ngay. Phải gừng cay muối mặn 5-7 năm mới vào được guồng máy, từ quen việc đến thành thạo. Khi các bạn vừa đến độ chín thì đã hết hợp đồng lao động với thành phố", ông Thơ nói.

Ông Thơ yêu cầu các sở nghiên cứu có thể xây chung cư cho thuê với giá hỗ trợ để nhiều học viên có điều kiện sinh sống và làm việc tốt hơn, coi đó là hỗ trợ "mềm" để học viên an tâm gắn bó với bộ máy thành phố trước sự mời gọi của rất nhiều khối doanh nghiệp tư nhân.

Nhân tài xin nghỉ hàng loạt, Đà Nẵng mới tính chuyện hỗ trợ mềm - Ảnh 3.

Học viên Thùy Linh, công tác tại Sở Nội vụ Đà Nẵng đề nghị có thêm những hỗ trợ mềm như chính sách miễn học phí, bảo hiểm y tế... cho các học viên để giữ chân họ lâu dài - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Một số học viên chưa nhận tiền hỗ trợ

Theo đề án 922, năm 2010 học viên được cử đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ sẽ có thêm mức hỗ trợ 1 triệu đồng/tháng trong thời gian hưởng tối đa 5 năm.

Tuy nhiên kết luận Thành ủy Đà Nẵng sau này phải điều chỉnh do không phù hợp với quy định hiện hành nên phải dừng việc này từ thời điểm tháng 6-2015.

Một số học viên cho biết vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ dứt điểm một lần sau khi việc hỗ trợ chấm dứt.

TRƯỜNG TRUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

70 năm hoàn thành tập kết ra Bắc: Bấy nhiêu năm ấy biết bao nghĩa tình

Ngày 16-5-1955, tròn 70 năm trước, biển trời Quy Nhơn xanh ngắt đưa chân con tàu cuối cùng rẽ sóng tiễn những người con thân yêu của Liên khu V lên đường tập kết ra Bắc.

70 năm hoàn thành tập kết ra Bắc: Bấy nhiêu năm ấy biết bao nghĩa tình

Vụ hàng trăm tấn xi măng để ngoài trời gây hư hỏng: Tạm đình chỉ công tác chủ tịch xã

Chủ tịch UBND xã bị tạm đình chỉ công tác 15 ngày để làm rõ trách nhiệm liên quan đến việc xi măng từ nguồn hỗ trợ xây dựng nông thôn mới bị hư hỏng.

Vụ hàng trăm tấn xi măng để ngoài trời gây hư hỏng: Tạm đình chỉ công tác chủ tịch xã

Không chuyển đổi các khu ký túc xá sinh viên ở Nha Trang làm nhà công vụ

Khánh Hòa bác phương án chuyển đổi các ký túc xá sinh viên thành nhà công vụ và xin bố trí 70 phòng của nhà khách T78 cho cán tại Ninh Thuận ở khi sáp nhập.

Không chuyển đổi các khu ký túc xá sinh viên ở Nha Trang làm nhà công vụ

Thủ tướng: Tập trung tìm kiếm cứu nạn vụ sạt lở ở khu vực thủy điện Tả Páo Hồ 1A

Tối 16-5, Thủ tướng có công điện gửi yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả sự cố sạt lở tại công trường thi công công trình thủy điện Tả Páo Hồ 1A.

Thủ tướng: Tập trung tìm kiếm cứu nạn vụ sạt lở ở khu vực  thủy điện Tả Páo Hồ 1A

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng trường học ngay ngắn, dạy học lành mạnh là phải ngăn chặn việc ép học sinh học thêm.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Đề xuất cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin bài như báo chí

Dự thảo Luật Báo chí sửa đổi đề xuất nghiêm cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin, bài như cơ quan báo chí.

Đề xuất cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin bài như báo chí
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar