18/11/2021 13:28 GMT+7

'Nhân nghĩa đất phương Nam' giữa những ngày COVID-19

LAM ĐIỀN
LAM ĐIỀN

TTO - Lễ trao giải cuộc thi thơ 'Nhân nghĩa đất phương Nam' vừa diễn ra sáng 18-11 tại Hội Nhà văn TP.HCM, khép lại một chương trình thơ được tổ chức (từ 2-8 đến 15-9) ngay giữa lúc đại dịch COVID-19 đang căng thẳng.

Nhân nghĩa đất phương Nam giữa những ngày COVID-19 - Ảnh 1.

Tác giả Tự Hàn (giữa) nhận giải nhất cuộc thi thơ Nhân nghĩa đất phương Nam - Ảnh: L.ĐIỀN

Ý tưởng về một cuộc thi thơ giữa lúc TP.HCM và cả nước đang oằn mình chống dịch xuất phát từ cách nhìn có tính cách tự vấn của giới làm thơ, rằng trước một cơn biến động lớn của cộng đồng, của nhân dân, trước hoạn nạn dịch bệnh đang khiến người người, nhà nhà chung tay lo cho nhau và tự lo cho mình, thế thì, thơ có thể làm gì?

"Hơn bao giờ hết, các nhà thơ, các tâm hồn thơ cảm thấy rằng, mình cần phải nhập cuộc đặng chia sẻ với nỗi đau, niềm thống khổ của tất cả mọi người, đặng cất lên tiếng kêu thương của "người trong một nước", nhà thơ Lê Minh Quốc - trưởng ban chung khảo - khẳng định.

Và cuộc thi thơ Nhân nghĩa đất phương Nam được phát động với đề tài được gợi ý là nội hàm nhân nghĩa xoay quanh cơn đại dịch đang tràn qua mảnh đất phương Nam này, các góc cạnh cuộc sống mà nhà thơ soi chiếu, nắm bắt và thấu cảm được.

Cuộc thi đã được sự đồng cảm sâu sắc từ giới làm thơ, trong 45 ngày phát động, ban tổ chức nhận được hơn 1.500 bài thơ từ hơn 700 tác giả.

Điểm đặc biệt của cuộc thi này là có những nhà thơ như cô Hồ Đắc Thiếu Anh vừa thoát khỏi bàn tay "tử thần COVID" từ bệnh viện điều trị trở về nhà đã làm thơ gửi ngay đến tham gia, và được nhận tặng thưởng.

Nhân nghĩa đất phương Nam giữa những ngày COVID-19 - Ảnh 2.

Nhà thơ Hồ Đắc Thiếu Anh nhận tặng thưởng cho bài thơ "Ly mì ăn liền lúc 0 giờ" làm dự thi ngay sau khi trở về từ bệnh viện điều trị COVID-19 - Ảnh: L.ĐIỀN

Nhà thơ Yên Khang (Nhật Quỳnh) vừa gửi thơ tham gia cuộc thi cũng phải vào viện điều trị vì COVID-19, may là chị đã hồi phục trở về và kịp đến nhận giải nhì như một điển hình cho nhà thơ có trải nghiệm thực tế nhất qua mùa dịch này.

Các tác phẩm dự thi phản ánh chính cái điều cả cộng đồng đang hướng đến. Nhà văn Bích Ngân làm một tổng kết trích ngang: "Nhiều bài thơ được gởi đến từ những y bác sĩ, quân nhân đang trực chiến nơi tuyến đầu chống dịch. Những bài thơ được viết từ những bệnh nhân COVID vừa thoát khỏi bàn tay tử thần…".

Và "những bài thơ đem lại cảm xúc cho độc giả là những bài thơ được viết bằng cả trái tim đối với những đau thương mất mát mà con người gánh chịu trong đại dịch, cũng như đã đồng cảm, sẻ chia và lan tỏa những giá trị nhân văn mà không chỉ là riêng người của đất phương Nam mới có được".

Trong số lượng lớn tác phẩm như vậy, giải nhất được trao cho chùm 3 bài thơ của Tự Hàn - một bác sĩ đang ở Long Khánh, là một kết quả xứng đáng. Cả 3 bài thơ giải nhất Tưởng niệm, Hẹn con sinh nhật mùa sau, Có thể đều cùng chung cảm hứng từ người trong cuộc giữa tuyến đầu chống dịch.

Nhân dịp này, Hội Nhà văn TP.HCM cũng phát hành tập thơ Nhân nghĩa đất phương Nam in 72 bài thơ của 53 tác giả vào chung khảo và 14 bài thơ hưởng ứng cuộc thi.

3 bài thơ giải nhất của tác giả Tự Hàn:

Tưởng niệm

(Tưởng niệm đồng đội tôi - bác sĩ Trịnh Hữu Nhẫn đã hy sinh nơi tuyến đầu)

Tôi chưa kịp về anh đã theo mây

những đám mây quặn thắt

những đám mây ngơ ngác

những đám mây thép gai cào cắt

Sài Gòn mưa trong lòng âm âm

Thế hệ tôi sinh ra sau chiến tranh

mất mát đau thương chiều dài tưởng niệm

nghe giặc giã như mặt trời đã lặn

ngờ đâu chiều nay mưa chín trời

lửa thiêu nỗi buồn tím ngắt quê hương

Anh ơi! ống nghe còn đây, áo blouse còn đây và cả hũ tro còn đây

sao anh chưa kịp nói một lời với mẹ, với vợ, với con đã theo loài mây trắng

Tim tôi như vỡ tan

nỗi đau thấm từng phế nang

từng thớ cơ

từng hồng cầu

từng nơ-ron

từng mao quản

ai chỉ cho tôi ụ đất nào ghi bia mộ tên anh

Tôi muốn ôm mưa pha hoàng hôn Bến Thành thật xanh

tôi muốn ôm mưa hòa tiếng chuông Nhà thờ Đức Bà thở dài ngằn ngặn

tôi muốn ôm mưa ngồi nghe đất khóc

Anh ơi!

Mai này tổ quốc ghi tên anh

mai này Sài Gòn nhớ về anh

người liệt sĩ trong thời bình có xác có thân mà không được về đất mẹ

người anh hùng áo trắng

xin thắp nén nhang lòng bái vọng tâm y.


Hẹn con sinh nhật mùa sau

sinh nhật này ba không về đâu con

khu hồi sức chiều nay trở gió

hoàng hôn lặng vào ba nỗi buồn thăm thẳm

ly cà phê không đường

môi đắng nghẹn, con ơi!

ba muốn nhặt cầu vồng

muốn hái mặt trời

muốn tặng cho con những vì sao đẹp nhất

nhưng con ơi: Sự thật

bạn bè, đồng nghiệp tuyến đầu đang lặng lẽ hy sinh.

quà sinh nhật cho con là bài hát trong tim

là tiếng thạch sùng tắc lưỡi

là tiếng thở dài lo lắng cho ba của con, mẹ và em chia nhau trăn trở

ba cấp cứu bao người có cứu nỗi buồn con!

sinh nhật này ba không về đâu con

cũng không bánh, không hoa

còn niềm tin thay nến

còn tình thương cháy bỏng

còn mồ hôi thay nụ cười khi người bệnh thoát nguy

giờ này con buồn phải không

trời lại mưa, đèn vàng, phố vắng

không bạn, không bà nội, không dì Lan, không em Gold

chỉ còn đêm thinh lặng

tiếng chó sủa ma làm con giật mình hay tại lá rơi

con yêu ơi, ngoan!

ba gửi nến mặt trời

gửi râu tôm mẹ nấu canh bầu bí

gửi tâm y nơi tuyến đầu chống dịch

hẹn sinh nhật mùa sau ba về

nhà mình cùng thắp nến lung linh!


Có thể

(Vu Lan 2021)

Có thể tháng bảy này không cài được bông hoa

Khi mọi người bắt đầu nghĩ về loài sen trắng

Ngọn lửa thiêu âm âm chưa bao giờ thôi cháy

Thời bây giờ ai động lòng trắc ẩn

Nên tự cảm một mình giữa phòng trắng cô đơn

Có thể tháng bảy này phải học cách lãng quên

Để bình tĩnh chờ những gì đơn giản nhất

Khi dịch bệnh bủa vây với nỗi lo còn mất

Tự đốt lên cho mình ngọn lửa niềm tin

Có thể tháng bảy này chẳng làm lễ Vu Lan

Ơn nghĩa mẹ cha núi cao biển rộng

Con như phận sóng sinh ra mang trong mình lận đận

Thì nợ cuộc đời, nợ ân tình hãy tha thứ cho nhau

Có thể

Có thể

Có thể mai này chẳng gặp nữa đâu

Thì xin

Thì xin

Thì xin đừng nhớ nhau như một loài sen trắng

Cũng đừng nhớ đến nhau bằng tâm kinh nhật tụng

Hãy để mình đến rồi đi từng đợt sóng muôn trùng

Tháng bảy chạm mặt người rưng rức niềm tin

Lời di ngôn chưa cạn môi đã vỡ

Có thể tin được không

Có thể tin được không

Rằng ta với đời vẫn còn nặng nợ

Đốt lửa mặt trời ta đi tìm nhau.

2021.

Nguyễn Văn Song đoạt giải nhất cuộc thi thơ lục bát 'Quê hương và tình yêu'

TTO - Bài thơ Cổng làng của tác giả Nguyễn Văn Song (Hưng Yên) vừa đoạt giải nhất cuộc thi thơ lục bát 'Quê hương và tình yêu' do Tập san Áo Trắng tổ chức từ đầu tháng 11 năm trước.

LAM ĐIỀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên, nổi tiếng với vai diễn Tống Khánh Linh trong phim Tôn Trung Sơn, qua đời ở tuổi 51 sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Bức tượng của bà Melania Trump một lần nữa bị phá hoại ngay tại quê nhà Slovenia.

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Hòa Hiệp được biết đến là kép đẹp trên các sân khấu kịch Hồng Vân, Idecaf, trên phim ảnh. Nay anh bắt tay viết kịch bản và dàn dựng với câu chuyện Thạch Sùng.

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Với 105 tác phẩm hội họa, điêu khắc, ký họa, cuộc trưng bày chuyên đề 'Kể chuyện sau ngày thống nhất' mang đến một không gian nghệ thuật giàu cảm xúc, tái hiện sống động những ký ức lịch sử và kết nối quá khứ với hiện tại.

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar