25/05/2018 16:44 GMT+7

Nhận diện những nguy cơ 'bong bóng' bất động sản

Nguồn: Tin Tức/ Thông tấn xã Việt Nam
Nguồn: Tin Tức/ Thông tấn xã Việt Nam

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM, tình trạng sốt đất nền ở các vùng ven, ngoại thành đã giảm, nhưng tình trạng bất động sản vẫn bị 'thổi' giá cao.

Nhận diện những nguy cơ bong bóng bất động sản - Ảnh 1.

Mặc dù "sốt" đất nền vùng ven nhưng khó xảy ra hiện tượng "bong bóng" BĐS

Tuy nhiên, đây không phải là 'bóng bóng' BĐS như mọi người lo ngại.

Để giúp mọi người nhận diện "bong bóng" BĐS, ông Châu chia sẻ những nguyên nhân có thể dẫn đến BĐS thông qua hai cuộc khủng hoảng "bong bóng" BĐS từ năm 2007 đến đầu năm 2008 và năm 2010 đã xảy ra, như sau:

Thứ nhất, tăng trưởng GDP năm 2007 đạt 8,48% là mức rất cao; TP Hồ Chí Minh tăng trưởng GRDP năm 2007 đạt mức 12,6% cũng là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm kể từ năm 1997, dẫn đến thực tế là nhiều doanh nghiệp và người dân dễ kiếm tiền, trong đó BĐS là kênh đầu tư được lựa chọn để cất trữ, để kinh doanh, kể cả đầu cơ.

Thứ 2, nguyên nhân trực tiếp bắt nguồn từ chính sách nới lỏng tín dụng, thậm chí đã cho vay dưới chuẩn, thể hiện tăng trưởng tín dụng năm 2007 rất cao, lên đến hơn 37%. Trong đó, một phần rất lớn đổ vào BĐS. Bên cạnh đó là nguồn vốn xã hội cũng đổ vào đầu tư kinh doanh BĐS. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều ngân hàng thương mại không kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn vay tín dụng, khiến nhiều nguồn vốn sử dụng không đúng mục đích.

Thứ 3, có sự phát triển lệch pha cung - cầu sản phẩm trên thị trường BĐS, chủ yếu là phát triển nóng ở phân khúc bất động sản cao cấp.

Thứ 4, xuất hiện rất nhiều nhà đầu tư kinh doanh BĐS thứ cấp, môi giới, cò đất, cò nhà, đi đôi với các đợt sóng tăng giá bất động sản với tần số chóng mặt. Thậm chí, nhiều giới đầu cơ chuyên nghiệp "cầm trịch" làm giá, thổi giá, tạo sóng, lướt sóng, đẩy giá ảo rất cao so với giá trị thực của BĐS để trục lợi, kiếm lợi rất nhanh, kích thích tâm lý đầu tư "bầy đàn" trên thị trường BĐS.

Thứ 5, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền không sử dụng kịp thời, hiệu quả công cụ về thuế; công cụ về tín dụng; công cụ về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chủ trương đầu tư dự án để điều tiết hiệu quả thị trường bất động sản ngay khi vừa xuất hiện dấu hiệu "bong bóng".

Riêng cuộc khủng hoảng "bong bóng" bất động sản năm 2010 còn có thêm một nguyên nhân nữa là hệ quả của gói kích cầu đầu tư với quy mô tương đương 1 tỷ USD vào giữa năm 2009. Trong đó, có một phần đáng kể nguồn vốn này được sử dụng sai mục đích để đầu tư vào BĐS mà không được các ngân hàng thương mại kiểm soát chặt chẽ.

Đối chiếu các nguyên nhân dẫn đến "bong bóng" BĐS đã xảy ra trên với tình hình thực tiễn của thị trường hiện nay, Hiệp hội nhận thấy khó xảy ra "bong bóng" BĐS trong năm 2018.

Bởi tăng trưởng GDP cả nước năm 2017 đạt 6,81%, cao nhất trong 10 năm qua, là mức tăng trưởng tích cực và hợp lý. Nền kinh tế không có tăng trưởng nóng. Các thành phần kinh tế đang có xu thế đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, phong trào khởi nghiệp đang phát triển mạnh với 126.859 doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2017, số vốn đăng ký là 1,3 triệu tỷ đồng, tăng 1,6 lần về số lượng doanh nghiệp và tăng 2,5 lần về số vốn đăng ký so với năm 2016.

Riêng quý 1/2018, có 26.785 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 278.000 tỷ đồng. Chính phủ đã đề ra mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2018 khoảng 6,5-6,7%, là mức tăng trưởng tích cực và hợp lý.

Thứ 2, tăng trưởng tín dụng của cả nước năm 2017 đạt 18,17% (chỉ gần bằng phân nửa mức tăng trưởng tín dụng nóng 37% của năm 2007); dự kiến năm 2018 tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 17% cũng là mức tăng tích cực và hợp lý.

Thêm nữa, ngân hàng Nhà nước đang thực hiện chính sách tín dụng thận trọng, chặt chẽ và linh hoạt; đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng cho 5 lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ nguồn tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán; thực hiện lộ trình hạn chế dần tín dụng vào lĩnh vực bất động sản.

Năm 2018, các ngân hàng thương mại chỉ được sử dụng 45% nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung hạn, dài hạn, chủ yếu là lĩnh vực bất động sản. Theo lộ trình, tỷ lệ này sẽ giảm còn 40% kể từ ngày 01/01/2019. Do đó, các ngân hàng thương mại không có hiện tượng buông lỏng tín dụng hoặc cho vay dưới chuẩn; lãi suất huy động hiện nay khá ổn định; lãi suất cho vay trung và dài hạn chỉ trong khoảng 9,3-11%/năm.

Nguồn: Tin Tức/ Thông tấn xã Việt Nam

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bình Định tháo gỡ rào cản phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số

ới việc thành lập Tổ công tác 57, chính quyền tỉnh Bình Định thể hiện quyết tâm phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bình Định tháo gỡ rào cản phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Cấp điện xuyên suốt cho kỳ thi tuyển sinh, tốt nghiệp THPT tại TP.HCM

Tổng Công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị thành viên về việc đảm bảo cung cấp điện trong kỳ thi tuyển sinh, tốt nghiệp năm 2025.

Cấp điện xuyên suốt cho kỳ thi tuyển sinh, tốt nghiệp THPT tại TP.HCM

Du khách sợ đi du lịch Nhật Bản vì ‘tiên tri’ động đất trong truyện tranh

Một truyện tranh Nhật Bản đang gây ra làn sóng lo ngại về một trận động đất lớn sắp xảy ra, khiến một số du khách từ Trung Quốc và Đông Nam Á hủy hoặc hoãn chuyến đi tới Nhật.

Du khách sợ đi du lịch Nhật Bản vì ‘tiên tri’ động đất trong truyện tranh

Cha mẹ cần chú ý tình trạng ‘bàn chân bẹt’ ở trẻ

Bàn chân bẹt là một trong những nguyên nhân gây sai tư thế, cong vẹo cột sống, dáng đi xấu và ảnh hưởng đến chiều cao, phát triển ở trẻ. Tại USAC, tình trạng này được điều trị bằng đế chỉnh hình tạo vòm chân.

Cha mẹ cần chú ý tình trạng ‘bàn chân bẹt’ ở trẻ

Điểm tin cùng bạn 8h: Giá nước sạch tại Quảng Nam tăng vọt; Du khách dễ bị lừa nhất ở Bangkok

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình Điểm tin cùng bạn 8h ngày 22-5.

Điểm tin cùng bạn 8h: Giá nước sạch tại Quảng Nam tăng vọt; Du khách dễ bị lừa nhất ở Bangkok

Phụ phí hành lý - ‘gà đẻ trứng vàng’ của hàng không giá rẻ

Hành khách tại châu Âu đã chi hơn 10 tỉ euro (11,2 tỉ USD) trong năm 2024 chỉ để mang hành lý xách tay lên cabin của 7 hãng hàng không giá rẻ lớn nhất lục địa.

Phụ phí hành lý - ‘gà đẻ trứng vàng’ của hàng không giá rẻ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar