28/10/2024 10:20 GMT+7

Nhận biết ban do sởi hay phát ban do vi rút

Tình hình sởi gia tăng ở 19 tỉnh thành phía Nam. Đang mùa mưa bão các bệnh do vi rút cũng gia tăng. Vậy đâu là điểm khác biệt giữa phát ban do sởi với các bệnh sốt phát ban do vi rút khác như Rubella, HHV-6, HHV-7... hay sốt tinh hồng nhiệt?

Nhận biết ban do sởi hay phát ban do vi rút - Ảnh 1.

Ảnh: CDC

Đặc điểm nổi ban

Sởi và một số bệnh lý sốt phát ban khác đầu tiên ban da xuất hiện thưa thớt ở thân trên. Đến ngày thứ ba của đợt phát ban, ban sởi mọc dày hơn ở thân trên, ở mặt, thưa ở chân. Trong khi ở sốt phát ban do nguyên nhân khác thông thường đến ngày thứ ba phát ban sẽ giảm, lặn, hết sốt.

Ban điển hình của sởi xuất hiện theo trình tự thời gian và không gian, cụ thể: ngày thứ nhất bắt đầu nổi ban từ sau tai, chân tóc lan qua da đầu - mặt rồi tới cổ; ngày thứ hai ban lan xuống ngực và tay; ngày thứ ba ban lan tới bụng thắt lưng và chân.

Ban sởi có cả trên da đầu, lòng bàn tay, lòng bàn chân và mọc dày hơn ở nơi xuất hiện trước, nên ban ở vùng mặt và cổ có xu hướng dính lại với nhau rất rõ rệt, còn ở chân thì thưa thớt. Ở giai đoạn hai ngày đầu phát ban thì sốt tăng cao đột ngột có thể đến 39 - 40 độ C, ho nhiều hơn, tiêu chảy, mệt mỏi hơn.

Vào thời điểm ban chân xuất hiện nhiều thì ban vùng mặt bắt đầu sậm màu và ban lặn dần theo trình tự như trên. Lúc này nhiệt độ thường giảm, các triệu chứng toàn thân nhanh chóng biến mất.

Dấu hiệu viêm long

Một trong những dấu hiệu điển hình của sởi là tình trạng viêm long. Giai đoạn viêm long xuất hiện vào ba ngày đầu của bệnh với các triệu chứng: sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C, sởi ít khi sốt nhẹ.

Viêm long ở mắt gây viêm kết mạc với triệu chứng đỏ mắt, chảy nước mắt, mi mắt sưng lên và đổ ghèn; chảy nước mũi, hắt hơi, ho; tiêu lỏng...

Dấu Koplik

Trong giai đoạn viêm long cũng đồng thời xuất hiện dấu Koplik - một dấu hiệu điển hình gặp trong 60-70% bệnh nhân sởi. Đó là những chấm trắng nhỏ như đầu đinh ghim, kích thước khoảng 1mm nằm rải rác trên nền niêm mạc má viêm đỏ hoặc nướu răng.

Phân biệt sởi với bệnh lý khác cũng có ban da

Rubella

Sốt thường nhẹ, không có hoặc chỉ có triệu chứng viêm long đường hô hấp nhẹ. Ban Rubella mọc sớm hơn từ ngày bệnh 1-2, không có xu hướng kết dính với nhau và khi bay không để lại các vết thâm. Bệnh nhân Rubella không có dấu Koplik mà thay vào đó xuất hiện nhiều hạch sau tai, vùng chẩm, dưới cằm và sưng đau kéo dài.

Sốt ban đào do Human Herpes virus 6

Thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, sốt 3 ngày đầu rồi hết, khi sốt giảm thì xuất hiện dát hồng ban thưa, nhạt màu, tồn tại ngắn trong vòng 24 giờ rồi biến mất không để lại vết tích. Người bệnh không mệt mỏi đờ đẫn.

Thủy đậu

Đầu tiên hồng ban nổi ở ngực, mặt, lưng, những ngày sau chuyển thành những bóng nước rõ ràng hơn.

Sốt phát ban do các siêu vi khác như Adenovirus, ECHO 16...: ban dát sẩn không mọc theo trình tự mà cùng lúc trên da toàn thân, không có dấu Koplik.

Ngoài ra còn các loại phát ban do những nguyên nhân khác.

TP.HCM tận dụng bài học kinh nghiệm từ dịch COVID-19 vào phòng, chống dịch sởi

Đó là chia sẻ bà Lê Hồng Nga (phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM) trong nội dung trình bày về chiến dịch phòng, chống dịch sởi tại TP.HCM.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Nhiều người dù nghi ngờ mình bị đột quỵ nhưng vẫn chần chừ, chờ triệu chứng tự hết hoặc làm theo 'mẹo dân gian', dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng.

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Lại phát hiện ca mắc giun rồng ở Phú Thọ

Người đàn ông 47 tuổi nổi các đường ngoằn ngoèo dưới da, bác sĩ phát hiện nhiễm giun rồng - loại ký sinh trùng hiếm gặp dài hàng mét, được ghi nhận là ca thứ 26 công bố tại Việt Nam.

Lại phát hiện ca mắc giun rồng ở Phú Thọ

Lòng se điếu và chút se lòng

Vụ việc lòng se điếu không phải là hiện tượng cá biệt. Nó chỉ là phần nổi của tảng băng trôi trong công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay.

Lòng se điếu và chút se lòng

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Gù vẹo cột sống là bệnh lý phổ biến ở trẻ với tỉ lệ mắc 0,5 - 1% dân số. Nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân hoặc xuất phát từ yếu tố bẩm sinh, bệnh lý thần kinh - cơ hoặc thói quen sinh hoạt sai tư thế kéo dài.

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Nghịch dây rút quần, bé trai 5 tuổi tự ‘thắt cổ’ mình

Bé trai 5 tuổi (ở huyện Thường Tín, Hà Nội) nghịch dây rút quần rồi tự 'thắt cổ', treo mình trên dây mắc màn.

Nghịch dây rút quần, bé trai 5 tuổi tự ‘thắt cổ’ mình

Liên tiếp các vụ hành hung nhân viên y tế: Cách nào ngăn nạn bạo hành 'blouse trắng'?

Chỉ trong thời gian ngắn đã liên tiếp xảy ra những vụ việc hành hung nhân viên y tế gây phẫn nộ. Điểm chung của những vụ việc đều xảy ra ở phòng cấp cứu - nơi bác sĩ chiến đấu để giành giật sự sống cho bệnh nhân.

Liên tiếp các vụ hành hung nhân viên y tế: Cách nào ngăn nạn bạo hành 'blouse trắng'?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar