08/01/2021 09:20 GMT+7

Nhạc sư Vĩnh Bảo: Người tài hoa mà khiêm nhường, đáng kính mà đôn hậu

NGỌC TÀI (ghi)
NGỌC TÀI (ghi)

TTO - “Cuộc sống sẽ ngày càng tốt đẹp hơn nếu mỗi người cảm thấy mình phải chịu ơn đối với người khác, với cuộc đời. Tôi và người Đồng Tháp đang chịu ơn nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo như chính ông đã chịu ơn mảnh đất Cao Lãnh cho mình "một chốn đi về".

Nhạc sư Vĩnh Bảo: Người tài hoa mà khiêm nhường, đáng kính mà đôn hậu - Ảnh 1.

Nhạc sư Vĩnh Bảo thời gian sống tại Đồng Tháp - Ảnh: N.Tài

Có lẽ, một lời cảm ơn gửi đến người làm cho "tiếng đờn ngân mãi" và lan tỏa những "giai điệu cuộc đời" vẫn luôn là chưa đủ!", đó là những lời sẻ chia, tưởng nhớ của ông Lê Minh Hoan - thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, nguyên bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp - dành cho nhạc sư Vĩnh Bảo.

Nhạc sư Vĩnh Bảo vừa qua đời vào chiều 7-1.

Người con tài hoa đất sen hồng

Trong những dòng tâm sự ông Hoan kính tặng nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo với nhan đề "Tiếng đời ngân mãi" đã ngợi ca: Những người một lần được tiếp xúc với nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo, người con ưu tú của làng Mỹ Trà, Cao Lãnh, Đồng Tháp, con người tài hoa mà khiêm nhường, đáng kính mà đôn hậu ấy, sẽ có được cảm nhận dường như mình dần được trưởng thành hơn!

Dường như danh xưng "nhạc sư" chưa đủ để nói lên nhân cách và những gì mà nghệ nhân "bách tuế" đã lặng lẽ hiến dâng cho cuộc đời. Bằng tài hoa trong âm nhạc và tinh tế trong cuộc sống, bằng niềm đam mê và khát vọng, bằng tấm lòng nặng nợ và trắc ẩn với quê hương xứ sở.

Nhạc sư đã và đang làm lan tỏa tinh hoa, cốt cách dân tộc ra khắp bốn phương trời. Nhưng hơn nhiều lần thế nữa, người nghệ nhân thanh cao còn đem đến cho cuộc đời những "bài học làm người". Đó mới chính là điều trân quý nhất, vĩnh hằng nhất.

Nhớ về những lần nhạc sư dành thời gian trò chuyện với học sinh, sinh viên, những tâm tình với lớp trẻ, ông Hoan lại nhớ về một người nhạc sư: "Sinh lực không đến từ đôi bàn tay tài hoa búng gẩy những phím đàn, mà phát tỏa từ trong sâu thẳm trái tim của mình khiến người nghe như được đong đầy cảm xúc.

Những buổi nói chuyện với học sinh, sinh viên, những tâm tình với lớp trẻ luôn để lại nhiều cảm xúc, để rồi người Đồng Tháp biết tự hào hơn về một trong những "biểu tượng sống" của mảnh đất sen hồng. Và mỗi người sẽ có niềm tin hơn trong cuộc đời mỗi khi được tiếp xúc, hàn huyên với một "cây cao bóng cả" mà thật gần gũi như người ông, người cha của mình".

Nhạc sư Vĩnh Bảo: Người tài hoa mà khiêm nhường, đáng kính mà đôn hậu - Ảnh 2.

Nhạc sư Vĩnh Bảo và ông Lê Minh Hoan trong ngày đầu tiên nhạc sư về ngôi nhà ấm cúng tại thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp) - Ảnh: N.Tài

Trên hành trình xuyên thế kỷ như những nốt nhạc có lúc thăng lúc trầm, nhưng nhạc sư vẫn luôn nhớ rằng mình đang mang trong người dòng máu Việt, khí chất Đồng Tháp, cốt cách hào sảng của người miền Tây sông nước.
Cứ như vậy, hình ảnh, nhân cách của một "cây đại thụ" đáng kính lan toả dần trong xóm trong làng, trong con trong cháu và trở thành một trong những biểu tượng, như đoá sen hồng ngày đêm toả ngát trên mảnh đất này.
Con người dù gần trăm năm ở xứ người vẫn đậm chất hào sảng nhưng dung dị, uyên thâm nhưng khiêm nhường, dí dỏm nhưng chân tình...

Ông Lê Minh Hoan nói về nhạc sư Vĩnh Bảo

Một lời cảm ơn luôn là chưa đủ

Năm 2018, ông Lê Minh Hoan - khi ấy là bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp - chính là người trực tiếp thuyết phục nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo về quê nhà để an hưởng tuổi già.

Chính quyền địa phương cũng đã tạo điều kiện để nhạc sư có mái nhà ấm cúng, yên tĩnh mà ông Hoan gọi thân thương là "Người thầy đáng kính trở về một cách tĩnh lặng trong tiếng gáy thánh thót của con gà Cao Lãnh, với âm vang trầm bổng của điệu hò Đồng Tháp, với khúc nhặt khoan của làn điệu tài tử Nam Bộ.

Người nhạc sư tài hoa trở về nhẹ nhàng như làn gió thổi làm tươi mát tâm hồn những người xung quanh, như đốm lửa sưởi ấm tâm hồn những ai còn nguội lạnh với cuộc đời.

Ông Hoan cũng nhắc nhớ tỉnh Đồng Tháp đang dày công tạo dựng và làm lan tỏa hình ảnh địa phương. Tất cả điều đó sẽ là không đủ một khi lãng quên những bậc "tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cơ" - những người mở đất và giữ đất, những người làm rạng danh mảnh đất sen hồng thân yêu này.

Nhạc sư Vĩnh Bảo là một trong những người như vậy, một người đã kết tinh tài hoa thành giá trị! Và giá trị đó mãi sẽ là hình ảnh vươn xa của Đồng Tháp thân yêu.

Vậy thì, mỗi người hôm nay đang ở ngay trên mảnh đất này sao không trân quý những giá trị do những bậc tiền bối tạo lập và truyền lại?

Sao không vượt qua cái tôi để sống tốt hơn, yêu thương nhau hơn, cùng nhau gìn giữ và phát huy những báu vật tiền nhân trao cho, để rồi tiếp tục trao lại cho thế hệ mai sau.

Ông Hoan cũng không quên trân quý những tự sự khi còn sống của nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo: "Tôi tự ví mình như người cộng tác với người đương thời, nơi nương tựa của hậu thế, sẵn sàng chia sẻ những gì đã học, đã biết cho tất cả mọi người, bất phân già trẻ, màu da!".

​Nhạc sư Vĩnh Bảo tấu nhạc bên linh cửu GS Trần Văn Khê

TTO - Nhạc sư Vĩnh Bảo đã tái xuất hiện trong tang lễ của GS-TS Trần Văn Khê vào tối 27-6 để tấu lên những khúc nhạc tiễn biệt người bạn cố tri của ông.

NGỌC TÀI (ghi)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phim tài liệu về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dự án ‘Tái thiết Làng Nủ’ được trao giải A

Phim tài liệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực của Điện ảnh Quân đội, dự án Tái thiết Làng Nủ của nhóm kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, sách của ông Nguyễn Thế Kỷ… được trao giải cao nhất.

Phim tài liệu về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dự án ‘Tái thiết Làng Nủ’ được trao giải A

Con trai nhạc sĩ Văn Cao kể về bài hát Ca ngợi Hồ Chủ tịch

Ông Văn Thao, con trai nhạc sĩ Văn Cao, kể về 'Ca ngợi Hồ Chủ tịch', một trong những bài hát hay nhất viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chương trình 'Người là niềm tin tất thắng'.

Con trai nhạc sĩ Văn Cao kể về bài hát Ca ngợi Hồ Chủ tịch

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'

Nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật, thể thao từ Lễ hội Làng Sen toàn quốc dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại ấn tượng sâu sắc.

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'

Người con muôn nẻo quê hương về Kim Liên dịp sinh nhật Bác

Dưới hàng cây rợp bóng mát, đi giữa hương sen thơm ngát, người con muôn nẻo quê hương cùng về thăm quê Bác Hồ, Nghệ An trong dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người con muôn nẻo quê hương về Kim Liên dịp sinh nhật Bác

Trường Sa nhớ ơn Bác qua nhiếp ảnh

70 bức ảnh của bảy tác giả thuộc Hội Nhiếp ảnh TP.HCM được giới thiệu trong Triển lãm Trường Sa nhớ ơn Bác tại Đường sách TP.HCM.

Trường Sa nhớ ơn Bác qua nhiếp ảnh

Bình Dương khởi công khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, được tỉnh Bình Dương đầu tư bài bản.

Bình Dương khởi công khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar