23/01/2012 07:36 GMT+7

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ: "Tôi bị đạo diễn Hồng Sến tuột quần!"

Nhạc sĩ LƯ NHẤT VŨ
Nhạc sĩ LƯ NHẤT VŨ

TTC Xuân - Đầu năm 1973, chúng tôi được lịnh chuyển cứ cấp tốc từ rừng già Kông -Pông-Chàm về vùng đất Tây Ninh, gần Thiện Ngôn, Xa-Mát, Lò Gò.

Lúc này, trên bầu trời không còn bóng dáng của máy bay B52. Đây là cơ hội để Tiểu ban Văn nghệ R vận động các cơ quan phụ thuộc cùng nhau “xây dựng” một sân banh dã chiến.

Phóng to

Cứ mỗi buổi chiều, hàng chục người đến sân đá banh. Họ là những cầu thủ nghiệp dư thuộc những đơn vị khác nhau: Ca múa, cải lương, hội họa, nhà văn, điện ảnh, văn phòng, giao liên, thủ kho, tiếp phẩm, y tá, đánh máy...

Có cầu thủ cao niên như nhà văn Thanh Nghị (tức chú Hai Quyết), nhà văn Phạm Minh Hòa, soạn giả Xuân Phong, nhà văn Lý Văn Sâm, nhà quay phim Hồng Sến, họa sĩ Huỳnh Phương Đông, họa sĩ Chàm Kính (người giữ khung thành của đội tuyển Tiểu ban Văn nghệ), họa sĩ Tấn Lực (hậu vệ sừng sỏ đáng gờm), nhạc sĩ Lư Nhất Vũ (tiền đạo), nhạc sĩ Nguyễn Đồng Nai, Thanh Trúc, Kpa Ylăng, Cửu Long, Diệp Minh Tuyền, biên đạo múa Thái Ly, nghệ sĩ Việt Cường (cây sút số một), Hoàng Thọ clarinette (thủ quân), Thế Viên, Phạm Quang Nghị, Nam Cao, Trần Mùi, Thế Hải...

Đáng nhớ nhất là trận cầu đinh từ lâu được mọi người mong đợi. Khá gay cấn để xác nhận ai là chủ nhân của chiếc cúp (bằng carton). Giải vô địch “V.League” Văn nghệ R, giữa đội Điện ảnh với đội tuyển Tiểu ban Văn nghệ (ca múa, cải lương và hội họa).

Đội Điện ảnh Giải phóng thật đáng gờm, phần lớn là những cầu thủ quen đá chân giày ở Hà Nội. Lại có chân sút Hồng Sến thường hay giở trò tiểu xảo để đánh lừa trọng tài là nhà văn Phạm Minh Hòa.

Soạn giả Xuân Phong làm trọng tài biên, có vẽ một cái tranh cổ động to tướng hình một cầu thủ đá văng chiếc guốc lên trời, rồi đem dán lên gốc cây dầu bên cạnh “khán đài” làm bằng đất nện. Cổ động viên của đội tuyển Tiểu ban Văn nghệ đông gấp mấy lần so với cổ động viên của đội Điện ảnh... dưới sự chỉ huy hào hứng bài bản của nhà văn Thanh Nghị.

Tôi với Việt Cường và Oanh là bộ ba của hàng tiền đạo, đã từng gây sóng gió nhiều khung thành đối phương. Vậy mà trận này tôi lại ngồi ghế dự bị, chẳng phải do rớt phong độ mà vì cái chân phải bị xi-cà-que chưa khỏi.

Hiệp 1 kết thúc mà không có tỉ số, mặc dù hai bên chơi rất “máu lửa”, không ngại va chạm, thay phiên nhau tấn công dồn dập, nã pháo liền tù tì mà không trúng đích. Cổ động viên hai đội la hét khan cả cổ họng, khi thì náo nhiệt, lúc thì trầm xuống.

Thủ quân Thọ bảo tôi khởi động vào sân, có mặt tôi, chí ít cũng động viên đồng đội, và may ra có thể “hù dọa” đối phương. Hồng Sến to nhỏ rỉ tai đồng đội: “Tụi bây để tao kèm ông Vũ, ông này nhảy cao đội đầu lợi hại lắm! Ổng mà nhảy lên đánh đầu thì tao tuột quần ổng, cho ổng nhảy sexy chơi!”.

Thế rồi, được vài phút, chuyện đến rồi cũng sẽ đến. Đội chúng tôi được đá phạt góc. Việt Cường rót bổng trái bóng vừa đúng tầm, tôi nhảy nhanh lên đánh đầu ghi ngon một bàn thắng cho đội nhà. Trong khi tôi nhảy lên, Hồng Sến “phục” sẵn, thực hiện ngay kế hoạch... tuột quần!!! cũng may là tôi còn mặc cái quần lót bên trong, khỏi múa sexy. Chúng tôi cực kỳ vui sướng nghe những tràng pháo tay và những tiếng hoan nghênh khích lệ rân trời!

Phóng to

Tuổi Trẻ Cười Xuân Nhâm Thìn hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

Chúc bạn đọc có thật nhiều thời gian thư giãn thoải mái!

Nhạc sĩ LƯ NHẤT VŨ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

​Mừng năm Bính Thân - bàn chuyện khỉ khọt

TTC - Trong tiếng Việt, từ khỉ thường mang sắc thái tiêu cực, không mấy hay ho gì.

​Mừng năm Bính Thân - bàn chuyện khỉ khọt

​Khỉ Thất Sơn

TTC - Loài khỉ sống gắn liền với núi rừng, ở miệt Cà Mau khỉ sống trong rừng đước, rừng tràm; còn ở An Giang khỉ sống trên núi. Trên núi có rừng, có cây ăn quả, có hang động nên khỉ sống thành bầy đàn và khá “an cư lạc nghiệp”.

​Khỉ Thất Sơn

Quen mắt quen tay!

Vạn sự trên đời đều bắt đầu từ thói quen, cũng như thoạt kỳ thủy loài người đi bằng tứ chi rồi nâng cấp dần lên thành chân ra chân, tay ra tay vậy.Từ hôm loài người phát hiện ra đôi tay có công dụng riêng, phiền toái bắt đầu.

Quen mắt quen tay!
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar