![]() |
Nhạc sĩ Đức Trí. Ảnh: VietNamNet |
- Tôi không tiến sâu vào thị trường âm nhạc trong nước, giờ đây tôi đang cố vươn ra tìm thêm những cơ hội xung quanh mình. Thị trường âm nhạc Việt Nam mới nhìn tưởng rằng rất lớn nhưng thực tế không như thế. Với dân số hơn 80 triệu, nhưng người làm nghệ thuật quá ít, người phê bình thì nhiều, phương tiện thông tin cũng phát triển nhanh nhưng rất đói thông tin. Âm nhạc phổ cập ở ta thì phát triển phiến diện, tập trung và không rộng.
Nếu nói thị trường hiện nay cạnh tranh gay gắt cũng đúng, đó là bởi vì nghệ sĩ ta tập trung chạy theo một thể loại nào đó đang ăn khách mà lại bỏ ngỏ nhiều thể loại khác.
* Anh nghĩ gì về những cách xâm nhập thị trường bên ngoài của các ca sĩ, nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc trong nước thời gian qua?
- Những bước xâm nhập bên ngoài hiện nay là rất tốt nhưng chưa đủ, bởi vì đó chỉ mới là tìm kiếm cơ hội nhưng thực lực lại chưa được trang bị đầy đủ.
* Có phải nhiều "sao" của chúng ta đang ảo tưởng với những dự án được tuyên bố hợp tác với nước này nước kia, album phát ra bên ngoài thì không biết trôi tuột về đâu...?
- Như tôi vừa nói, chúng ta còn quá trẻ. Khoan vội chạy, hãy tập đi cho thật vững trước đã. Hãy nghĩ xem ta đã đủ sức chinh phục 80 triệu dân Việt chưa? Hàng triệu kiều bào khắp nơi đã bị chinh phục bởi âm nhạc Việt đương đại chưa? Hãy tự chinh phục bản thân và khán giả của ta trước khi biết tự ái dân tộc quá sớm! Các phương tiện thông tin cũng vậy, đừng vội đẩy nghệ sĩ ra phía trước và hỏi: “Nhiều ca sĩ đang vươn tầm ra khu vực, anh/chị thì sao?”.
Tôi không bao giờ đặt mục tiêu phải nâng tầm hay mục tiêu tiến ra khu vực gì cả, âm nhạc hay và có cảm xúc tự thân nó sẽ vươn xa.
* Điều gì khiến anh thấy khả quan, điều gì khiến anh quan ngại trong bối cảnh nước ta đã hội nhập với rất nhiều cam kết về bản quyền với thế giới?
- Vấn đề bản quyền đang là "vấn nạn", cần được quan tâm hàng đầu. Quan tâm bởi vì chúng ta chưa làm được gì cả ngoại trừ văn bản Luật Sở hữu trí tuệ được ban hành trên lý thuyết. Điều tôi buồn nhất là sản phẩm được người nghệ sĩ làm ra bằng chất xám, sức lực của họ, mới một sớm một chiều đã được ăn cắp công khai nhan nhản trên các quầy băng đĩa, trên mạng Internet, trên mạng di động cung cấp nhạc chuông quảng cáo trên các báo...
* Anh đang theo đuổi công việc được gọi tên là "đại diện xuất bản âm nhạc" chuyên về mua bán ca khúc độc quyền. Có phải hình thức này sẽ "cát cứ" ca khúc trên thị trường?
- Đây là mô hình “cũ người, mới ta”. Đại diện xuất bản (Music Publishing) là một mô hình có từ lâu trên các nước tiên tiến, là nơi thay mặt nhạc sĩ, tác giả cung cấp quyền được sử dụng ca khúc cho bất cứ ai có nhu cầu. Xin đừng hiểu là "trung tâm mua độc quyền ca khúc”, vì nếu độc quyền có nghĩa là không cho ai sử dụng ngoài mình.
Bình luận hay