27/10/2014 00:10 GMT+7

​Nhạc kịch Việt Nam - khó khăn và thách thức

Nguồn: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Nguồn: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Cần biết - Vài năm trở lại đây, nhạc kịch Việt Nam có nhiều thay đổi tích cực để đến gần hơn với công chúng. Mặc dù vậy, loại hình này vẫn đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức.

Nhạc kịch là một loại hình sân khấu rất được yêu thích và ưa chuộng trên thế giới, đặc biệt là tại các nước Châu Âu, trong đó phổ biến nhất là tại Vương quốc Anh. Nhưng đấy là chuyện tại các nước phương tây, còn tại Việt Nam, nhạc kịch đến nay vẫn còn là một khái niệm mới. Không có nhiều người, biết và hiểu về nhạc kịch, thậm chí còn nhầm lẫn loại hình nghệ thuật này với opera, nhạc giao hưởng…

Hiểu một cách đơn giản thì nhạc kịch là loại hình sân khấu trong đó có sự  kết hợp giữa ca khúc, lời thoại, diễn xuất và nhảy múa. Nội dung của nhạc kịch có cả bi và hài. Thông qua ngôn ngữ là âm nhạc, cùng với sự biểu cảm trong diễn xuất và nhảy múa tạo thành một tác phẩm hoàn chỉnh. Nhạc kịch thường được diễn tại các sân khấu lớn và được đầu tư dàn dựng với kinh phí cao. Mặc dù vậy, tại nhiều quốc gia (những nơi mà nhạc kịch phát triển và được yêu thích), loại hình nghệ thuật này vẫn được tổ chức tại các sân khấu vừa và nhỏ để đáp ứng đủ nhu cầu của công chúng.

Nhạc kịch có mối liên hệ rất gần với oprea nhưng vẫn khác opera ở nhiều điểm. Để có thể thưởng thức và hiểu về một vở nhạc kịch đòi hỏi người xem phải có những hiểu biết nhất định về tác phẩm cũng như cách trình diễn, không những thế thưởng thức nhạc kịch đòi hỏi sự tập trung hơn so với opera. Ngoài ra, nếu như trình diễn opera, người ca sĩ chỉ có nhiệm vụ chính là hát, diễn chỉ là phụ và rất hiếm khi phải nhảy múa thì nhạc kịch đòi hỏi người diễn phải đảm nhiệm việc chính là diễn sau đó với đến hát và nhảy múa. Người sáng tác nhạc cho nhạc kịch thường rất chú trọng cân nhắc đến từng vai diễn để tìm nghệ sĩ phù hợp, có đủ khả năng đảm nhận vai. Ngày nay, các nhà hát thường sử dụng âm li để phóng đại giọng của diễn viên trong nhạc kịch, nhưng với opera thì điều này không được chấp nhận.

Nhạc kịch kể từ khi xuất hiện cho đến nay vẫn luôn luôn là một loại hình nghệ thuật cao cấp, không phải thể loại mang tính đại chúng. Chính vì vậy, để yêu thích hay để có thể thưởng thức nghệ thuật này cần có những hiểu biết nhất định. Có lẽ vì lý do đó, nhạc kịch tại Việt Nam kể từ khi xuất hiện lần đầu tiên đến nay đã gần 50 năm cũng vẫn còn là khái niệm mới.

Vở nhạc kịch đầu tiên tại Việt Nam, đánh dấu sự xuất hiện của nhạc kịch Việt Nam là vở “Cô Sao” do cố nhạc sĩ Đỗ Nhuận sáng tác. “Cô Sao” được công diễn tại thủ đô Hà Nội nhân dịp 20 năm Quốc khánh nước Việt Nam (1965) với hơn 150 nhạc công, diễn viên. Đến nay, “Cô Sao” đã 49 tuổi nhưng vở nhạc kịch này chỉ mới lên sân khấu vỏn vẹn 3 lần.

Rất lâu sau khi “Cô Sao” ra mắt, công chúng Việt mới có thêm cơ hội để thưởng thức những vở nhạc kịch khác, song tính đến hôm nay số lượng vở nhạc kịch được diễn tại Việt Nam vẫn chỉ dừng lại ở hàng đơn vị.

Nhạc sĩ Huy Tiến đã mất đến 30 năm làm việc để biến tác phẩm nổi tiếng của đại thi hào Victor Hugo – “Nhà thờ Đức Bà” thành một tác phẩm đương đại phục vụ khán giả Việt. Trong suốt quá trình viết kịch bản, dàn dựng, nhạc sĩ đã gặp nhiều khó khăn về kinh phí, tìm diễn viên, nghệ sĩ phù hợp… Để có thể dàn dựng một vở nhạc kịch cần sự đầu tư tương đối lớn, bên cạnh đó tìm nghệ sĩ đảm nhiệm là việc không hề đơn giản.

Đầu năm 2014, vở nhạc kịch “High School Musical & Chicago” của đạo diễn trẻ Khắc Duy đã ra mắt công chúng Việt. Đây là vở nhạc kịch được Việt hóa với dàn diễn viên hát live mang đến nhiều cảm xúc cho người xem.

Gần đây nhất, vở nhạc kịch “Chuyện chàng dũng sĩ” được nghệ sĩ ưu tú Anh Tú chỉ đạo biên tập và trực tiếp dàn dựng đã ra mắt công chúng ngày 13/10 vừa qua. Đây là một vở nhạc kịch thuần Việt, kể về Đam San - người anh hùng trong sử thi “Bài ca chàng Đam San” của người Ê đê ở Tây Nguyên. Bằng cách sử dụng sử thi Đam San, một “chất liệu” thuần Việt để xây dựng vở nhạc kịch, nghệ sĩ ưu tú Anh Tú mong muốn nhạc kịch sẽ dễ nghe, dễ hiểu và có thể đến gần hơn với công chúng Việt.

Chặng đường 50 năm với số lượng quá ít ỏi cho thấy con đường đến với công chúng của nhạc kịch Việt Nam còn vô vàn khó khăn, thách thức. Mặc dù những năm gần đây các đạo diễn, nghệ sĩ yêu thích loại hình nghệ thuật này đã có nhiều thay đổi, tìm tòi để xây dựng hoặc Việt hóa một số vở nhạc kịch phục vụ công chúng. Tuy nhiên, để nhạc kịch trở thành món ăn tinh thần của công chúng Việt có lẽ phải cần thêm nhiều thời gian. Một vở nhạc kịch tiêu tốn công sức, tiền của và thời gian gấp nhiều lần so với một vở kịch bình thường, đòi hỏi kỹ năng diễn viên, biên kịch, nhạc sĩ, biên đạo, đạo diễn, ánh sáng, âm thanh đều phức tạp mà kỹ thuật ở Việt Nam vẫn còn rất hạn chế. Cho đến nay, vẫn chưa có một khoa hay trường nào đào tạo về nhạc kịch, vì thế làm nhạc kịch ở Việt Nam là một thách thức không nhỏ. Mặc dù vậy, với tâm huyết của nhiều nhạc sĩ, nghệ sĩ, đạo diễn và các nhà văn hóa, chúng ta vẫn có thể tin rằng nhạc kịch sẽ sớm phát triển và trở nên phổ biến tại Việt Nam. 

Nguồn: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lễ hội âm nhạc Tomorrowland 2026 sẽ được tổ chức tại Thái Lan

Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) đã xác nhận lễ hội âm nhạc nổi tiếng thế giới Tomorrowland sẽ diễn ra tại tỉnh Chonburi vào tháng 12-2026, đưa Thái Lan trở thành quốc gia châu Á đầu tiên tổ chức sự kiện này.

Lễ hội âm nhạc Tomorrowland 2026 sẽ được tổ chức tại Thái Lan

Ô nhiễm không khí có thể dẫn đến ung thư phổi ở người không hút thuốc

Nghiên cứu mới đây đã phát hiện mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí và nhiều loại đột biến DNA gây ung thư phổi, đặc biệt ở những người được chẩn đoán mắc bệnh dù chưa từng hút thuốc lá.

Ô nhiễm không khí có thể dẫn đến ung thư phổi ở người không hút thuốc

Trường ĐH Tài chính - Ngân hàng Hà Nội thông báo tuyển sinh năm 2025

Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội đào tạo và cung cấp cho xã hội những cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, kế toán, kiểm toán, quản trị kinh doanh, kinh doanh thương mại, công nghệ thông tin, ngôn ngữ Anh...

Trường ĐH Tài chính - Ngân hàng Hà Nội thông báo tuyển sinh năm 2025

Vietbank chính thức ra mắt nền tảng số dành cho doanh nghiệp

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) hợp tác với Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPAY) chính thức ra mắt dịch vụ Nền tảng số dành cho khách hàng doanh nghiệp - Vietbank DigiBiz.

Vietbank chính thức ra mắt nền tảng số dành cho doanh nghiệp

Trường THCS - THPT Trần Cao Vân tuyển sinh bổ sung

Trường THCS - THPT Trần Cao Vân TP.HCM đang tuyển bổ sung chỉ tiêu dành cho học sinh không trúng tuyển vào trường công lập. Thời gian nhận hồ sơ đến hết ngày 25-7-2025.

Trường THCS - THPT Trần Cao Vân tuyển sinh bổ sung

Điểm tin 8h: Giá xăng dầu giảm mạnh; Vàng miếng SJC vượt 121 triệu đồng/lượng

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình Điểm tin cùng bạn 8h ngày 4-7-2025.

Điểm tin 8h: Giá xăng dầu giảm mạnh; Vàng miếng SJC vượt 121 triệu đồng/lượng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar