09/02/2007 06:02 GMT+7

Nhà xây dựng sai phép, không phép: "Phường, xã không biết là không đúng!"

P.HUY - Q.KHẢI
P.HUY - Q.KHẢI

TT - Đối với việc xử lý nhà xây dựng không phép (XDKP), xây dựng trái phép (XDTP), Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường Đặng Hùng Võ (ảnh) đề xuất giải pháp:

Phóng to
TT - Đối với việc xử lý nhà xây dựng không phép (XDKP), xây dựng trái phép (XDTP), Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường Đặng Hùng Võ (ảnh) đề xuất giải pháp:

- Tôi có nghe một ý kiến đề xuất là nên sung công đối với những công trình cao tầng XDKP, XDTP. Phần nào vi phạm thì do Nhà nước quản lý, sử dụng. Phần xây dựng đúng giấy phép thì chủ đầu tư sử dụng. Tôi cho rằng đó là giải pháp mang tính khả thi, hiệu quả cũng cao. Chuyện này không phải mới mà từ xưa các cụ ta đã làm: cứ ai làm trái phép nước lệ làng thì cứ thế mà sung công. Nếu phá nhà là phá đi rất nhiều công sức đã bỏ ra dù đó là của ai. Nhưng vi phạm pháp luật cũng không thể để tồn tại, nếu không sẽ dẫn đến “nhờn thuốc”.

* Theo ông, nguyên nhân dẫn đến việc XDKP, XDTP tràn lan như thời gian qua là do đâu?

- Chức năng giám sát của phường, xã trong chuyện này không tích cực. Đó là chưa nói hệ thống quản lý của chúng ta chưa “sạch”. Nói phường, xã không biết là không đúng. Chỉ cần có hoạt động gì bất thường trên địa bàn là họ biết ngay. Thế nhưng không hiểu sao tình trạng XDKP, XDTP vẫn diễn ra? Chắc chắn có chuyện gì đó về tư lợi nên cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, “thả” công việc mà lẽ ra họ phải quản lý.

Phóng to
Những căn nhà xây dựng không phép tại khu vực đường 42. P.16, Q.8. TP.HCM (ảnh chụp chiều 6-2) - Ảnh: MINH ĐỨC
* Như vậy cùng với việc xử lý các công trình XDKP, XDTP cũng phải xử lý những cán bộ liên quan?

- Đây là chuyện nhạy cảm, tế nhị. Nếu vô tình thì xử lý khác, còn cố tình vi phạm thì phải xử lý theo cách khác, phải xem xét cụ thể nguyên nhân từ đâu. Phải xem quá trình người dân xây dựng cán bộ có kiểm tra, xử phạt không? Tuy nhiên luật đã qui định rõ ràng: phường, xã nào để xảy ra tình trạng XDKP bất luận ra sao cũng phải bị kỷ luật.

* Có ý kiến cho rằng một trong những nguyên nhân khiến XDKP tăng nhanh thời gian qua là do công tác qui hoạch quá chậm, trong khi nhu cầu về nhà ở của người dân là vấn đề rất bức xúc?

- Tôi cho rằng ngay cả những khu chưa qui hoạch sử dụng đất vẫn cấp phép xây dựng được, trên cơ sở qui hoạch xây dựng. Qui hoạch sử dụng đất có thể chưa có ở cấp phường, xã hay quận, huyện nhưng qui hoạch xây dựng phải có.

Vụ cán bộ xây nhà không phép tại quận 8, TP.HCM:

Yêu cầu hai cán bộ tường trình

Ngày 8-2, trao đổi với Tuổi Trẻ, một cán bộ lãnh đạo UBND quận 8 cho biết ngay sau khi báo Tuổi Trẻ phản ánh về tình trạng xây dựng không phép (XDKP) diễn ra tại phường 16, có sự tham gia của hai cán bộ, quận đã đề nghị lãnh đạo Ban bồi thường giải phóng mặt bằng yêu cầu hai cán bộ này tường trình sự việc.

Đồng thời quận cũng đề nghị UBND phường 16 ngăn chặn ngay tình trạng XDKP trên địa bàn phường, lên kế hoạch cưỡng chế các trường hợp vi phạm. UBND phường 16 cũng yêu cầu hai cán bộ cung cấp các giấy tờ pháp lý liên quan căn nhà, thửa đất.

Theo lãnh đạo UBND phường 16, trong ngày 8-2 phường đã tổ chức kiểm tra thực tế những khu vực XDKP mà báo phản ánh... Lãnh đạo này thừa nhận có tình trạng XDKP tại các khu vực này nhưng thời điểm kiểm tra, người dân đã ngưng xây dựng nhà. Hiện chưa có con số cụ thể về các trường hợp vi phạm.

* Nhưng qui hoạch xây dựng phải dựa trên qui hoạch sử dụng đất?

- Đấy là lý thuyết. Ở VN qui hoạch xây dựng có từ rất lâu, tồn tại trước khi có qui hoạch sử dụng đất.

* Thưa ông, nhiều người đề xuất nên cho các công trình XDKP tồn tại, khi thực hiện qui hoạch sẽ tự tháo dỡ không bồi thường. Quan điểm của ông về vấn đề này ra sao?

- Trường hợp XDKP xảy ra trước khi Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực (ngày 1-7-2004) nếu phù hợp qui hoạch, người dân phải nộp các nghĩa vụ tài chính theo qui định để công trình được tồn tại. Công trình không phù hợp qui hoạch, chưa có qui hoạch thì cho tồn tại đến khi thực hiện qui hoạch.

Tùy theo trường hợp, sau này sẽ không được bồi thường hoặc chỉ bồi thường đất, tài sản trên đất. Qui định này được nêu khá rõ trong dự thảo nghị định do Bộ Tài nguyên - môi trường trình Chính phủ, dự kiến ban hành trước Tết Nguyên đán.

Nếu công trình XDKP sau khi Luật đất đai có hiệu lực dứt khoát phải tháo dỡ. Luật đã qui định mà chúng ta không thực hiện, để lùi tiếp thì không biết để lùi đến bao giờ. Đến một lúc nào đó dù tàn nhẫn, chúng ta cũng phải làm.

* Còn những giải pháp để ngăn chặn tình trạng XDKP trong thời gian tới?

- Muốn gì thì cấp phường, xã phải là tai mắt quan trọng, kể cả trong quản lý đất đai, quản lý quyền sử dụng đất. Phải dựa vào chính quyền cấp phường, xã.

* Không ít địa phương vẫn kêu khó, than phiền là thiếu cán bộ, lực lượng quá mỏng nên không thể phát hiện, xử lý kịp thời?

- Tôi không tin là thiếu cán bộ đến mức không có ai làm.

Luật sư Lê Đình Phạt:

Để hạn chế xây dựng trái phép, việc tăng mức xử phạt người vi phạm (có thể phạt đến 5, 10 hay 20 triệu đồng) cũng là cần thiết nhưng vấn đề quan trọng hơn phải làm là xử lý nghiêm minh những cán bộ trật tự đô thị, người có trách nhiệm trong việc ngăn chặn, phát hiện xây dựng trái phép, có thể bị xử hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Biện pháp tiếp theo là phải cải cách thủ tục hành chính trong cấp phép xây dựng. Thực tế cho thấy nếu xin được giấy phép dễ dàng, đúng theo qui định pháp luật thì chẳng ai muốn xây dựng không phép để bị tháo dỡ.

KTS Nguyễn Minh Tiến:

Công trình xây dựng sai phép thì phải đập bỏ, nhưng “tiên trách kỷ hậu trách nhân”, qua sự kiện này cho thấy các cấp chính quyền làm việc chưa ra sao. điều cơ bản là bao nhiêu năm nay mà chúng ta, cụ thể là Sở Qui hoạch - kiến trúc, vẫn chỉ có hứa với hẹn về một thiết kế đô thị. Cùng trên một con phố, nhưng muốn xây 5, 7 hay 20 tầng còn tùy thuộc “cảm hứng” của người quản lý. Người “nhạc trưởng” của đô thị, cũng theo đó, cứ miếng đất to thì cho xây cao, nhỏ thì phải xây thấp, không có bất cứ một định hướng, qui hoạch nào cụ thể. Chưa kể sự không minh bạch này là “miếng đất màu mỡ” làm nảy sinh tệ nhũng nhiễu khi cấp phép xây dựng cho từng công trình.

P.HUY - Q.KHẢI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lại đuối nước khi tắm biển Quảng Ngãi, một người chết

Vụ đuối nước thương tâm khiến một người chết khi tắm biển ở Quảng Ngãi. Lần này tại bãi biển An Sen, xã Bình Tân Phú, huyện Bình Sơn.

Lại đuối nước khi tắm biển Quảng Ngãi, một người chết

Sau lễ 30-4, 'mắt thần' quốc lộ 1 ở Bình Thuận phát hiện hàng trăm xe quá tốc độ

Từ kỳ nghỉ lễ 30-4 đến nửa đầu tháng 5, “mắt thần” trên quốc lộ 1 ở tỉnh Bình Thuận ghi nhận hàng trăm xe chạy quá tốc độ.

Sau lễ 30-4, 'mắt thần' quốc lộ 1 ở Bình Thuận phát hiện hàng trăm xe quá tốc độ

Xưởng điêu khắc gỗ ở Bảo Lộc cháy lớn, nhiều tài sản bị thiêu rụi

Đám cháy bùng phát tại xưởng điêu khắc gỗ rộng hàng trăm mét vuông ở TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) vào giữa trưa gây thiệt hại nặng.

Xưởng điêu khắc gỗ ở Bảo Lộc cháy lớn, nhiều tài sản bị thiêu rụi

TP Thủ Đức: Bao nhiêu cán bộ được giữ lại, bao nhiêu dôi dư sau sáp nhập?

Theo đề án, TP Thủ Đức sẽ giải quyết chế độ, chấm dứt hoạt động 619 người hoạt động không chuyên trách và 36 công chức, người lao động trong giai đoạn 1.

TP Thủ Đức: Bao nhiêu cán bộ được giữ lại, bao nhiêu dôi dư sau sáp nhập?

Lãnh đạo Gia Lai, Bình Định: Không có chủ trương 'đi học tập kinh nghiệm' vào lúc này

Ngày 17-5, lãnh đạo hai tỉnh Gia Lai và Bình Định thông tin không có chủ trương tổ chức, cử các đoàn cán bộ đi học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước ở thời điểm sáp nhập tỉnh thành.

Lãnh đạo Gia Lai, Bình Định: Không có chủ trương 'đi học tập kinh nghiệm' vào lúc này

Đề xuất xây dựng khẩn cấp để sớm mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Nếu thực hiện dự án theo hình thức công trình xây dựng khẩn cấp và áp dụng một số cơ chế đặc thù, sẽ cơ bản hoàn thành mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây trong năm 2026.

Đề xuất xây dựng khẩn cấp để sớm mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar