14/11/2024 14:41 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nhà vườn Bến Tre phải nhổ bỏ hoa Tết, tiếc đứt ruột nhưng thể hiện sự 'quyết đoán, năng động'

Chuyện nhà vườn tại tỉnh Bến Tre nhổ bỏ hàng ngàn giỏ hoa cúc mâm xôi được trồng phục vụ Tết 2025 thể hiện sự năng động của nhà vườn?


Nhà vườn Bến Tre phải nhổ bỏ hoa Tết, tiếc đứt ruột nhưng thể hiện sự 'quyết đoán, năng động' - Ảnh 1.

Người dân huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre nhổ bỏ hàng nghìn giỏ hoa - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Trước đó, Tuổi Trẻ Online có bài viết "Nhà vườn Bến Tre tiếc đứt ruột nhổ bỏ hoa Tết" phản ánh tình trạng một số nhà vườn ở Bến Tre nhổ bỏ hàng ngàn chậu hoa cúc mâm xôi chậm ra búp.

Thống kê sơ bộ từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách, Bến Tre, có khoảng 145.000 chậu cúc mâm xôi chậm ra bông, trong đó toàn bộ tập trung tại xã Long Thới, nơi có khoảng 1 triệu chậu cúc mâm xôi.

Nhà vườn rất năng động, dám làm dám chịu

Nhìn những hình ảnh nhà vườn chở cả xe cúc mâm xôi còn tươi mơn mởn đi đổ bỏ, không ít bạn đọc tỏ ra xót xa.

"Thật sự xót ruột xót gan", bạn đọc nguy****@gmail.com bày tỏ. Bạn đọc Nguyên Song Giang cảm thấy "thương, tội nông dân mình quá đi".

Tuy nhiên, nhìn ở góc độ tích cực, bạn đọc Thien có ý kiến: "Chứng tỏ người làm vườn rất quyết đoán, năng động. Dám làm dám chịu chứ nếu cứ hời hợt, trông chờ thì làm sao có tiền".

Ở góc độ kinh tế, bạn đọc TVT đồng tình: "Bà con nông dân bây giờ khá tỉnh táo và sáng suốt, nhanh chóng đưa ra quyết định khi đã hiểu rõ tình hình.

Cũng như doanh nghiệp mạnh dạn ngừng hoạt động để cắt lỗ, tránh lún sâu vào gánh nặng nợ nần".

Phân tích kỹ hơn, bạn đọc TVT đưa ra hai giả thuyết và cho rằng nhà vườn đã chọn hướng đi đúng đắn: "Trường hợp thứ nhất, nếu để lại sẽ mất thêm tầm hai tháng vất vả và đội thêm chi phí, số nợ sau Tết không phải là 25 triệu đồng như lúc này mà sẽ là 40 hoặc 50 triệu đồng.

Trong trường hợp thứ hai, nếu dừng lúc này, số nợ chắc chắn chỉ là 25 triệu đồng, gần hai tháng làm việc khác còn có tiền tiêu Tết và trả nợ. Vậy nên họ chọn phương án hai là sáng suốt, phù hợp".

Còn bạn đọc tên Nhân góp ý với nhà vườn: "Nên để lại số ít vừa xem kịp bán rằm tháng giêng hay không, vừa theo dõi kiểm tra thử giống này thế nào.

Xem giống này bao lâu ra bông, bông đẹp hay xấu. Và cũng còn có cái để kiện nhà cung cấp giống hoàn trả lại vốn, chi phí bị thiệt hại".

Trách nhiệm của ai?

Việc nhổ bỏ cúc mâm xôi chậm ra bông ở Bến Tre thể hiện sự năng động của nhà vườn? - Ảnh 2.

Những giỏ hoa cúc mâm xôi bị người dân nhổ bỏ, bắt đầu héo úa - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Truy tận gốc vấn đề, bạn đọc Nguyen Giang viết: "Cái này lỗi là do bên bán cây giống. Giờ cùng lắm thì khởi kiện dân sự tập thể thôi. Bên bán cây giống nhiều lúc họ cũng không kiểm soát được nguồn giống, nên thường là lỗi vô ý".

Cạnh đó, nhiều bạn đọc gửi gắm các cơ quan ngành nông nghiệp huyện Chợ Lách đứng ra bảo vệ nhà vườn.

Bạn đọc nguyen…gmail viết: "Lúc này rất cần phòng nông nghiệp phát huy vai trò".

Một bạn đọc khác gay gắt hơn: "Trời ơi, nghe mà tội giùm người dân. Lúc trước khi gieo hạt phòng nông nghiệp sao không khảo sát, hỗ trợ gì cho người dân hết vậy?".

Tuy nhiên, nhiều bạn đọc khác cho rằng nên bỏ tư duy đổ thừa đi. Lý do là người dân đã quyết trồng thì đố ai cản được.

Theo bạn đọc Trang, "do con giống, do phân thuốc, do thời tiết nữa. Cán bộ có xuống cũng không làm được gì đâu".

Bạn đọc Nguyễn Hữu Phước cũng cho rằng "người dân tự ý đi mua giống nơi khác và âm thầm gieo hạt, không nói ra thì ai biết được mà hướng dẫn".

Giải thích kỹ hơn về quy trình quyết định chọn giống của nhà vườn, bạn đọc Kid1 chia sẻ: "Người dân thường mua ở mấy cửa hàng vật tư nông nghiệp quen. Nông dân họ đâu có hỏi bên khuyến nông đâu mà giờ lại đổ lỗi cho phòng nông nghiệp?".

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Trần Hữu Nghị - phó Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách - cho biết hiện ngành nông nghiệp huyện đã nắm được sự việc nói trên và cử cán bộ xuống các vườn tìm hiểu.

"Hiện nay một số nhà vườn đã nhổ bỏ cúc mâm xôi. Tuy nhiên, theo tìm hiểu ban đầu, số cúc mâm xôi chậm nở này đều có nguồn gốc giống từ nơi khác nhập về, nên có thể chu kỳ sinh trưởng của hoa khác với cúc mâm xôi truyền thống tại địa phương.

Chúng tôi đang tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân chính thức và đưa ra khuyến cáo với người dân, nếu lỡ trồng loại cúc mâm xôi này thì ráng giữ thêm từ 10 - 15 ngày nữa. Nếu đến thời điểm đó hoa vẫn chậm nở thì sẽ có hướng xử lý", ông Nghị nói.

Nhà vườn Bến Tre tiếc đứt ruột nhổ bỏ hoa Tết

Một số nhà vườn tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre phải nhổ bỏ hàng ngàn giỏ hoa cúc mâm xôi được trồng để phục vụ thị trường Tết 2025. Vì sao lại có chuyện trái khoáy này?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh san lấp chóng vánh đất nông nghiệp được giao, mở cả đường dưới chân cầu

Khu đất nông nghiệp dưới chân cầu Nhật Tân được giao cho các hộ dân ở xã Vĩnh Ngọc (huyện Đông Anh, Hà Nội) theo nghị định 64 của Chính phủ, đã bị san lấp chóng vánh.

Hình ảnh san lấp chóng vánh đất nông nghiệp được giao, mở cả đường dưới chân cầu

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Sau khi hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế để phát triển, như: Khu kinh tế Dung Quất, cửa khẩu Bờ Y, dược liệu đặc hữu sâm Ngọc Linh, khu du lịch Măng Đen, đảo Lý Sơn...

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Từ 2026, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017, thực hư ra sao?

Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền thông tin Bộ Nông nghiệp và Môi trường sắp ban hành quy chuẩn khí thải mới. Trong đó, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017 lưu hành trên địa bàn.

Từ 2026, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017, thực hư ra sao?

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ có cơ sở 2 ở Kon Tum?

Với địa hình đồi núi, khoảng cách giữa TP Kon Tum và TP Quảng Ngãi hiện nay lên đến 200km. Ban Thường vụ 2 tỉnh cơ bản thống nhất thành lập cơ sở 2 của tỉnh Quảng Ngãi mới ở TP Kon Tum để thuận tiện điều hành.

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ có cơ sở 2 ở Kon Tum?

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Sau cơn mưa lớn đầu mùa, đủ loại rác trôi theo dòng nước dồn ứ tại khu vực cống hộp trên kênh Hy Vọng, quận Tân Bình, TP.HCM. Ngày 11-5, các tình nguyện viên cùng với lực lượng chức năng đã dọn khoảng 20 tấn rác và gắn phao chắn rác ở khu vực trên.

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Hậu Giang lấy trụ sở dôi dư làm thư viện, công viên

Trụ sở dôi dư sau sáp nhập tại Hậu Giang được ưu tiên chuyển đổi công năng để làm cơ sở y tế, giáo dục, công viên, thư viện.

Hậu Giang lấy trụ sở dôi dư làm thư viện, công viên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar