18/11/2004 10:50 GMT+7

Nhà văn Trần Thùy Mai: Viết văn là một cách thương yêu...

Theo Sinh Viên
Theo Sinh Viên

Nhờ viết, cuộc đời tôi được mở rộng. Tôi vượt qua giới hạn chật hẹp của chính mình... Viết văn với tôi là một cách thương yêu với chính mình và những người xung quanh...Tôi chỉ muốn nói với các bạn viết trẻ rằng, văn học không bao giờ dễ dãi, nhà văn Trần Thùy Mai tâm sự.

Phóng to
Trần Thùy Mai
Nhờ viết, cuộc đời tôi được mở rộng. Tôi vượt qua giới hạn chật hẹp của chính mình... Viết văn với tôi là một cách thương yêu với chính mình và những người xung quanh...Tôi chỉ muốn nói với các bạn viết trẻ rằng, văn học không bao giờ dễ dãi, nhà văn Trần Thùy Mai tâm sự.

* Thưa nhà văn Trần Thuỳ Mai, sau gần 30 năm sáng tác, sự thay đổi lớn nhất trong suy nghĩ của chị về nghề viết là gì?

- Tôi bắt đầu viết từ khi còn đi học, lai rai cho vui. Thế nhưng khi bắt đầu được độc giả ưa thích, bỗng dưng cầm bút với một sự hoảng sợ. Sợ không làm hài lòng độc giả, sợ độc giả bỏ mình mà đi. Viết mãi thì cũng nguôi sợ.

Người ta thường hay nói gặp khó khăn khi sáng tác nhưng tôi thì không, tôi chỉ thấy khó khăn khi không viết được. Mà không viết được thì buồn không tả xiết. Không có thay đổi trong suy nghĩ về việc viết lách mà chỉ có sự sâu sắc và chín dần lên về nỗi đau, về sự chia sẻ trong từng trang viết.

Tôi không so sánh nhân vật của tôi với những người khác. Tôi quan niệm tác phẩm văn học bắt đầu từ mâu thuẫn, xung đột trong cuộc đời. Đau khổ có đầy trong cõi sống này. Viết, cảm nhận nỗi buồn của người bên cạnh về gian khó của đời mình để tạo ra mối đồng cảm chung là đường hướng theo đuổi của tôi.

* Hiện thực cuộc sống và hư cấu vào tác phẩm của chị với tỷ lệ nào? Những phiền toái khi lấy hình mẫu ngoài đời thật có bao giờ vướng vào chị không?

- Trước mỗi trang truyện ngắn tôi thấy mình giống như một người nặn tượng. Lấy hết khả năng để làm ra một tác phẩm đẹp, có ích. Nhờ viết, cuộc đời tôi được mở rộng. Tôi vượt qua giới hạn chật hẹp của chính mình. Khi tác phẩm đến được với độc giả, nỗi cô đơn trong tôi nguôi ngoai. Chính vì thế tôi ít chú ý đến dung lượng của thực tế hay hư cấu. Thực ra tôi thuộc típ người rất kiên nhẫn lắng nghe những tâm sự chung quanh.

Tôi như một mảnh nam châm hút về mình những đau khổ. Tùy cơ duyên tôi kết hợp nhiều ý tưởng của mình, của người để thành những truyện ngắn. Nếu chỉ là chuyện thật đưa lên giấy thì chẳng có gì cho độc giả đâu. Hư cấu tạo cho câu chuyện những tầng nghĩa mới, những bề sâu, để câu chuyện vượt qua sự tầm thường. Viết phải có lợi cho nhân loại, tôi viết với phương châm đó.

* Như vậy mục đích khi sáng tác của chị là vì độc giả hay vì chị?

- G. Marquez nói: Tôi viết là vì tôi muốn được người ta yêu thương tôi. Là một nhà văn, lại là nữ, tôi rất cần được yêu thương để chống lại mặc cảm bị bỏ rơi. Theo cách nhìn của tôi, phần lớn người làm nghệ thuật bị trời cho số khổ. Họ lại là người có cá tính nên thường sống cực đoan, sống trong cuộc đời với tâm trạng dị dạng. Khi viết, họ được thừa nhận, được hiểu, đó là hạnh phúc.

Viết văn với tôi là một cách thương yêu với chính mình và những người xung quanh. Điều này nói cụ thể thì không nên nhưng nói mơ hồ thì không rõ. Đành vậy....

* Chị có thể so sánh những vấn đề của thế hệ chị với những cây bút trẻ thế hệ sau này được không?

- Tôi cùng thế hệ với Lý Lan, Minh Ngọc, thế hệ cầm bút đầu tiên sau chiến tranh. Nhìn lại, đây chính là thế hệ dò đường đi tìm những đề tài hậu chiến. Có thể có những sáng tạo, nhưng vẫn không thể không bị ảnh hưởng bởi những lối mòn.

Cho đến bây giờ ngay chính tôi, khi viết vẫn dễ bị cóng tay vì nghĩ tới những người độc giả với lối đọc cũ. Không chấp nhận sự thay đổi, hạn chế cái mới, chỉ thừa nhận một lối đi chính là nguy cơ mà mọi người viết hiện nay vẫn phải đương đầu.

Về những người viết trẻ, đáng quí nhất là sự táo bạo, khát khao đi tìm cái mới mạnh mẽ trong các trang viết của họ. Có thể người đi ngược, kẻ đi xuôi. Nhưng quan trọng là họ đã mới.

* Viết văn gần 30 năm cũng có thể sinh ra những thói quen. Chị có muốn xé bỏ những thói quen đó, để mới mẻ lên không?

- Tôi không dị ứng với cái mới. Tôi chỉ dị ứng với cái mới mà không nhân văn. Ví dụ gần đây có những cây bút gây sốc bằng cách ca ngợi sự dối lừa, sự tàn ác. Đổi mới là làm mới trang viết chứ không phải là diễn những trò ngoài văn học. Tạo cho người ta chú ý bằng những thứ tưởng là mới thì dễ. Nhưng để người ta nhớ tác phẩm thì khó khăn hơn nhiều.

Tôi không băn khoăn về một vài người trẻ làm dáng, làm nổi hiện nay. Năm, mười năm nữa họ là ai chúng ta sẽ biết. Trẻ là vận động. Họ ì ra thì còn buồn hơn. Tôi chỉ muốn nói với các bạn viết trẻ rằng, văn học không bao giờ dễ dãi. Tôi nghĩ nhiều về cái mới trong sáng tác. Nhưng chuyện có tìm ra cái mới hay không lại là vấn đề khác.

Theo Sinh Viên

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hàng nghìn người 'đội mưa' đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Ngày 23-5, hàng nghìn phật tử và người dân từ nhiều địa phương đã đổ về chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) để cung rước xá lợi Đức Phật.

Hàng nghìn người 'đội mưa' đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Khi ngồi thiền, bạn là một người bình thường và cũng là Phật

Thiền sư Shunryu Suzuki, người gieo hạt mầm thiền Tào Động tại phương Tây, đã giảng rằng khi ta có được một sự yên bình trọn vẹn trong thực hành thiền, ta không chỉ là ta nữa mà là cả thế giới, toàn thể vũ trụ và là một vị Phật.

Khi ngồi thiền, bạn là một người bình thường và cũng là Phật

Tạm dừng tu bổ 5 biệt thự khu lầu Bảo Đại ở Nha Trang do vướng pháp lý

5 biệt thự tại khu lầu Bảo Đại ở Cầu Đá (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) tạm dừng tu bổ, do cơ quan chức năng đang làm việc với chủ đầu tư để gỡ vướng pháp lý.

Tạm dừng tu bổ 5 biệt thự khu lầu Bảo Đại ở Nha Trang do vướng pháp lý

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Diễn viên Mai Châu - người gây ấn tượng với vai bà Nghị Quế trong phim Chị Dậu - qua đời ở tuổi 98 lúc 3h10 sáng 24-5.

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Không có người, vũ trụ sẽ thiếu những câu chuyện sâu sắc

Trong một buổi giao lưu về sách Bạn là vũ trụ, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu cho rằng vũ trụ là đại dương và con người là những ngọn sóng nhấp nhô. Ý thức của con người góp phần định hình nên vũ trụ.

Không có người, vũ trụ sẽ thiếu những câu chuyện sâu sắc

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông

Trong khi xá lợi Đức Phật từ Ấn Độ được người Việt rất quan tâm, nhiều người không biết Việt Nam cũng có hộp xá lợi được cho là của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar