06/04/2007 05:30 GMT+7

Nhà văn Nhật Chiêu: Chơi cùng giấc mơ

LINH THOẠI thực hiện
LINH THOẠI thực hiện

TT - Đang được nhiều độc giả yêu mến như một dịch giả, một nhà nghiên cứu văn học nước ngoài, văn học Phật giáo và văn học Nhật Bản uy tín, Nhật Chiêu bất ngờ xuất hiện với những truyện ngắn gây xôn xao văn đàn, khởi đầu là Người ăn gió, rồi gần đây nhất là Mưa mặt nạ.

Phóng to
TT - Đang được nhiều độc giả yêu mến như một dịch giả, một nhà nghiên cứu văn học nước ngoài, văn học Phật giáo và văn học Nhật Bản uy tín, Nhật Chiêu bất ngờ xuất hiện với những truyện ngắn gây xôn xao văn đàn, khởi đầu là Người ăn gió, rồi gần đây nhất là Mưa mặt nạ.

Như tìm thấy một tình yêu mới với cõi sáng tạo của chính mình, trong vòng chưa đầy một năm, Nhật Chiêu đã viết gần 30 truyện ngắn, tạo nên một phong cách mới ấn tượng. Kết quả của cuộc chơi mới về ngôn ngữ và niềm đam mê sáng tác của ông là tuyển tập truyện ngắn vừa ra đời - Người ăn gió và quả chuông bay đi (Công ty văn hóa Đông A và Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2007). Tuổi Trẻ có cuộc trò chuyện với ông xung quanh tập sách này.

* Ông có thể cho biết vì sao tập truyện được chia thành bốn phần: Bắt mộng, Hành trình, Trò chơi và Huyền ảo?

- Giấc mơ là một chủ đề trở đi trở lại trong tác phẩm của tôi. Có thể nói như tên của phần một tôi đặt cho tập sách: tôi là người cố gắng bắt mộng giống như người câu cá cố gắng bắt cá. Giấc mơ cũng thật như sợi tóc của ta, giọt nước mắt của ta, giọt mồ hôi của ta. Trong ta có một thần kinh nào đó tiết ra giấc mơ. Tuy ta không thể nhìn thấy và sờ thấy giấc mơ khi ta tỉnh thức nhưng giấc mơ vẫn còn đó. Tôi thường nghĩ rằng giấc mơ chứa đựng nhiều điều chân thật hơn là cuộc sống mà chúng ta nhìn thấy ở các đám đông. Đối với tôi, giấc mơ là rất thật và tôi muốn cho cái thật đó trình hiện.

Còn trò chơi mà người Ấn Độ vẫn quen gọi là lila không phải là một cái gì tào lao mà là một sự sống động trong thiên nhiên và thế giới. Ví dụ hoa nở tức là hoa chơi vậy. Chơi là một cái gì tự nhiên, không có mục đích. Chơi là thể hiện niềm vui của mình để hòa vào niềm vui của vũ trụ.

Tôi muốn nhìn cuộc sống này qua dạng thức giấc mơ và trò chơi, và nghệ thuật của tôi đích xác là vậy. Và đã là giấc mơ và trò chơi thì nó phải biến ảo. Nó không tự cố định vào bất kỳ khuôn mẫu nào cả.

* Truyện của ông có rất nhiều câu hỏi, đặc biệt như truyện Nàng đi đâu được cấu tứ chỉ toàn câu hỏi. Dường như chỉ có câu hỏi chứ không hề có ý định trả lời?

- Thật ra, trong thế giới nghệ thuật, đặt câu hỏi quan trọng hơn trả lời. Những câu hỏi nguyên sơ nhất thì không có nhiều, ví dụ như “ta từ đâu?”, “ta đi đến đâu?” là câu hỏi từ ngàn xưa. Trả lời thì cứ trả lời, câu hỏi trong nguyên tính của nó vẫn còn đó. Không vì anh trả lời rồi thì câu hỏi mất đi. Ở đây ta không nói tới những câu hỏi vụn vặt hằng ngày, ta muốn nói đến những câu hỏi bản nguyên (ví dụ: tại sao có, không có được không?). Hay “hạnh phúc là gì?”, “tình yêu là gì?” là những câu hỏi mọi người tự chứng nghiệm lấy, không ai trả lời thay ai được.

Tôi muốn trả về cho những câu hỏi bản nguyên tầm quan trọng của nó. Những câu hỏi xưa cũ nhưng mỗi lần nhắc lại là một lần mới.

Phóng to

Nhật Chiêu(ảnh): Trong nghệ thuật, người ta phải luôn sử dụng tối đa “quyền được khác”, do đó trước hết là khác với những cách làm đã trở nên khuôn khổ, sáo mòn và thứ hai là khác cả chính mình trong từng giai đoạn.

Tất nhiên, ở một người sáng tạo, phải có cái gì đó là phong cách nhưng nếu cứ giẫm chân tại chỗ, tự mình bắt chước mình thì cũng sẽ là một thất bại. Tôi cố gắng tránh điều này trong khả năng và mong ước của mình.

* Có thể nhìn thấy ngòi bút ông đầy trân trọng với phụ nữ. Những nhân vật nữ luôn mang một vẻ đẹp đầy nhục cảm mà cũng đầy thanh khiết...

- Trong cái thế giới của kỹ trị và tốc độ của ngày hôm nay, tôi chỉ muốn tìm kiếm sự thanh thản qua cái đẹp của thiên nhiên và của những cuộc tản bộ lãng du chậm rãi, thật chậm rãi. Cái đẹp có thể hiển lộ qua nhiều điều khác nhau: cỏ cây, sông núi, trăng sao... và người phụ nữ là một biểu tượng của cái đẹp.

Một trong những tác phẩm tôi thích nhất của văn chương nhân loại là Hồng lâu mộng, tác phẩm đã làm nên một Hồng học đối lập với Kinh học.

Khi nhìn cuộc đời qua Kinh học, ta sẽ thấy vô số điều bịa đặt: nào danh, nào chí, nào tứ đức tam tòng, nào quân tử, tiểu nhân... Đó chỉ là những điều bịa đặt của một xã hội mà nam giới thống trị.

Với Hồng học, người ta không rập theo kinh điển mà nhìn cuộc đời qua cái đẹp, cho nên Giả Bảo Ngọc nhìn thấy trong vẻ đẹp của phụ nữ cái mà họ đáng được thấy. Sắc đẹp của phụ nữ không phải là bịa đặt. Tôi cũng muốn nhìn như vậy.

* Tập truyện này cũng như nhiều bài viết của ông luôn thấp thoáng hình ảnh đại thi hào Nguyễn Du, vì sao, thưa ông?

- Tôi có một tình yêu đặc biệt với Nguyễn Du. Như trong một bài viết gần đây, tôi đã mượn lời ca từ của Trịnh Công Sơn để nói về Tố Như: Người ôm lấy muôn loài”... Trái tim của Nguyễn Du là một trái tim đầy tình yêu đối với muôn loài. Và do đó, khi nhắc đến bất kỳ trường hợp nào cũng có thể dẫn thơ ông. Tôi đã mượn từ ngữ của Nguyễn Du rất nhiều như “người ăn gió”, “bụi hồng chiêm bao”, “bạch dương”. Thế nhưng, tôi thích chơi đùa cùng Nguyễn Du hơn là đặt ông lên ngai thần tượng. Và tôi nghĩ Tố Như thích điều đó hơn. Do đó, trong truyện ngắn Bạch dương, tôi hình dung ông là một người gác thang máy, tất nhiên đó như là một trò chơi.

* Truyện của ông như thơ, và giữa những câu văn xuôi như thơ ấy lại thường rơi ra những câu thơ hay, cũng như những cách ngôn được trích dẫn khá đắt…

- Tôi yêu thơ ca và do đó khi viết văn xuôi, tôi vẫn bị tình yêu đó ám ảnh. Cho nên, thật tình khi viết, tôi trôi vào thơ hồi nào có khi không hay. Thậm chí những dòng thơ cứ tuôn ra như thể là tôi đang tiếp tục viết văn xuôi vậy.

Những câu cách ngôn minh triết thường xuất hiện trong truyện dường như là ngẫu nhiên, tình cờ nhưng nó tạo ra một nhân duyên nào đó và từ đó người đọc sẽ tự động bước ra ngoài văn bản của tác giả một chút để rồi bước vào lại với cái nhìn mới hơn.

* Ông nghĩ sao về nhận xét của một nhà văn thời danh về truyện ngắn của ông: “Đây là một hiện tượng của văn xuôi”?

- Tôi cũng hơi ngạc nhiên vì truyện của mình được đón nhận nhanh chóng, vì tôi vẫn thấy rằng những gì mình làm trước tiên là chơi, và như thế tôi không ngại thể nghiệm. Mà thử nghiệm rất dễ dẫn tới thất bại, dị ứng. May quá, những cái tôi nghĩ sẽ bị phản ứng theo chiều hướng nghịch lại dường như chưa xảy ra. Nhưng thôi, không sao, khen chê là chuyện thường tình, nhưng tất nhiên rất vui nhận được sự đồng cảm, còn nếu có lời chê trách thì cũng không có gì đáng buồn.

LINH THOẠI thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hoài Linh sẽ diễn trên Sân khấu Mới, vai ông già Nam Bộ từ truyện Nguyễn Ngọc Tư

Vào đầu tháng 8, một sân khấu mới tinh sẽ ra mắt tại TP.HCM. Vở diễn đầu tiên sẽ có sự góp mặt của nghệ sĩ Hoài Linh.

Hoài Linh sẽ diễn trên Sân khấu Mới, vai ông già Nam Bộ từ truyện Nguyễn Ngọc Tư

Hơn 100 người nổi tiếng đồng hành cùng Viet Nam Love khơi lòng tự hào dân tộc, tinh thần Việt Nam

Dự án Viet Nam Love do đạo diễn Trần Thành Trung khởi xướng với nhiều hoạt động ý nghĩa hướng đến cộng đồng, như lời tri ân của thế hệ trẻ hôm nay.

Hơn 100 người nổi tiếng đồng hành cùng Viet Nam Love khơi lòng tự hào dân tộc, tinh thần Việt Nam

Có một nơi chuyên xuất bản sách của các lãnh tụ, tướng lĩnh, những cuốn sách đi khắp chiến trường

Có một nhà xuất bản trong 75 năm qua đã xuất bản nhiều tác phẩm lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhà lãnh đạo Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, những vị tướng Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Văn Tiến Dũng, Đồng Sĩ Nguyên…

Có một nơi chuyên xuất bản sách của các lãnh tụ, tướng lĩnh, những cuốn sách đi khắp chiến trường

Doanh thu Đường sách TP Thủ Đức 6 tháng đầu năm đạt hơn 6,1 tỉ đồng

Theo Ban quản lý Đường sách TP Thủ Đức, doanh thu 6 tháng đầu năm của Đường sách chỉ đạt hơn 6,1 tỉ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ năm 2024 do nhiều yếu tố, điều kiện khách quan.

Doanh thu Đường sách TP Thủ Đức 6 tháng đầu năm đạt hơn 6,1 tỉ đồng

Vũ Linh trổ tài diễn hài cùng Diệp Lang, Bảo Quốc trong Không bán tình em

Trang cải lương xưa đưa lên đoạn trích Không bán tình em, trong đó người hâm mộ thích thú khi được xem lại cố nghệ sĩ Vũ Linh trổ tài diễn hài cùng nghệ sĩ đàn anh Diệp Lang và Bảo Quốc.

Vũ Linh trổ tài diễn hài cùng Diệp Lang, Bảo Quốc trong Không bán tình em

Đọc sách cho con nghe trước khi ngủ là khoảnh khắc thiêng liêng nhất với ba mẹ

Theo các nhà nghiên cứu, nhà văn tại Anh, giọng đọc ấm áp của ba mẹ trước giờ đi ngủ là điều kỳ diệu nhất mà tuổi thơ của một đứa trẻ có thể giữ lại.

Đọc sách cho con nghe trước khi ngủ là khoảnh khắc thiêng liêng nhất với ba mẹ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar