09/08/2017 11:51 GMT+7

Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ là chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội

VŨ VIẾT TUÂN
VŨ VIẾT TUÂN

TTO - Sau gần hai năm trì hoãn, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức đại hội toàn thể lần thứ 12 với phiên đầu tiên diễn ra cả ngày 8-8.Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ được bầu là chủ tịch Hội vào sáng 9-8.

Khá nhiều đại biểu tham dự đại hội là những “cây bút bô lão” - Ảnh: V.V.TUÂN
Người trẻ không màng đến hội bởi cái đích của họ khác người già. Với các cây viết trẻ, họ không cần lắm đến tấm thẻ hội viên, chỉ cần nhắc tên họ là công chúng nhớ ngay họ có tác phẩm nào
Nhà văn Y Ban

Nhìn hội trường đại hội nhiều mái đầu đã bạc, những người trăn trở với văn học thủ đô không biết nên buồn hay vui?

Tại buổi gặp gỡ báo chí trước đại hội, nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại - phó chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội - tiết lộ tuổi bình quân của hội viên hiện giờ khoảng 60!

Những cây viết trẻ thủ đô gần như vắng bóng tại đại hội. Hội viên trẻ nhất tham dự đại hội như nhà văn Xuân Thủy, nhà thơ Vi Thùy Linh... cũng xấp xỉ tuổi 40.

Không những vậy, nhiều trường hợp như nhà thơ - dịch giả Thụy Anh, nhà thơ Trần Hoàng Thiên Kim... dù vắng mặt có lý do, đã báo cáo ban chấp hành, nhưng vẫn bị các “cây bút bô lão” nhất quyết gạt ra khỏi danh sách bầu cử.

Chia sẻ bên lề đại hội, nhà văn Xuân Thủy đề nghị nếu hội có chủ trương trẻ hóa thì phải lên kế hoạch tạo nguồn dài hơi, không thể tự dưng “bắt cóc” người trẻ vào hội.

Và trước lo lắng nhiều hội viên cao tuổi như vậy liệu Hội Nhà văn Hà Nội có lạc hậu trước dòng chảy văn học trẻ, văn học mạng, nhà văn Xuân Thủy đã bày tỏ thẳng thắn.

“Các hội văn học nghệ thuật cứ theo guồng quay cũ và vận hành theo kiểu cũ thì sẽ bị văng ra khỏi xã hội.

Tôi thấy một lực lượng lớn nhà văn trẻ ngoài các hội - đoàn rất có thực lực. Những gì họ viết ra chưa cần bình luận là văn chương thị trường hay không, nhưng phải thừa nhận là tính lan tỏa, kết nối với xã hội, tính vị nhân sinh trong tác phẩm của họ rất lớn.

Đó là điều mỗi hội - đoàn cần xem lại cách vận hành, mỗi hội viên xem lại mình” - nhà văn Xuân Thủy tâm sự.

Một lý do nữa, theo nhà văn Xuân Thủy, người viết trẻ bây giờ có nhiều sân chơi để lựa chọn. Các tác giả trẻ không tham gia các hội văn học nghệ thuật bởi đã có các kênh khác tiếp cận với độc giả tốt rồi.

Nhà văn Y Ban lại ví von Hội Nhà văn Hà Nội giờ như cuộc sinh hoạt của tổ hưu, về văn học gần như không có gì.

Dù tiếng nói kêu gọi tạo cơ hội cho những cây viết trẻ liên tục được phát đi, cũng như đã có những nỗ lực nhất định từ Hội Nhà văn Hà Nội để thực hiện điều này, nhưng đến khi nào những cây viết trẻ thực sự có mặt tại đây vẫn là câu hỏi lớn!

Ban chấp hành Hội nhà văn Hà Nội khoá mới ra mắt đại hội - Ảnh: V.V.TUÂN 

Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ làm chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội

Nữ nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ vừa chính thức được bầu làm tân chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội, nhiệm kỳ 2015-2020.

Tại phiên đại hội sáng 9-8, nhà thơ Hữu Việt thay mặt đoàn chủ tịch đã công bố, nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ đã được bầu làm chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội với 100% phiếu bầu từ các thành viên Ban chấp hành.

Ban chấp hành cũng bầu ra ba phó chủ tịch: nNhà thơ Nguyễn Sĩ Đại, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến và nhà thơ Trần Quang Quý.

Trước đó, chiều 8-8, sau một ngày tranh cãi gay gắt, phiên họp thứ nhất Đại hội Hội nhà văn Hà Nội đã bầu được Ban chấp hành khoá mới gồm 8 người: Nguyễn Thị Thu Huệ, Trần Hữu Việt, Nguyễn Sĩ Đại, Bùi Việt Mỹ, Trần Quang Quý, Y Ban, Nguyễn Việt Chiến, Trần Gia Thái.

Cũng trong ngày 8-8, lúc đầu nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ không có tên trong danh sách bầu cử 17 người do Ban chấp hành cũ trình, dù trước đó đã được đại hội cơ sở chuyên ngành thống nhất đề cử.

Nhà văn Vũ Ngọc Tiến là người đầu tiên lên tiếng phản ứng về việc này và đề nghị phải được làm rõ tại đại hội.

Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ là người được Đại hội bầu vào ban chấp hành khoá mới với số phiếu cao nhất. Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ sinh năm 1966, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Bà tốt nghiệp khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Nguyễn Thị Thu Huệ từng làm phó chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội, Uỷ viên thường vụ Ban chấp hành Hội nhà văn VN khoá 8, Giám đốc Trung tâm bản quyền văn học VN...

Những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Thị Thu Huệ đã xuất bản như: 21 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, 27 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, tập truyện ngắn Thành phố đi vắng, Cát đợi, Hậu thiên đường...

Bà cũng đoạt nhiều giải thưởng văn học như: giải thưởng Tác phẩm tuổi xanh của báo Tiền Phong, giải thưởng Hội nhà văn VN năm 2013 với tác phẩm Thành phố đi vắng, giải thưởng Hội nhà văn VN năm 1994 với tác phẩm Hậu thiên đường... 

VŨ VIẾT TUÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Có một người đàn ông trung niên tên Thuần ngày đêm nhớ thương khắc khoải về gia đình ruột thịt. Một người mang thân phận Thuần đã dừng cuộc sống ở tuổi 19.

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Chiều 5-7, chương trình giao lưu bóng đá Việt - Nhật 2025 diễn ra sôi động tại làng thể thao Tuyên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ.

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam cảnh đẹp quên lối về

Từ tháng 3 năm nay, mạng xã hội quen với hình ảnh bộ ba Bình Bông Bụp, một nhiếp ảnh gia trẻ tuổi, rong ruổi khắp các tỉnh thành Việt Nam cùng hai chú chó Golden Retriever dễ thương.

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam  cảnh đẹp quên lối về

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về bún bò Huế vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

150 năm Kim Vân Kiều muôn mặt: Truyện Kiều là bản đồ văn hóa, ngôn ngữ và tâm hồn

Theo TS Bùi Trân Phượng, Truyện Kiều không chỉ là tác phẩm văn học đơn thuần mà còn là một bản đồ văn hóa, ngôn ngữ, tâm hồn của người Việt. Đã là người Việt mà không hiểu rõ ý nghĩa của Truyện Kiều là đáng tiếc.

150 năm Kim Vân Kiều muôn mặt: Truyện Kiều là bản đồ văn hóa, ngôn ngữ và tâm hồn

Hơn 50 nghệ sĩ TP.HCM sẽ lắp đèn năng lượng mặt trời ở Cà Mau

Năm 2025 là năm thứ tư đội tình nguyện viên nghệ sĩ TP.HCM tổ chức chương trình Vì nụ cười trẻ thơ, mang đến nụ cười cho các em nhỏ, người dân có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu vùng xa.

Hơn 50 nghệ sĩ TP.HCM sẽ lắp đèn năng lượng mặt trời ở Cà Mau
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar