12/01/2019 17:05 GMT+7

Nhà trưng bày Hoàng Sa là điểm hành hương về lòng yêu nước

ĐOÀN CƯỜNG
ĐOÀN CƯỜNG

TTO - Sáng 12-1, UBND huyện Hoàng Sa, TP Đà Nẵng đã tổ chức Hội thảo khoa học nghiên cứu và truyền thống giáo dục về quần đảo Hoàng Sa trong giai đoạn hiện nay với sự tham dự của gần 50 các chuyên gia, nhà khoa học.

Nhà trưng bày Hoàng Sa là điểm hành hương về lòng yêu nước - Ảnh 1.

Nhà trưng bày Hoàng Sa, TP Đà Nẵng - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Theo ông Võ Ngọc Đồng - giám đốc Sở Nội vụ-Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa, TP Đà Nẵng: cách đây 45 năm, vào ngày 19-1-1974, Trung Quốc đã dùng vũ lực cưỡng chiếm và tổ chức nhiều hoạt động phi pháp trên quần đảo Hoàng Sa. 

Mặc dù bị chiếm giữ song Nhà nước Việt Nam luôn đấu tranh, tuyên truyền nhằm khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo này.

Nhà trưng bày Hoàng Sa là điểm hành hương về lòng yêu nước - Ảnh 2.

Ông Võ Ngọc Đồng - Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa phát biểu khai mạc hội thảo - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Vị chủ tịch huyện Hoàng Sa cũng cho biết thêm, thời gian qua, Đà Nẵng đã rất quan tâm đến việc tuyên truyền, giáo dục về biển đảo. Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng đã đưa Hoàng Sa vào chương trình giáo dục lịch sử địa phương để giảng dạy; tiếp nhận, sưu tầm, xây dựng cơ sở dữ liệu về Hoàng Sa; xây dựng Nhà trưng bày Hoàng Sa.

"UBND huyện Hoàng Sa rất mong nhận được sự đóng góp của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học về việc xây dựng cột mốc, biểu tượng về Hoàng Sa để mỗi người đến với Nhà trưng bày Hoàng Sa không chỉ được thấy những bằng chứng lịch sử mà Hoàng Sa còn là điểm hành hương về lòng yêu nước" - ông Đồng nói.

TS. Trần Công Trục - nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ cho biết: Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa kể từ khi các quần đảo còn là đất vô chủ, chí ít cũng từ thế kỷ XVII.

"Việc chiếm hữu này là thực sự, rõ ràng, liên tục và hòa bình. Nguyên tắc này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc lãnh thổ. Việt Nam có đầy đủ các bằng chứng lịch sử có giá trị pháp lý để chứng minh cho chủ quyền thiêng liêng với Hoàng Sa, Trường Sa" - TS. Trục nói.

Nhà trưng bày Hoàng Sa là điểm hành hương về lòng yêu nước - Ảnh 3.

TS. Trần Công Trục đồng chủ trì điều hành hội thảo - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Còn ông Bùi Văn Tiếng - Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Đà Nẵng cho: rằng đối tượng để tuyên truyền, giáo dục về quần đảo Hoàng Sa không chỉ người Việt mà còn cả nước ngoài, nhưng chủ yếu là học sinh, sinh viên, mà trước hết là nhà trường ở Đà Nẵng.

Theo ông Tiếng, nội dung giáo dục về quần đảo Hoàng Sa cần làm cho học sinh, sinh viên Đà Nẵng hiểu rõ là người Việt đã xác lập và thực thi chủ quyền một cách hợp pháp, liên tục, phù hợp với luật pháp quốc tế từ bao đời nay với những bằng chứng vừa có giá trị pháp lý, giá trị lịch sử; Làm cho học sinh, sinh viên hiểu rõ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1956, nhất là đã dùng vũ lực cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo này vào năm 1974 như thế nào…; Đà Nẵng đã tham gia vào quá trình thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa liên tục như thế nào, đã đóng góp những gì cho cuộc đấu tranh đòi lại Hoàng Sa.

Tại Đà Nẵng, từ năm học 2015-2016, Sở GD-ĐT đã biên soạn 2 tập tài liệu THCS, THPT nhưng chỉ có thể dựa vào quy định của Bộ GD-ĐT về giảng dạy lịch sử địa phương dẫn đến phải "độn" trong nội dung chung. "Đang thiếu một hành lang pháp lý cần thiết và minh bạch mang tầm cỡ quốc gia"-ông Tiếng nói.

"Với học sinh, sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, cũng không phải chỉ biết cho có mà biết để hành động, chẳng hạn biết để mà phản ứng khi nhìn thấy tấm bản đồ Tổ quốc ở đâu đó vô tình hay cố ý thiếu Hoàng Sa, Trường Sa" - ông Tiếng nhắn nhủ.

Cũng tại buổi hội thảo, các đại biểu, các nhà khoa học đã cùng nhau trồng cây bàng vuông từ Trường Sa gửi về tặng Bảo tàng Hoàng Sa.

Nhà trưng bày Hoàng Sa là điểm hành hương về lòng yêu nước - Ảnh 4.

Các đại biểu tham dự hội thảo cùng trồng cây bàng vuông của Trường Sa gửi về tặng Bảo tàng Hoàng Sa - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

ĐOÀN CƯỜNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào cuộc kiểm tra, xử lý nghiêm cán bộ tiếp tay cho thực phẩm, thuốc giả

Ủy ban Kiểm tra Trung ương được giao kiểm tra, chỉ đạo kiểm tra hành vi của các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm, tiếp tay cho sản xuất hàng giả, thực phẩm giả.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào cuộc kiểm tra, xử lý nghiêm cán bộ tiếp tay cho thực phẩm, thuốc giả

Làm đường tạm 200m kết nối cầu Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM - Long Thành từ ngày 19-8

Các bên liên quan thống nhất làm đường tạm cho xe chạy 2 chiều, kết nối cầu Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Công trường dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 ngày 19-8, giai đoạn 2 vào cuối tháng 9.

Làm đường tạm 200m kết nối cầu Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM - Long Thành từ ngày 19-8

Kiểm tra phòng khám ở Quy Nhơn bị tố 'chặt chém' bệnh nhân

Sở Y tế tỉnh Gia Lai đã kiểm tra 1 phòng khám tại phường Quy Nhơn thuộc tỉnh này bị tố "chặt chém" bệnh nhân gần 9 triệu cho 2 giờ điều trị.

Kiểm tra phòng khám ở Quy Nhơn bị tố 'chặt chém' bệnh nhân

Bộ Nội vụ hướng dẫn trình tự chuyển đổi, đổi tên thôn, tổ dân phố tại cấp xã mới

Bộ Nội vụ đã có hướng dẫn về trình tự chuyển đổi thôn, tổ dân phố và đổi tên thôn, tổ dân phố tại đơn vị cấp xã mới hình thành sau sắp xếp.

Bộ Nội vụ hướng dẫn trình tự chuyển đổi, đổi tên thôn, tổ dân phố tại cấp xã mới

Khởi tố vụ án, 5 bị can liên quan 2 dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2

Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Hữu Đông cho biết cơ quan điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án và khởi tố 5 bị can.

Khởi tố vụ án, 5 bị can liên quan 2 dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2

Đường huyết mạch ở Đà Nẵng nham nhở, ‘sống trâu’, ‘rãnh cào’ chờ khắc phục

Sau khi Tuổi Trẻ Online có bài phản ánh Đường huyết mạch ở Đà Nẵng lồi lõm với "sống trâu", "rãnh cào", nhiều bạn đọc đã có phản hồi.

Đường huyết mạch ở Đà Nẵng nham nhở, ‘sống trâu’, ‘rãnh cào’ chờ khắc phục
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar