23/11/2018 18:07 GMT+7

Nha Trang nằm trong 'điểm mù' của rađa quan trắc mưa

XUÂN LONG
XUÂN LONG

TTO - Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia xác nhận có rađa quan trắc thời tiết đặt tại Nha Trang, nhưng rađa chỉ quan trắc tốt ở tầm nhìn xung quanh, còn vị trí chân rađa tại Nha Trang bị coi là “điểm mù” nên có hạn chế trong quan trắc.

Nha Trang nằm trong điểm mù của rađa quan trắc mưa - Ảnh 1.

Mưa lớn gây hậu quả nặng nề ở Nha Trang ngày 18-11 vừa qua - Ảnh: PHAN SÔNG NGÂN

Lý giải về việc dự báo mưa, ông Hoàng Phúc Lâm - phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia - cho biết về công nghệ dự báo, đa phần các trung tâm dự báo lớn trên thế giới chủ yếu dựa vào các sản phẩm khách quan - tức là các mô hình dự báo số trị. 

Sau đó kết hợp thêm kinh nghiệm của dự báo viên, kết hợp thêm các điều kiện, số liệu quan trắc thực tế để có thể hiệu chỉnh, điều chỉnh dự báo cho các thời hạn khác nhau.

Ông Lâm cho biết ở Việt Nam, hiện các dự báo định lượng mưa được trích xuất từ các mô hình toàn cầu của Nhật, Mỹ, Đức và các nước châu Âu với độ phân giải của các mô hình này khoảng 25-50km. 

Riêng Việt Nam cũng có sản phẩm có độ phân giải cao của mô hình châu Âu với độ phân giải 90km nên cũng có được các thông tin chi tiết cho thời hạn dự báo 10 ngày.

Tuy nhiên, theo ông Lâm, đã là mô hình thì nó chỉ thuần túy là một phần mềm máy tính có khả năng giải các phương trình nhiệt động lực, mô tả các chuyển động trong khí quyển, các mối liên hệ giữa nhiệt, gió, ẩm áp và các yếu tố khác nhau trong khí quyển để có thể tịnh tiến, phân tích, dự báo theo thời gian. 

Vì vậy, khi chạy mô hình, không thể giải chính xác được mà chỉ có thể đưa về cái gần đúng hoặc xấp xỉ, vì thế mới nói là dự báo.

Còn để dự báo cụ thể, chi tiết, ông Lâm cho biết phải dựa vào các số liệu quan trắc tức thời, đó là số liệu vệ tinh, số liệu rađa. 

Về công tác dự báo, cảnh báo mưa, sạt lở đất khu vực Nha Trang, Khánh Hoà vừa qua, ông Lâm cho biết sáng 18-11, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đã phát hai bản tin nhanh về cảnh báo mưa lớn và khả năng xảy ra lũ, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt ở tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận vào lúc 7h15 và 10h30.

"Lúc 2h30 và 5h sáng 18-11, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đã phát bản tin về áp thấp nhiệt đới gần bờ, trong đó đã có cảnh báo chung về khả năng xảy ra lũ, lũ quét. 

Tuy nhiên, khi nhận thấy lượng mưa ở khu vực Khánh Hòa lớn, các dự báo viên trực đã ra thêm các bản tin riêng vào lúc 7h15 và 10h30 sáng 18-11 về cảnh báo mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt cho khu vực Khánh Hòa, Ninh Thuận" - ông Lâm cho biết.

Nha Trang nằm trong điểm mù của rađa quan trắc mưa - Ảnh 2.

Ông Hoàng Phúc Lâm, phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia - Ảnh: CHÍ TUỆ

Ông Lâm cũng khẳng định trong bản tin phát lúc 7h15 đã cảnh báo mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt cho khu vực Khánh Hòa, trong đó có liệt kê các huyện cụ thể gồm Cam Lâm, Cam Ranh, Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Ninh Hòa, TP Nha Trang.

"Yêu cầu của bản tin cảnh báo nhanh do thời gian ngắn phải liệt kê chi tiết được đến cấp huyện, và thực tế đã xảy ra sạt lở, ngập lụt ở nhiều nơi khu vực Khánh Hòa" - ông Lâm nói. 

Cụ thể, đài khí tượng khu vực cũng đã đưa ra dự báo, cảnh báo mưa lớn tại Nha Trang với độ trên 200mm.

Riêng về việc sử dụng dữ liệu quan trắc thời tiết đặt tại Nha Trang, ông Lâm cho biết tại TP Nha Trang có đặt một rađa quan trắc thời tiết. Tuy nhiên, theo ông Lâm, nguyên lý hoạt động của rađa thời tiết đều có "điểm mù" làm hạn chế khả năng quan trắc hoặc không quan trắc được.

"Rađa đặt ở đâu thì thường không quan trắc được tại vị trí rađa đứng, đó là "điểm mù" của rađa. Tức là rađa thường hướng tầm nhìn ra xung quanh, quan trắc theo tầm nhìn xung quanh hay nói đúng hơn là nhìn xung quanh tốt hơn so với việc nhìn xuống dưới chân mình. Để nhìn được chân thì phải cúi xuống nhưng rađa không cúi hay quan sát được chân mình. 

Vì vậy, thường rađa có điểm mù khoảng 20km xung quanh vị trí đặt rađa, đó là khu vực hạn chế quan trắc. Cho nên tại Nha Trang - nơi đặt rađa - có hạn chế trong quan trắc số liệu mưa thực tế" - ông Lâm nói.

TTO - Quy hoạch phát triển đô thị tại Nha Trang, qua thiên tai đã bộc lộ bất cập. Nguyên nhân do đâu?

XUÂN LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khám chữa bệnh theo yêu cầu được hưởng bảo hiểm y tế; Kịch tính pha cứu 2 trẻ bằng drone phun thuốc

Khám chữa bệnh theo yêu cầu vẫn được hưởng bảo hiểm; Cứu trẻ bằng drone... là những thông tin thu hút nhiều bạn đọc quan tâm tuần qua.

Khám chữa bệnh theo yêu cầu được hưởng bảo hiểm y tế; Kịch tính pha cứu 2 trẻ bằng drone phun thuốc

Vì sao đường phố Đà Nẵng ngập chìm trong nước giữa mùa hè?

Trận mưa như trút nước chiều tối 5-7 khiến nhiều người bất ngờ khi chứng kiến nhiều tuyến phố của Đà Nẵng chìm trong nước. Tiến sĩ Lê Hùng - Trường đại học Bách khoa Đà Nẵng đã có những chia sẻ về nguyên nhân và đề xuất, hiến kế các giải pháp.

Vì sao đường phố Đà Nẵng ngập chìm trong nước giữa mùa hè?

Mướt mắt rặng dừa, lau sậy xanh um giữa lòng Thủ Thiêm

Sát bên đô thị Sala (khu độ thị mới Thủ Thiêm, TP.HCM) hiện đại là vùng đất mênh mông với bãi lau sậy và bùn lầy, rặng dừa mướt mắt vừa được đề xuất làm công viên sinh thái.

Mướt mắt rặng dừa, lau sậy xanh um giữa lòng Thủ Thiêm

Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư phục vụ APEC ở Phú Quốc ra sao?

Ngoài phân công nhiệm vụ, thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ tái định cư, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang kiến nghị UBND đặc khu Phú Quốc sớm bố trí khoảng 2.000 nền tái định cư cho phục vụ APEC 2027.

Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư phục vụ APEC ở Phú Quốc ra sao?

Việt Nam xuất khẩu cá tra, ba sa và rô phi sang Brazil, hướng tới thương hiệu cà phê chung

Việc xuất khẩu gạo sang Brazil giúp nước này đảm bảo an ninh lương thực. Hai bên cũng thúc đẩy liên minh cà phê, xây dựng thương hiệu chung.

Việt Nam xuất khẩu cá tra, ba sa và rô phi sang Brazil, hướng tới thương hiệu cà phê chung

Biển số xe ở Lâm Đồng sau sáp nhập được cấp ra sao?

Tỉnh Lâm Đồng được thành lập dựa trên việc sáp nhập 3 tỉnh Bình Thuận, Đắk Nông và Lâm Đồng cũ. Sau sáp nhập, biển số xe người dân được cấp như thế nào?

Biển số xe ở Lâm Đồng sau sáp nhập được cấp ra sao?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar