09/05/2018 17:26 GMT+7

Nhà thơ 'yêu nước mình' Trần Vàng Sao vừa trút hơi thở cuối

MINH TỰ
MINH TỰ

TTO - Nhà thơ Trần Vàng Sao - tác giả của thi phẩm 'Bài thơ của một người yêu nước mình' - đã trút hơi thở cuối cùng lúc 14h45 phút ngày 9-5.

Nhà thơ yêu nước mình Trần Vàng Sao vừa trút hơi thở cuối - Ảnh 1.

Nhà thơ Trần Vàng Sao trước ngày lâm bệnh - Ảnh: Minh Tự

Nhà thơ Trần Vàng Sao tên thật là Nguyễn Đính, sinh năm 1941 (Tân Tỵ), quê quán ở thôn Vĩ Dạ, TP Huế.

Năm 1961, ông tham gia phong trào đấu tranh của sinh viên - học sinh Huế cùng với các nhà thơ Ngô Kha, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Võ Quê, Thái Ngọc San, họa sĩ Bửu Chỉ...

Từ 1965, ông lên chiến khu và công tác tại Ban Tuyên huấn Thành ủy Huế, viết báo và làm thơ. Năm 1970 ông ra miền Bắc an dưỡng, chữa bệnh.

Sau ngày thống nhất (1975), Trần Vàng Sao trở về quê nhà và làm giao liên xã Hương Lưu (nay là phường Vỹ Dạ), sau đó về công tác tại Phòng Văn hóa thành phố Huế, cho đến khi nghỉ hưu năm 1984.

Nhà thơ yêu nước mình Trần Vàng Sao vừa trút hơi thở cuối - Ảnh 2.

Từ đó cho đến khi ra đi, ông sống với vợ con tại nhà mình ở phường Vĩ Dạ - TP Huế. - Ảnh: Minh Tự

Bài thơ của một người yêu nước mình là tác phẩm của Trần Vàng Sao được sáng tác vào tháng 12-1967 và được chọn là 100 bài thơ xuất sắc nhất Việt Nam thế kỷ 20.

Năm 1988, ông lại nổi tiếng với bài thơ Người đàn ông 43 tuổi nói về mình đăng trên tạp chí Sông Hương năm 1988.

Cho đến năm 2012, Nhà xuất bản Hội nhà văn mới in cho ông tập thơ đầu tiên, đó là trường ca Gọi tìm xác đồng đội.

Nhà thơ yêu nước mình Trần Vàng Sao vừa trút hơi thở cuối - Ảnh 3.

Ảnh: Lam Điền

Theo PGS.TS Hồ Thế Hà (Đại học Khoa học Huế), Bài thơ của một người yêu nước mình là điển hình cho phong cách Trần Vàng Sao, với những câu thơ sống mãi với nước Việt:

... Đất nước này còn chua xót

Nên trông ngày thống nhất

Cho bên kia không gọi bên này là người miền Nam

Cho bên này không gọi bên kia là người miền Bắc

Lòng vui hôm nay không thấy chật

Tôi yêu đất nước này chân thật

Như yêu căn nhà nhỏ có mẹ của tôi

Như yêu em nụ hôn ngọt trên môi

Và yêu tôi đã biết làm người

Cứ trông đất nước mình thống nhất.

Nhà thơ yêu nước mình Trần Vàng Sao vừa trút hơi thở cuối - Ảnh 4.

Ảnh: Minh Tự

Những năm cuối đời, ngoài niềm vui làm thơ, ông còn vẽ tranh và nổi tiếng với tranh vẽ về thiền sư Bồ Đề Đạt Ma.

Ông vẽ bằng bút chì, mực tàu, trên mặt sau những tờ lịch cũ, những thứ đồ vật đã bỏ đi.

Một số bức tranh của nhà thơ Trần Vàng Sao:

Nhà thơ yêu nước mình Trần Vàng Sao vừa trút hơi thở cuối - Ảnh 5.
Nhà thơ yêu nước mình Trần Vàng Sao vừa trút hơi thở cuối - Ảnh 6.
Nhà thơ yêu nước mình Trần Vàng Sao vừa trút hơi thở cuối - Ảnh 7.
Nhà thơ yêu nước mình Trần Vàng Sao vừa trút hơi thở cuối - Ảnh 8.

TTO - Có thời lượng dài hơn mọi năm với những hoạt động không chỉ diễn ra trong ngày rằm tháng giêng, nhưng có vẻ Ngày thơ năm nay chưa có những điểm nhấn ấn tượng nào mới mẻ cho người yêu thơ ca.

MINH TỰ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Lễ khai mạc triển lãm ‘Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và hữu nghị’ đã khai mạc ngày 23-5 trong Nhà triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản.

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

17 năm làm nghiên cứu thị trường, chị Lương Thúy Phương khát khao xây dựng một nơi khởi lên cho những giấc mơ về truyện tranh Việt Nam, đó là Comic Land Productions.

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar