24/11/2015 16:19 GMT+7

Nhà thơ Ý Nhi đoạt giải thưởng văn học của Thụy Điển

NGÂN XUYÊN
NGÂN XUYÊN

TTO - Đó là giải thưởng Cikada được lập ra năm 2004 nhân dịp kỷ niệm 100 năm sinh nhà thơ nổi tiếng của Thụy Điển Harry Martinson (1904 - 1978) - người được giải thưởng Nobel văn học (1974).

Tên giải thưởng là tên tập thơ Cikada của H. Martinson xuất bản năm 1953.

Nhà thơ Ý Nhi được trao giải để "ghi nhận cách mà bà bằng những bài thơ rất hay của mình đã bảo vệ cho sự không thể bị xúc phạm của cuộc sống". Đây là một vinh dự cho nhà thơ và thơ Việt Nam.

Buổi lễ trao giải sẽ diễn ra vào lúc 19g ngày 30-11 tại Đại sứ quán Thụy Điển ở Hà Nội.

Tập thơ Till: igar in thơ của 12 nhà thơ Việt Nam bằng tiếng Thụy Điển, trong đó có tám bài thơ của nhà thơ Ý Nhi - Ảnh: Ngân Xuyên

Giải thưởng Cikada thường được trao cho các nhà thơ Đông Á viết bằng các thứ tiếng Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, không chỉ vì H. Martinson quan tâm nhiều đến văn học Đông Á, mà còn vì những người sáng lập giải thưởng tin rằng thơ viết bằng các thứ tiếng đó xứng đáng được thừa nhận sâu sắc.

Người được giải sẽ nhận một bằng chứng nhận, 20.000 SEK (tiền Thuỵ Điển) và một tác phẩm nghệ thuật bằng gốm.

Từ khi lập ra, giải Cikada đã được trao cho So Sakon (Nhật Bản, 2004), Tota Kaneko (Nhật Bản 2005), Ko Un (Hàn Quốc, 2006), Shin Kyong Rim (Hàn Quốc, 2007), Moon Chung-hee (Hàn Quốc, 2010), Noriko Mizuta (Nhật Bản, 2013). 

Năm nay (2015), giải thưởng Cikada được trao cho hai nhà thơ. Hồi tháng năm, nhà thơ Trung Quốc Bei Dao (Bắc Đảo) đã nhận giải từ tay Tổng lãnh sự Thụy Điển tại Hong Kong. Và bây giờ là nhà thơ Hoàng Thị Ý Nhi của Việt Nam, mở rộng biên độ của giải sang cả vùng Đông Nam Á.

Trước đây, thơ Ý Nhi đã được dịch sang tiếng Anh. Năm 2009, thơ của bà đã được dịch sang tiếng Thụy Điển cùng thơ của 11 nhà thơ Việt Nam khác (Hoàng Hưng, Nguyễn Duy, Nguyễn Lương Ngọc, Phan Huyền Thư, Ngô Tự Lập, Nguyễn Quang Thiều, Bằng Việt, Hữu Thỉnh, Mai Văn Phấn, Vi Thùy Linh, Nguyễn Bình Phương) trong tập Till: igar do nhà xuất bản Tranan in ở Stockholm.

Trong tập này, thơ Ý Nhi được dịch tám bài (Nguyện ước, Người đàn bà ngồi đan, Thư gửi em, Em bé và biển, Trò chuyện, Theo dõi một trận đấu cờ vua, Biển chiều, Người lính) rút từ các tập thơ đã xuất bản của bà. Có thể từ đó thơ ý Nhi đã thu hút được sự chú ý của độc giả Thụy Điển và đã được ban tổ chức giải thưởng Cikada trao giải.

Trong số những người được nhận giải Cikada có những tên tuổi nổi tiếng như Ko Un, Bắc Đảo đã được nhiều lần đề cử giải Nobel văn học cho thấy uy tín của giải thưởng này ở vương quốc Thụy Điển.

NGÂN XUYÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar