01/06/2007 15:00 GMT+7

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm: Chiếc lá nào cũng đầu tiên...

Theo HỒNG DIỆU - Tiền Phong
Theo HỒNG DIỆU - Tiền Phong

Chiếc lá đầu tiên của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm là một trong những bài thơ được các thế hệ học trò yêu thích. Thi sĩ giờ đã bước vào mùa thu cuộc đời nhưng trong đôi mắt anh mãi còn cái xôn xao mùa hạ.

Phóng to

Chùm phượng hồng yêu dấu ấy rời tay -Ảnh: Minh Phúc

Chiếc lá đầu tiên của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm là một trong những bài thơ được các thế hệ học trò yêu thích. Thi sĩ giờ đã bước vào mùa thu cuộc đời nhưng trong đôi mắt anh mãi còn cái xôn xao mùa hạ.

* Em thấy không tất cả đã xa rồi - Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ…. Chiếc lá đầu tiên có phải là sáng tác đầu tay của anh? Và anh thai nghén thi phẩm này trong bao lâu?

- Chiếc lá đầu tiên (ban đầu có tên là Trường ơi, chào nhé) không phải là sáng tác đầu tay của tôi. Thường thì tôi viết khá nhanh, như Sông thương tóc dài được nhiều người chép vào sổ tay: … Mai đành xa sông Thương thật thương/ Mắt nhớ một người, nước in một bóng/ Mây trôi một chiều, chim kêu một giọng/ Anh một mình - náo động - một mình anh, tôi chỉ viết trong khoảng 5-10 phút.

Còn Chiếc lá đầu tiên có lẽ là một trong những bài thơ của tôi được thai nghén lâu nhất: hơn 10 năm. Tuy nhiên, 2 khổ thơ đầu được viết khá nhanh, đúng ra, không phải là tôi viết mà chỉ là chép lại cảm xúc, cảm xúc dào dạt quá. Còn những câu thơ sau tôi viết thong thả trong nhiều năm.

* Trong 2 khổ đầu được viết rất nhanh ấy, có không ít câu thơ đã gieo dấu ấn sâu đậm trong nhiều độc giả. Thí dụ: Sân trường đêm - Rụng xuống trái bàng đêm. Anh đã gửi gắm điều gì trong câu thơ này?

- Ngay từ khi bỡ ngỡ bước chân vào lớp 1, cây bàng đã để lại ấn tượng đặc biệt trong tôi như người lính gác tuổi thơ. Ấn tượng ấy cứ theo tôi mãi để rồi 12 năm sau trái bàng mới rụng xuống trang thơ tôi trong nỗi nhớ bâng khuâng.

* Trong bài thơ, anh đã gọi tên nỗi nhớ của 12 năm ngồi trên ghế nhà trường: Nhớ lớp học bâng khuâng màu xanh rũ, nhớ những trò đùa “nhất quỷ nhì ma”, nhớ thầy cô, bạn bè… nhưng có lẽ nỗi nhớ tạo thi hứng, làm điểm tựa cho bài thơ là nỗi nhớ về em. “Em” trong bài thơ thực hay hư?

- (Cười). Bản chất của rung động đầu đời vốn là mơ hồ. Thế nên tôi mới viết: Có lẽ một người cũng bắt đầu yêu. “Có lẽ” thôi, ai dám khẳng định “chắc chắn” bao giờ. Và lại yêu qua sự báo tin của tiếng ve vô tình. Trong hai khổ thơ đầu, có hai câu thơ tôi gửi gắm nhiều nỗi bâng khuâng mùa hạ: Chùm phượng hồng yêu dấu ấy rời tay – Tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước.

* Có người ví: “tình yêu đầu mang hương sắc mùa thu” mỏng mảnh dễ tan vào sương khói. Còn anh?

- Tình yêu đầu là cảm xúc tinh sương của đời người. Nó không đơn giản là tình yêu nam - nữ thuần túy, nó cao hơn thế nhiều, vì trong đó còn có cả tình bạn. Nhưng cũng hơn cả tình bạn, nó còn là tình người… Thật khó để gọi thành tên, nguồn cảm xúc rưng rưng ấy một đi không trở lại, như không ai có thể tắm hai lần trên một dòng sông.

* Anh tâm đắc nhất những câu thơ nào trong bài thơ?

- Tôi tâm đắc tất cả những câu thơ trong bài thơ này. Nhưng… (ngẫm nghĩ) tôi thích nhất khổ thơ cuối. Đất nước chiến tranh, tôi cũng như bao người trẻ thời đó xung phong tình nguyện nhập ngũ. Vào bộ đội trải qua trăm trận đánh, trăm lần bom đạn dập vùi, để đến một ngày đất nước không tiếng súng, tôi trở về trường xưa.

Cây bàng xưa vẫn đó, nhưng cái ngày xưa yêu dấu của tôi với phượng hồng, với ve kêu vĩnh viễn không bao giờ trở lại và em… em cũng xa. Người ấy đã đi lấy chồng. Khổ thơ cuối đã bật lên tất cả cảm xúc dồn nén của tôi: Em đã yêu anh, anh đã xa vời/ Cây bàng hò hẹn chìa tay vẫy mãi/ Anh nhớ quá! Mà chỉ lo ngoảnh lại/ Không thấy trên sân trường chiếc lá buổi đầu tiên.

* Hình ảnh hoa phượng xuất hiện khá nhiều lần trong sáng tác của anh? Anh có thể lý giải điều này?

- Ngay trong bài thơ gần đây, chính là bài kết cho tập thơ sắp xuất bản của tôi, cũng khắc khoải với phượng, có nhan đề: Cho phượng năm xưa. Thơ ca theo tôi quan trọng là đôi mắt nhìn. Tôi vẫn chưa hết bâng khuâng. Tôi vẫn tìm thấy trong mùa hạ phượng vẫn hồng như máu những năm xưa. Chiếc lá nào với tôi cũng là chiếc lá đầu tiên, mối tình nào với tôi cũng mãi còn cái hồi hộp, xôn xao của mối tình thứ nhất.

Chiếc lá đầu tiên

Em thấy không, tất cả đã xa rồiTrong tiếng thở của thời gian rất khẽTuổi thơ kia ra đi cao ngạo thếHoa súng tím vào trong mắt lắm mê sayChùm phượng hồng yêu dấu ấy rời tayTiếng ve trong veo xé đôi hồ nướcCon ve tiên tri vô tâm báo trướcCó lẽ một người cũng bắt đầu yêuMuốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêuBài hát đầu xin hát về trường cũMột lớp học bâng khuâng màu xanh rũSân trường đêm- Rụng xuống trái bàng đêmNỗi nhớ đầu anh nhớ về emNỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹNỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thếBạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi“- Có một nàng Bạch Tuyết các bạn ơi, Với lại bảychú lùn rất quấy”“- Mười đấy chứ! Nhìn xem trong lớp ấy”(Ôi những trận cười trong sáng đó lao xao)Những chuyện năm nao, những chuyện năm nàoCứ xúc động, cứ xôn xao biết mấyMùa hoa mơ rồi đến mùa phượng cháyTrên trán thầy, tóc chớ bạc thêmThôi hết thời bím tóc trắng ngủ quênHết thời cầm dao khắc lăng nhăng lên bàn ghế cũQuả đã ngọt, trên mấy cành đu đủHoa đã vàng, hoa mướp của ta ơiEm đã yêu anh, anh đã xa vờiCây bàng hò hẹn chìa tay vẫy mãi Anh nhớ quá! Mà chỉ lo ngoảnh lạiKhông thấy trên sân trường- chiếc lá buổi đầu tiên.

Theo HỒNG DIỆU - Tiền Phong

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Có một người đàn ông trung niên tên Thuần ngày đêm nhớ thương khắc khoải về gia đình ruột thịt. Một người mang thân phận Thuần đã dừng cuộc sống ở tuổi 19.

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Chiều 5-7, chương trình giao lưu bóng đá Việt - Nhật 2025 diễn ra sôi động tại làng thể thao Tuyên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ.

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam cảnh đẹp quên lối về

Từ tháng 3 năm nay, mạng xã hội quen với hình ảnh bộ ba Bình Bông Bụp, một nhiếp ảnh gia trẻ tuổi, rong ruổi khắp các tỉnh thành Việt Nam cùng hai chú chó Golden Retriever dễ thương.

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam  cảnh đẹp quên lối về

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về bún bò Huế vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

150 năm Kim Vân Kiều muôn mặt: Truyện Kiều là bản đồ văn hóa, ngôn ngữ và tâm hồn

Theo TS Bùi Trân Phượng, Truyện Kiều không chỉ là tác phẩm văn học đơn thuần mà còn là một bản đồ văn hóa, ngôn ngữ, tâm hồn của người Việt. Đã là người Việt mà không hiểu rõ ý nghĩa của Truyện Kiều là đáng tiếc.

150 năm Kim Vân Kiều muôn mặt: Truyện Kiều là bản đồ văn hóa, ngôn ngữ và tâm hồn

Hơn 50 nghệ sĩ TP.HCM sẽ lắp đèn năng lượng mặt trời ở Cà Mau

Năm 2025 là năm thứ tư đội tình nguyện viên nghệ sĩ TP.HCM tổ chức chương trình Vì nụ cười trẻ thơ, mang đến nụ cười cho các em nhỏ, người dân có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu vùng xa.

Hơn 50 nghệ sĩ TP.HCM sẽ lắp đèn năng lượng mặt trời ở Cà Mau
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar