13/07/2023 09:41 GMT+7

Nhà thi đấu Phan Đình Phùng bỏ hoang: Doanh nghiệp nói gì?

Doanh nghiệp đầu tư dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng khẳng định những năm qua doanh nghiệp luôn sẵn sàng triển khai dự án và đợi TP.HCM quyết định hoàn tất thủ tục triển khai.

Nhà thi đấu Phan Đình Phùng với bốn mặt tiền nhìn từ trên cao, bị bỏ hoang nhiều năm nay - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Nhà thi đấu Phan Đình Phùng với bốn mặt tiền nhìn từ trên cao, bị bỏ hoang nhiều năm nay - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Bùi Quang Anh Vũ - tổng giám đốc Công ty cổ phần phát triển bất động sản Phát Đạt (nhà đầu tư dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng) - khẳng định như trên.

Doanh nghiệp vẫn đợi UBND TP.HCM?

Thông tin về việc triển khai dự án, ông Vũ cho hay năm 2016, UBND TP.HCM phê duyệt tổng mức đầu tư cho dự án nhà thi đấu là 1.954 tỉ đồng. Ngoài khu đất số 257 Trần Hưng Đạo (quận 1) đã được Thủ tướng đồng ý cho TP.HCM bán chỉ định cho doanh nghiệp thanh toán chi phí đầu tư dự án, TP.HCM cũng tính toán thêm một số khu đất khác để bù hoàn chi phí đầu tư mà doanh nghiệp bỏ ra.

Năm 2017, được sự chấp thuận của UBND TP.HCM, dự án đã tiến hành thi công cọc thử và thử tĩnh cọc để có biện pháp thi công hiệu quả nhất. Thời điểm đó, phía doanh nghiệp đã thống nhất với TP là cứ giao trước khu đất 257 Trần Hưng Đạo, doanh nghiệp sẵn sàng ứng vốn triển khai trước nhà thi đấu, còn lại TP tiếp tục trình Thủ tướng xin duyệt các khu đất khác để bù hoàn chi phí cho doanh nghiệp.

"Lúc đó, doanh nghiệp và đại diện UBND TP.HCM đã hoàn tất đàm phán các nội dung hợp đồng và đã ký kết thỏa thuận đầu tư, chỉ chờ ký hợp đồng chính thức nữa là triển khai. Tuy nhiên TP.HCM chưa tiến hành các thủ tục tiếp theo nên chúng tôi vẫn chưa triển khai được", ông Vũ thông tin.

Doanh nghiệp đã bỏ nhiều tiền bạc và công sức cho dự án

Bên cạnh đó, theo ông Vũ, phía doanh nghiệp đã bỏ ra nhiều tiền bạc và công sức để triển khai dự án nhưng bị ngưng lại do chưa hoàn tất thủ tục từ phía UBND TP.HCM. Trong khi đến nay giá vật tư, nhân công… đều tăng rất nhiều khiến chi phí đầu tư đội lên.

"Doanh nghiệp chúng tôi luôn sẵn sàng để triển khai dự án. Chúng tôi mong muốn TP có được công trình thể dục thể thao xứng tầm. Nghị quyết 98 đang trao cho TP sự chủ động, thuận lợi trong đầu tư các dự án. Tôi mong TP đẩy nhanh tốc độ để chúng tôi có thể triển khai dự án. Đồng thời cũng mong chi phí đầu tư đội lên khi triển khai dự án thì TP cũng tính toán thêm cho doanh nghiệp" - vị đại diện Công ty Phát Đạt nói.

Sở Kế hoạch - Đầu tư TP.HCM nói gì?

Trong khi đó, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bà Lê Thị Huỳnh Mai - giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư TP.HCM - cho hay đơn vị đang rà soát lại pháp lý, vướng mắc của dự án theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi.

Trước đó, tháng 11-2022, TP thành lập tổ công tác giải quyết vướng mắc liên quan đến dự án xây dựng nhà thi đấu Phan Đình Phùng. 

Tổ công tác sẽ do Sở Kế hoạch - Đầu tư làm tổ trưởng, cùng các sở liên quan như Văn hóa - Thể thao, Tư pháp, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính.

Nhiệm vụ là rà soát pháp lý, vướng mắc liên quan đến dự án để tham mưu cho UBND TP.HCM giải quyết.

Bỏ hoang có phần do sự chủ quan của TP.HCM

Dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng đã được Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư công theo hình thức BT từ năm 2008 và được triển khai từ tháng 3-2010. Đây là một trong số ít các dự án được Thủ tướng đồng ý cho tiếp tục triển khai xây dựng theo hợp đồng BT sau khi phương thức hợp tác công tư này chính thức bị dừng lại năm 2019.

Nhà thi đấu có mức đầu tư được công bố là 988 tỉ đồng. Mức đầu tư được điều chỉnh 2 lần lên mức 1.352,7 tỉ đồng (năm 2013) và 1.954 tỉ đồng (năm 2016).

UBND TP.HCM đã tính toán sử dụng thêm một số khu đất để bù hoàn chi phí đầu tư cho dự án nhưng đến nay vẫn chưa ngã ngũ. Còn dự án được khởi công năm 2017 rồi "đắp chiếu" đến nay.

Tại phiên họp HĐND TP chiều 11-7, đại biểu Cao Thanh Bình - trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP - đã đánh giá nguyên nhân dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng bị "bỏ hoang" đến nay có phần do sự chủ quan của TP.HCM trong việc xác định những vị trí để thanh toán cho nhà đầu tư.

Cận cảnh dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng 4 mặt tiền trung tâm TP.HCM bị bỏ hoang

Trưởng Ban Văn hóa xã hội HĐND TP.HCM Cao Thanh Bình nêu dự án này là điển hình kém hiệu quả trong đầu tư công.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc đáp trả EU, hạn chế hợp đồng mua sắm thiết bị y tế

Bộ Tài chính Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng các biện pháp hạn chế đối với các hợp đồng mua sắm thiết bị y tế có giá trị trên 45 triệu NDT (6,3 triệu USD) từ Liên minh châu Âu (EU).

Trung Quốc đáp trả EU, hạn chế hợp đồng mua sắm thiết bị y tế

Rộ tình trạng giả mạo fanpage khách sạn để lừa đảo, có cả con dấu của Sở Du lịch

Gần đây nhiều du khách bị các đối tượng lập fanpage homestay, khách sạn tại tỉnh Đắk Lắk mới để lừa đặt cọc tiền phòng rồi chiếm đoạt.

Rộ tình trạng giả mạo fanpage khách sạn để lừa đảo, có cả con dấu của Sở Du lịch

Địa phương nào sẽ quản công ty xổ số có quy mô lớn nhất?

Từ nay đến hết năm, các tỉnh được sáp nhập về sẽ bàn giao nguyên trạng công ty xổ số cho UBND tỉnh mới. Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn hoạt động cũng như lịch biểu phát hành từ năm 2026.

Địa phương nào sẽ quản công ty xổ số có quy mô lớn nhất?

Giá hồ tiêu Việt Nam 'phân hóa' với quốc tế

Giá hồ tiêu nội địa đang duy trì ổn định như hai ngày trước đó với mức giao dịch phổ biến 139.000-144.000 đồng/kg. Ở chiều ngược lại, giá tiêu thế giới tăng, giảm trái chiều.

Giá hồ tiêu Việt Nam 'phân hóa' với quốc tế

Pallet từ phế phẩm nông nghiệp vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Phiên bản nâng cấp của các tấm pallet carbon âm tính "Made in Vietnam" vừa được thí điểm trong hệ thống kho tự động của các nhãn hàng đa quốc gia, dần thay thế pallet truyền thống.

Pallet từ phế phẩm nông nghiệp vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Quảng Ngãi vươn lên dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm 2025

Quảng Ngãi là địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước trong 6 tháng đầu năm 2025, với GRDP tăng tới 11,51%. Riêng theo địa giới cũ (trước hợp nhất Quảng Ngãi - Kon Tum), mức tăng thậm chí lên đến 12,4%.

Quảng Ngãi vươn lên dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm 2025
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar