24/05/2011 07:49 GMT+7

Nhà tạm tại khu quy hoạch "treo": Cho cao nhưng không dám xây

LAN VI
LAN VI

TT - Quy định cấp phép xây dựng theo quyết định 68 của UBND TP.HCM cho phép người dân được xây nhà tạm đến năm tầng tại khu quy hoạch “treo”, nhưng nhiều người chưa dám xây cao vì không biết sẽ bị tháo dỡ lúc nào.

Theo hướng dẫn của Sở Xây dựng TP, các tuyến đường dự phóng đã được phê duyệt, công bố nhưng chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan chức năng để thực hiện dự án vẫn được cấp phép xây dựng tạm. Người dân trong các khu quy hoạch được cấp phép xây dựng tạm đến năm tầng và quy mô công trình phụ thuộc vào ranh quy hoạch lộ giới các tuyến đường liên quan, các kiến trúc cảnh quan hiện hữu, bảo đảm phòng cháy chữa cháy... Tương tự các khu vực quy hoạch là nhà ga, bến xe, trường học, bệnh viện, công viên...người dân cũng được xây tạm tối đa năm tầng.

Nhà xây tạm quy mô lớn

Theo phòng quản lý đô thị các quận huyện, trước đây quy định chỉ cho phép xây tạm tối đa hai tầng và chỉ xây dựng theo dạng bán kiên cố. Khi áp dụng quyết định 68, nhà tạm được xây đến năm tầng và được xây dựng kiên cố nên số người có nhu cầu xây dựng nhà tạm tăng lên. Tại quận 12, từ khi quyết định 68 có hiệu lực (ngày 24-9-2010) đến nay có gần 250 giấy phép xây dựng tạm được cấp cho người dân. Tại quận 8, 11..., số hồ sơ xin giấy phép xây dựng tạm cũng tăng nhiều lần so với trước. Đa số người dân chỉ xây dựng nhà quy mô 2-3 tầng trở lại, nhưng gần đây đã xuất hiện nhiều nhà tạm xây dựng quy mô lớn hơn như trường hợp ở đường Nguyễn Văn Quá, quận 12 xin xây cao đến năm tầng.

Trưởng phòng quản lý đô thị một quận nói rằng việc cho phép xây dựng nhà tạm giải quyết được bức xúc của nhiều người dân sống trong các khu quy hoạch “treo”, nhưng nếu ai cũng muốn xây dựng tối đa theo quy định cho phép sẽ rất lãng phí vì khi dự án quy hoạch được triển khai thì nhà xây tạm không được đền bù. Lãnh đạo đơn vị này ước tính chi phí xây dựng căn nhà tạm quy mô 2-3 tầng khoảng vài trăm triệu đồng, còn xây dựng đến 4-5 tầng tốn không dưới 1 tỉ đồng. Sử dụng thời gian dài thì có hiệu quả nhưng một vài năm sau phải tháo dỡ thì người dân sẽ bị thiệt hại.

Giải thích trước khi cho xây

Để được cấp phép xây nhà tạm, một trong những điều kiện bắt buộc là người dân phải làm cam kết không được đền bù thiệt hại và phải tự nguyện tháo dỡ công trình này khi dự án triển khai. Theo Phòng quản lý đô thị quận 12, khi người dân đã làm cam kết mà không cấp phép xây dựng thì không được, còn cấp phép thì cơ quan cấp phép băn khoăn. Do vậy về nguyên tắc, quận vẫn cấp phép tạm cho tất cả các trường hợp đủ điều kiện, nhưng trước khi cấp phép, quận cung cấp các thông tin hoặc giải thích cho người dân về khả năng triển khai dự án để người dân tự cân nhắc xây nhà phù hợp, để khỏi lãng phí khi tháo dỡ.

Trong khi đó theo Phòng quản lý đô thị quận 11, các dự án được công khai nhưng chưa có quyết định thu hồi đất vẫn được cấp phép xây dựng tạm. Tuy nhiên có nhiều trường hợp các cơ quan chức năng không thể xác định được khi nào dự án sẽ có quyết định thu hồi đất để ngưng cấp phép tạm. Để hạn chế thiệt hại cho người dân, trước khi cấp phép xây dựng tạm tại các khu quy hoạch đang chuẩn bị triển khai dự án, ngoài tờ cam kết không đền bù thiệt hại, quận sẽ mời các hộ dân đến để tư vấn, thông tin thêm về tiến độ dự án để người dân cân nhắc. Buổi làm việc này được lập biên bản và ghi rõ ý kiến các bên để sau này người dân không “đổ thừa”, nếu dự án có triển khai sau khi dân xây nhà xong.

LAN VI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Dân bức xúc khi bí thư chi bộ thôn rào chắn đường đi chung

Nhiều hộ dân tại thôn văn hóa Bảo Vinh, xã Phước Vĩnh (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) bức xúc khi đường đi chung bất ngờ bị bí thư chi bộ thôn rào chắn.

Dân bức xúc khi bí thư chi bộ thôn rào chắn đường đi chung

Tăng trưởng 2 con số bền vững, giải pháp nào?

Nhiều đại biểu Quốc hội đã hiến kế để khơi thông thúc đẩy đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu và kinh tế mới nổi, tạo nền tảng tăng trưởng 2 con số.

Tăng trưởng 2 con số bền vững, giải pháp nào?

Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa chỉ đạo tiếp 31 hộ dân kêu việc giải tỏa nhà xây trụ sở tỉnh

Tỉnh ủy Khánh Hòa đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức tiếp 31 hộ dân kêu vì bị giải tỏa xây trụ sở tỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa chỉ đạo tiếp 31 hộ dân kêu việc  giải tỏa nhà xây trụ sở tỉnh

Lần đầu tiên chủ tịch tỉnh Lâm Đồng đối thoại với người dân tại 'điểm nóng' Ta Hoét

Ông Trần Hồng Thái, chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, đã vào "điểm nóng" để xử lý những tồn đọng tại dự án trọng điểm hồ thủy lợi Ta Hoét.

Lần đầu tiên chủ tịch tỉnh Lâm Đồng đối thoại với người dân tại 'điểm nóng' Ta Hoét

Cần Thơ còn 500 nhà ở xã hội, sẵn sàng bố trí cho cán bộ Hậu Giang, Sóc Trăng

Lãnh đạo Cần Thơ khảo sát nhiều nơi dự kiến sẽ là nơi làm việc, ăn nghỉ của cán bộ, công chức Sóc Trăng, Hậu Giang sau sáp nhập. Ngoài ra, TP còn 500 căn nhà ở xã hội đã sẵn sàng.

Cần Thơ còn 500 nhà ở xã hội, sẵn sàng bố trí cho cán bộ Hậu Giang, Sóc Trăng

Cán bộ đã kết hôn có thu nhập 30 triệu sẽ không được hỗ trợ mua, thuê nhà sau sáp nhập

Theo Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam, cán bộ độc thân thu nhập mỗi tháng trên 15 triệu, đã kết hôn tổng thu nhập hằng tháng trên 30 triệu không trong diện hỗ trợ.

Cán bộ đã kết hôn có thu nhập 30 triệu sẽ không được hỗ trợ mua, thuê nhà sau sáp nhập
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar