23/10/2013 06:40 GMT+7

Nhà tài trợ rút, trường nghèo hoàn nghèo

ĐOÀN CƯỜNG
ĐOÀN CƯỜNG

TT - Nông Sơn là huyện nghèo của tỉnh Quảng Nam. Quế Lâm là xã nghèo nhất của huyện này. Vừa qua, có một tổ chức từ thiện đến xã khảo sát để tài trợ xây trường vừa là nơi học của học sinh, vừa là chỗ tránh lũ cho dân. Nhưng với lý do huyện không mặn mà nên nhà tài trợ đã bỏ đi nơi khác...

Phóng to
Trường tiểu học, THCS Quế Lâm 2 phải tận dụng ba phòng học mẫu giáo để dạy học nhưng các phòng này đã xuống cấp, mỗi khi có mưa to thì học sinh phải nghỉ học vì sợ sập - Ảnh: Đoàn CƯờng

Trận mưa lớn kéo dài suốt mấy ngày qua khiến hàng trăm học sinh Trường tiểu học, THCS Quế Lâm 2 phải nghỉ học vì sợ nước lụt vào trường lớp. Tại cơ sở chính Trường tiểu học, THCS Quế Lâm 2, cả trường trống huơ trống hoác không sân bãi, không tường rào. Do không đủ phòng học nên trường phải tận dụng thêm ba phòng học mẫu giáo để làm phòng học.

Trường nghèo ở xã nghèo

Thầy Nguyễn Văn Trung - hiệu trưởng - cho biết trường có hơn 340 học sinh, ngoài cơ sở chính còn có ba phân hiệu đặt ở ba thôn của xã Quế Lâm. “Ngay điểm trường chính này cũng chỉ sử dụng tạm thời vì không có phòng bộ môn, phòng nghe nhìn, tin học cũng chưa có, phải nhờ ba phòng học mẫu giáo để dạy học sinh nhưng hiện phòng này lại không có bảng viết và đang xuống cấp rất sợ sập đổ” - thầy Trung cho biết. Ở điểm Trường Phước Hội với hơn 100 học sinh rất đáng lo ngại vì trường đã xuống cấp, không có nhà vệ sinh, không có nước uống, không tường rào cổng ngõ, cửa kính bể hết... Từ tháng 10 học sinh tại điểm trường này phải học hai buổi, nhưng buổi trưa ở lại ăn trưa thì trường không có nhà vệ sinh, không có nước phục vụ các em. “Trước mắt nhà trường phải nhờ nhà thầy phó hiệu trưởng giúp đỡ chỗ vệ sinh, nước uống cho học sinh bán trú” - thầy Trung cho biết.

Với tình cảnh như vậy nên khi nghe có nhà tài trợ về xây trường tại Phước Hội, lãnh đạo nhà trường đã chuẩn bị thanh lý bàn ghế, học 2-3 ca để sẵn sàng đón dự án. “Nhưng rồi nghe bị kẹt ở huyện nên việc xây trường đình lại mất rồi” - thầy Trung thở dài.

Khi nói đến xã Quế Lâm, ông Trần Văn Sang - phó chủ tịch UBND xã - cho biết đây là địa phương nghèo nhất huyện Nông Sơn với 4.800 nhân khẩu, 60,89% là hộ nghèo. Các điểm trường tại ba thôn của xã bị hư hỏng nặng nề nên mỗi mùa mưa lũ đến là học sinh phải nghỉ học. “Các điểm trường xuống cấp, thiếu thốn, có điểm phải học ghép 3 trong 1. Vì thế, khi nghe có nhà tài trợ khảo sát để xây trường thì rất vui vì địa phương rất cần, các em sẽ được học hai buổi thay vì một buổi như hiện nay” - ông Sang chia sẻ. Tuy nhiên, niềm vui đó mới chỉ nhen nhóm đã vụt tắt vì nhà tài trợ bỏ đi. Ông Sang thắc mắc: “Họ cho mà không nhận, thật vô lý. Địa phương rất cần được quan tâm về cơ sở vật chất, đầu tư đúng mức để giáo viên vững dạ tập trung vào chuyên môn. Xã cũng lực bất tòng tâm”.

Bỏ đi vì huyện thiếu nhiệt tình

Sau khi biết được thông tin về sự xuống cấp của Trường tiểu học, THCS Quế Lâm 2, ông Trần Văn Ca - chủ tịch Hội trợ giúp người tàn tật VN (VNAH) - đã đến khảo sát và dự định tài trợ xây dựng trường học với bốn phòng, trị giá gần 1 tỉ đồng, hình thức chìa khóa trao tay. Ông Ca cho biết: “Tôi từ Mỹ về và lên huyện Nông Sơn 4-5 lần để khảo sát xây dựng trường học ở xã Quế Lâm thành một điểm hai đầu sử dụng. Hội muốn xây dựng một cơ sở khang trang, kiên cố vừa để dân trú lũ (vì đây là rốn lũ quét) vừa là chỗ cho các em học. Đi kèm với đó là hệ thống sân chơi bêtông, đưa nguồn nước vào phòng học, có khu vệ sinh...”. Thế nhưng, dự án cuối cùng đã không đến được với xã nghèo. Ông Ca cho rằng: “Thật ra là họ không nhiệt tình. Tôi lặn lội đi tìm nguồn tài trợ và không cần săn đón gì tôi cả, không cần cho tôi cái gì, chỉ cần tạo điều kiện thuận lợi để làm. Những nơi không cần thì mình lặng lẽ rút lui. Tôi sẽ không trở lại đó đâu vì nhiều nơi còn cần hơn”. Ông Ca cũng nói thêm: “Tôi là dân Quảng Nam nên cũng hết lòng, nhưng cuối cùng không làm được vì địa phương không cần”. Cũng theo ông Ca, khi xây dựng công trình huyện phải đối ứng lại nhưng chỉ rất ít, đó là bàn ghế, phấn bảng, biên chế giáo viên...

Còn ông Phạm Phú Thủy - phó chủ tịch UBND huyện Nông Sơn - cho rằng giữa huyện và VNAH không thương lượng được với nhau. Theo ông Thủy, ông Ca yêu cầu đập trường cũ bàn giao mặt bằng để thi công nhưng không có văn bản, cũng chưa thấy tiền bạc đâu cả. “Đây là thời điểm học sinh đang học nên không thể được, nếu đập đi thì ba lớp ở đó không có chỗ để học, còn học ba ca sẽ rất trở ngại. Huyện thương lượng chuyển qua ba tháng hè để xây dựng nhưng ông Ca không đồng ý. Đây là khó khăn lớn nhất” - ông Thủy cho biết.

Ông Thủy còn chỉ ra cái khó nữa là kinh phí đối ứng mấy trăm triệu đồng giữa kỳ ngân sách của một huyện nghèo như Nông Sơn cũng hơi khó khăn. “Huyện trân trọng những người làm từ thiện nhưng không phải bằng mọi giá” - ông Thủy cho hay.

Ông Trần Văn Ca lại cho rằng từ mấy chục năm qua, VNAH đã đi tài trợ xây dựng hàng chục ngôi trường ở khắp nơi từ Tây Bắc, Tây Nam bộ, miền Trung... đều được cả. Nhưng ở huyện Nông Sơn thì không. “Chúng tôi chỉ là cầu nối đứng giữa nên dễ bị kẹt, nếu không thực hiện thì bên tài trợ sẽ lấy lại ngay” - ông Ca cho hay.

Nếu xây dựng, trường vẫn thu xếp được

Ông Trần Văn Sang - phó chủ tịch UBND xã Quế Lâm - cho biết nếu VNAH tài trợ xây dựng trường học tại điểm Trường Phước Hội thì vẫn sắp xếp việc học cho học sinh tại đây được. Nếu cần, sẽ di tản học sinh về cơ sở chính tại Trường tiểu học, THCS Quế Lâm 2 trong khi chờ xây trường mới. “Có được dự án như vậy rất đáng trân trọng” - ông Sang khẳng định. Còn thầy Nguyễn Văn Trung - hiệu trưởng Trường tiểu học, THCS Quế Lâm 2 - cho biết không xây dựng vào dịp hè thì vẫn được, không ảnh hưởng đến việc học. Trường sẽ sắp xếp cho học sinh của năm lớp học hai ca hoặc đưa về cơ sở chính. “Chúng tôi khắc phục được vấn đề này. Hiện cấp bách nhất tại trường là nước sạch và nhà vệ sinh cho học sinh chưa có nên trường rất mong” - thầy Trung chia sẻ.

VNAH là tổ chức từ thiện phi lợi nhuận, phi chính phủ do ông Trần Văn Ca - Việt kiều Mỹ - thành lập năm 1991 nhằm hỗ trợ người tàn tật, tài trợ ở VN bằng việc tài trợ các thiết bị, giải quyết việc làm, giúp phát triển nông thôn... Từ năm 2000 đến nay, hội đã kêu gọi tài trợ xây dựng được hơn 100 trường học dành cho học sinh ở các vùng núi, vùng kinh tế khó khăn của VN.

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

ĐOÀN CƯỜNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quảng Bình chỉ đạo khẩn vụ bữa ăn bán trú bị đánh thuế 2 lần

Ông Trần Phong, chủ tịch UBND tỉnh, vừa có chỉ đạo liên quan vụ bữa ăn bán trú của học sinh mầm non và tiểu học công lập phải nộp thuế 2 lần.

Chủ tịch Quảng Bình chỉ đạo khẩn vụ bữa ăn bán trú bị đánh thuế 2 lần

Buổi họp phụ huynh đầy tiếng cười ở 'rạp phim mini'

Đi họp phụ huynh cuối năm, phụ huynh ngỡ ngàng khi được con và các bạn mời vào 'rạp phim mini' và đón nhận từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Buổi họp phụ huynh đầy tiếng cười ở 'rạp phim mini'

Lựa chọn nghề nghiệp của con cái hay mong muốn của cha mẹ?

'Mong muốn của cha mẹ' là một trong 10 yếu tố hàng đầu tác động đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp của học sinh Việt Nam.

Lựa chọn nghề nghiệp của con cái hay mong muốn của cha mẹ?

Vượt 2.000 hải lý đến thăm Trường Sa

Chuyến hải trình của đoàn đại biểu TP.HCM kết thúc ngày 17-5, khép lại 7 ngày mang theo tình cảm hậu phương đến với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tại quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK-1/12.

Vượt 2.000 hải lý đến thăm Trường Sa

VA Schools ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới: Trường học của sự lắng nghe

Ngày 17-5, Hệ thống Trường Việt Mỹ - VA Schools ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới, đánh dấu bước ngoặt trong hành trình gần hai thập kỷ gắn bó và đồng hành cùng giáo dục Việt Nam.

VA Schools ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới: Trường học của sự lắng nghe

Nhiều nhà khoa học từ trường danh tiếng thế giới ứng tuyển làm việc tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Đại học Quốc gia TP.HCM vừa thông qua danh sách 39 ứng viên là các nhà khoa học trẻ xuất sắc, nhà khoa học đầu ngành đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham dự phỏng vấn về công tác tại đại học này.

Nhiều nhà khoa học từ trường danh tiếng thế giới ứng tuyển làm việc tại Đại học Quốc gia TP.HCM
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar