24/03/2016 08:41 GMT+7

​Nhà sử học Tạ Chí Đại Trường qua đời

LAM ĐIỀN
LAM ĐIỀN

TTO - Nhà sử học Tạ Chí Đại Trường – tác giả nhiều công trình nghiên cứu lịch sử có giá trị, vừa qua đời tại nhà riêng ở TPHCM lúc 4g sáng 24-3 sau một thời gian dài nằm bệnh.

Nhà sử học Tạ Chí Đại Trường qua đời. Ảnh: L.Đ

Trước đó, sau khi nhắm không qua khỏi căn bệnh nan y, ông Tạ Chí Đại Trường từ Mỹ về lại Việt Nam vào ngày 4-10-2015 với ý nguyện sẽ “gửi nắm thân tàn” lại nơi quê hương.

Theo người nhà cho biết, trước tết âm lịch Bính Thân 2016, ông vẫn còn tỉnh táo, có thể tiếp chuyện một bạn bè đến thăm. Nhưng từ tết đến nay thì ông yếu hẳn.

Ông Tạ Chí Đại Trường sinh ngày 21-6-1938 tại Nha Trang, nhưng quê gốc ở Bình Định. Ông bắt đầu làm việc với sử liệu và nghiên cứu lịch sử Việt Nam từ trước 1975.

Các công trình của ông được giới sử học trong và ngoài nước đánh giá cao, không chỉ ở mức độ công phu, cẩn thận khi xử lý tư liệu mà quan trọng là cách nhìn của Tạ Chí Đại Trường về lịch sử Việt Nam có tính mới mẻ, nên ông là người đưa ra các kiến giải quan trọng, tạo nên một “phong cách sử học” của riêng ông, khác với sử quan và khác với mọi người.

Trong khi học giới nước ngoài nhanh chóng tiếp cận các công trình nghiên cứu sử học của Tạ Chí Đại Trường ngay khi ông vừa viết xong và công bố, bạn đọc trong nước chỉ tiếp cận một hai đầu sách của ông in vào khoảng thập niên 80-90 thế kỷ trước.

Gần đây, thông qua nỗ lực liên kết xuất bản của Nhã Nam, một loạt sách của ông được xuất bản trong nước như: Những bài dã sử Việt (2009), Người lính thuộc địa Nam Kỳ 1861 - 1945 (2011), Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802 (2012), và Thần người đất Việt (2014).

Ghi nhận những đóng góp về chuyên ngành nghiên cứu lịch sử của nhà sử học Tạ Chí Đại Trường, Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh lần thứ 7 năm 2014 trao tặng ông ở hạng mục Giải Nghiên cứu, với lý do “Vì những đóng góp độc đáo và mới mẻ của Ông trong nghiên cứu sử học”.

Nhà sử học Tạ Chí Đại Trường mất đi là một mất mát lớn cho giới nghiên cứu sử học trong và ngoài nước. Những ngày cuối đời trên giường bệnh ở Sài Gòn, ông vẫn ưu tư đề cập đến các vấn đề sử học của đất nước, và trăn trở về một số công trình chưa kịp in ở Việt Nam.

Nhà sử học Tạ Chí Đại Trường gặp gỡ bạn đọc tại Nhã Nam thư quán, năm 2011 - Ảnh: L.Điền

Hiện linh cữu nhà sử học Tạ Chí Đại Trường được quàn tại nhà: 402/27 An Dương Vương, P4, Q5.

Lễ viếng bắt đầu từ 20g ngày 24-3,

Lễ động quan lúc 8g ngày 27-3, sau đó đưa đi hỏa táng tại nghĩa trang Đa Phước.

LAM ĐIỀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn từng là 'Paris thu nhỏ' trong mắt người Pháp

Theo PGS.TS Trần Thị Mai, trong quá khứ, người phương Tây ví Sài Gòn còn lớn hơn Băng Cốc của Vương quốc Xiêm và không thua kém một số thành phố ở châu Âu. Vì vậy, họ đã từng quyết tâm xây dựng Sài Gòn thành một 'Paris thu nhỏ'.

Sài Gòn từng là 'Paris thu nhỏ' trong mắt người Pháp

Con trai Kim Tử Long đóng Lý Thường Kiệt, nối tiếp vai diễn của ông ngoại và cha

Nghệ sĩ Trinh Trinh vừa đăng trên trang cá nhân tiết mục dự thi của con trai cô, cháu Gia Khánh, thể hiện nhân vật Lý Thường Kiệt. Đây là nhân vật mà nghệ sĩ Kim Tử Long cũng mới vừa thể hiện dịp đại lễ 30-4.

Con trai Kim Tử Long đóng Lý Thường Kiệt, nối tiếp vai diễn của ông ngoại và cha

Kêu gọi tăng ni, phật tử tình nguyện trực bảo vệ xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức

Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM tổ chức lễ tưởng niệm 62 năm Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân, tại Việt Nam Quốc Tự.

Kêu gọi tăng ni, phật tử tình nguyện trực bảo vệ xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức

Bác Hồ, những hình ảnh đẹp và những bài báo cuối cùng canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt'

Triển lãm ‘Rạng rỡ tên Người’ tại báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hà Nội) đang giới thiệu tới người xem những bức ảnh cảm động về Bác Hồ và cả những bài báo Bác viết canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt’.

Bác Hồ, những hình ảnh đẹp và những bài báo cuối cùng canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt'

Đề xuất cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin bài như báo chí

Dự thảo Luật Báo chí sửa đổi đề xuất nghiêm cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin, bài như cơ quan báo chí.

Đề xuất cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin bài như báo chí

Nghệ sĩ lô tô Cường Phạm qua đời ở tuổi 31, gia cảnh vô cùng khó khăn

Diễn viên Cường Phạm mất ngày 15-5, hưởng dương 31 tuổi, sau một thời gian điều trị bệnh tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới. Cường Phạm là một nghệ sĩ lô tô được nhiều người yêu mến.

Nghệ sĩ lô tô Cường Phạm qua đời ở tuổi 31, gia cảnh vô cùng khó khăn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar