25/07/2021 10:41 GMT+7

Nhà ở bên mình

MINH PHÚC
MINH PHÚC

TTO - Khi Đồng Tháp bắt đầu đếm ca nhiễm COVID-19, công ty sát bên nhà anh tôi có tới ba mươi mấy ca F0 trong lần xét nghiệm đầu. Rồi chợ quê cấm cửa và chỉ thị 16 bắt đầu được thiết lập.

Nhà ở bên mình - Ảnh 1.

Những hy vọng thắp lên từ màu xanh mát mẻ và tươi non - Ảnh: MINH PHÚC

Má lên Sài Gòn lúc con gái đi mổ chỉ trước đợt giãn cách 2 ngày, kẹt lại luôn không về được. Một người anh kế tôi ở Bình Chánh cũng vừa mất việc. Vốn dĩ hay lo, má tôi "rầu rĩ hết sức" dù biết thể nào đám con cũng xoay trở được.

Hũ gạo trấn an

Tuy anh em tôi không thường xuyên thăm nom nhau nhưng không có cái cảm giác xa dịu vợi như lúc này. Vậy là chỉ còn cách online để thấy mặt, để chia sẻ những tin tức tốt đẹp, lành mạnh, nhắc nhở nhau mỗi ngày những điều nho nhỏ, kịp trấn an nhau khi ai đó xuống tinh thần. Dù sao, luôn cảm thấy NHÀ ở bên mình cũng là liệu pháp để tăng "chất lượng sống". 

Vậy nhưng cũng thắt lòng khi nhìn thấy bữa cơm sáng người anh từ dưới quê chụp gửi vào nhóm gia đình, mấy cọng củ sắn xào, dĩa rau muống tím hái ngoài vườn cùng "đặc sản" là... 2 con chuột cơm chiên sả. Qua điện thoại, anh vẫn cười khì, nói nhà có rau ăn rau, có cháo ăn cháo, miễn là hũ gạo còn đầy. Đến giờ, anh vẫn giữ thói quen về "hũ gạo trấn an" lúc nhỏ. Tức là, ngày xưa khổ cực, thiếu thốn, anh em tôi luôn "thăm chừng" hũ gạo, hễ thấy còn đầy là có thể an tâm... ngủ ngon.

Đứa bạn tôi trên này cũng thấp thỏm khi quê nhà còn ba má. Ở một xã vùng quê, dễ gì đặt được thực phẩm online. Người lớn tuổi lại ở quê. Bạn tìm mọi cách "tiếp tế" ngược từ Sài Gòn về. Nói là "tiếp tế ngược" bởi nào giờ hầu như chỉ có những đứa xa quê như bạn, như tôi luôn được nhận lương thực của người thân từ quê nhà. Những trái ổi, trái xoài, nải chuối, mớ rau vườn... "bay" theo các chuyến xe, ghé lại những căn bếp của chúng tôi, là món được "để dành" lên phố. 

Nhưng trong đại dịch này, người quê kẻ chợ đều chung một cảnh và (chắc là) sẽ chỉ thở phào nhẹ nhõm khi biết người nhà mình vẫn khỏe.

Tự mình "chữa thương"

Đợt giãn cách của mùa dịch năm trước, nhiều người ít nhiều vẫn còn "tận hưởng" chuyện làm việc ở nhà. Lần này, đã trải qua nhiều tuần lễ "làm việc tại nhà", cách ly khắc nghiệt hơn và dịch vẫn còn kéo dài, bụng dạ ai cũng đầy xáo trộn. 

Làm việc tại nhà tức là người phụ nữ luôn có một ngày dài (và vất vả) vừa đảm bảo việc cơ quan, họp hành online, vừa nấu ăn ngày ba bữa, nghĩ cách chơi cùng con cái để bọn trẻ không phụ thuộc quá nhiều vào thiết bị điện tử... 

Và bên cạnh, người chồng cũng nối dài "cánh tay online" để đảm đương các công việc, các mối quan hệ xã hội... trong mối lo lắng về thu nhập có thể đang hoặc đã bị sụt giảm nghiêm trọng. Trong bối cảnh này, hẳn là "sống sót" còn quan trọng hơn là "sống tốt".

"Sống sót" - là tồn tại được và giữ cho mình bình tĩnh. Không có cách nào khác hơn là tự mình phải "chữa thương" cho chính mình. Như cách bạn tôi, mỗi ngày sẽ xem một phim hoạt hình cùng con để giữ cho mình lạc quan hơn. Ngay cạnh nhà bạn là khu cách ly tạm thời của những trường hợp F0 có triệu chứng nhẹ. Chiều chiều, tiếng loa gọi người lên tuyến trên dội qua nhà nghe rõ mồn một, dễ gì không mau xuống tinh thần nếu không tự làm gì đó để vực dậy.

Một người bạn khác cặm cụi gieo cải, trồng hành trong chậu xốp rồi tặng hàng xóm, làm chỉ để có cái gì đó chăm sóc, thả mình vào. Để có cái gì đó màu xanh mát mẻ và tươi non mà thư giãn tâm hồn trong ngôi nhà hẹp. 

Một bạn kia hẻm nhà giăng dây đến lần thứ 3 từ đầu mùa dịch vẫn tận hưởng ly cà phê tự pha mỗi sáng. Uống cạn ly cà phê, bạn sẽ lại lao vào online cùng với nhóm bạn, tính chuyện phát rau củ ở những chỗ cách ly, chuyển những khoản tiền nho nhỏ nếu không tự tay làm được. Chia sẻ cũng là cách để hy vọng.

"Sống sót" ngay bây giờ rất khác với cảnh ngày khốn khó xưa. Bởi hũ gạo trấn an hay tủ lạnh núc ních đồ ăn cũng vậy thôi, nếu lòng đầy bi quan thì đời sống nào cũng uể oải cả. Thành ra, "sống sót" tức là giữ cho mình biết cười, giữ hy vọng, tận hưởng chút bình yên nhỏ nhoi và bằng lòng với không gian chật hẹp mà không thấy bức bối.

"Sống sót" còn là niềm hạnh phúc được ở bên nhau với những thành viên trong gia đình mình, ngay giờ phút này!

Gia đình là 'điểm tựa' để cùng nhau vượt sóng COVID

TTO - Dịch bệnh quét qua, ai cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Trong nỗi lo lắng tất nhiên đó, điểm tựa gia đình, sự kết nối yêu thương càng cần hơn bao giờ hết.

MINH PHÚC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thượng úy công an góp phần mang 'hạnh phúc' đến với trẻ em vùng cao

Gắn bó với dự án Hạnh phúc cho em từ những ngày đầu, thượng úy Lê Cao Thiên cùng đồng đội đã lan tỏa hành trình đầy nhân văn, biến khát vọng dựng trường, dựng tương lai cho trẻ em vùng cao Sơn La thành hiện thực.

Thượng úy công an góp phần mang 'hạnh phúc' đến với trẻ em vùng cao

Xây công trình biểu tượng ở Bảo tàng Lịch sử quân sự theo lệnh khẩn cấp của bộ trưởng Quốc phòng

Đại tướng Phan Văn Giang yêu cầu các đơn vị xây dựng công trình khu biểu tượng ghi nhận sự hỗ trợ, giúp đỡ của các nước trong các cuộc kháng chiến của Việt Nam, theo lệnh xây dựng công trình khẩn cấp của bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Xây công trình biểu tượng ở Bảo tàng Lịch sử quân sự theo lệnh khẩn cấp của bộ trưởng Quốc phòng

Chàng trai quăng xe, lao tới cứu cháu bé trước mũi tàu hỏa

Trong lúc đi làm về, phát hiện cháu bé đang loạng choạng ở đường ray không lùi lại được, trong khi tàu hỏa đang đến gần, Nam quăng xe lao tới kéo cháu bé ra.

Chàng trai quăng xe, lao tới cứu cháu bé trước mũi tàu hỏa

30 tuổi 30 lần hiến máu: 'Chọn hiến máu để mang lại sự sống'

Trong bối cảnh cả nước thiếu nguồn máu dự trữ, nhiều bạn trẻ ở TP.HCM tham gia hiến máu cứu người. Có bạn vượt qua nỗi sợ hãi lần đầu hiến máu, có bạn hiến máu 30 lần...

30 tuổi 30 lần hiến máu: 'Chọn hiến máu để mang lại sự sống'

Giữa trưa nắng, người dân đến trải bạt ở bờ sông Hàn ‘xí chỗ’ xem chung kết pháo hoa

Trưa 12-7, hàng trăm người dân và du khách đã đổ về hai bờ sông Hàn (TP Đà Nẵng) để chọn chỗ đẹp xem chung kết Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2025, giữa đội chủ nhà Việt Nam và đội Trung Quốc.

Giữa trưa nắng, người dân đến trải bạt ở bờ sông Hàn ‘xí chỗ’ xem chung kết pháo hoa

30 máy bay sẽ bay chào mừng diễu binh dịp Quốc khánh

Theo kế hoạch, 9 tốp bay với 30 máy bay sẽ có màn bay chào mừng trong lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2-9 (A80).

30 máy bay sẽ bay chào mừng diễu binh dịp Quốc khánh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar