11/11/2018 12:14 GMT+7

Nhà nông 'tiền mất tật mang' vì phân bón giả

TÚ NGUYÊN
TÚ NGUYÊN

TTO - Nhân Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật trồng trọt (sáng 9-11), trong đó có quy định về quản lý phân bón, bạn đọc Tú Nguyên - nhà nông ở tỉnh Long An - có bài viết về thiệt hại từ phân bón giả.

Nhà nông tiền mất tật mang vì phân bón giả - Ảnh 1.

5 công ruộng nhà anh T. (Cần Đước, Long An) sau khi bón phân lúa tàn lụi dần. Nghi mua nhầm phân giả, anh T. phải làm đất, sạ lần thứ 2 - Ảnh: TÚ NGUYÊN

Tuổi Trẻ giới thiệu cùng bạn đọc.

Phân bón thật giả lẫn lộn, làm sao có thể "né" phân giả? Không có chuyên môn khoa học kỹ thuật, các trang thiết bị kiểm nghiệm cũng không, việc phân biệt phân bón với người nông dân khó như mò kim đáy biển, với tay bắt lấy sao trời!

Những con số biết nói

Những người sản xuất đánh vào tâm lý hám lợi của các đại lý phân phối nhỏ và nông dân canh tác nhỏ lẻ ở vùng sâu vùng xa.

ĐBSCL có 1,6 triệu ha đất canh tác thì đã có tới 1,3 triệu ha canh tác nhỏ lẻ. Họ dùng những chiêu bán giá rẻ, bán thiếu tới cuối vụ, khuyến mãi với nhiều hình thức (tặng quà, tặng cả những chuyến du lịch khi mua nhiều).

Nông dân sử dụng nhầm phân bón kém chất lượng có khi mất trắng cả một mùa vụ. Hậu quả còn nghiêm trọng hơn là đất đai hoang hóa, làm giảm chất lượng, sụt giảm năng suất, giảm giá trị cây trái, gây thiệt hại cho nền kinh tế nông nghiệp.

Theo báo cáo của Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương), bình quân mỗi năm phát hiện, xử lý trên 3.000 vụ phân bón giả kém chất lượng.

Hằng năm cục đã kiểm tra hàng ngàn hộ kinh doanh phân bón, với hàng trăm hộ vi phạm. Kiểm nghiệm hàng ngàn mẫu phân bón, khoảng 31% mẫu không đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Những con số thống kê đã phản ánh một con số đau lòng: 1/3 phân bón nông dân tiêu dùng hằng năm là phân giả, kém chất lượng.

Bao nhiêu phân đó đã hoang phí biết bao mồ hôi của người nông dân đổ xuống ruộng; bao nhiêu đó là biết bao gia đình phải nghèo thêm, biết bao diện tích đất đai phải cằn cỗi thêm!

Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, mỗi năm nông dân tiêu thụ trên 10 triệu tấn phân bón từ hơn 1.000 cơ sở sản xuất. Trong đó, 30-50% là phân bón giả, kém chất lượng. Vì sao phân bón giả, kém chất lượng lại có cơ hội tồn tại trong nhiều năm qua?

Ai kiểm soát phân bón giả?

Kỳ họp trước đã có đại biểu nói: "Tôi đi đến đâu cũng nghe nói về phân bón giả".

Có rất nhiều cuộc hội nghị, hội thảo đặt vấn đề quản lý, chặn đứng nạn làm phân bón giả. Nhưng phải cụ thể như thế nào?

Nghị định 202/2013/NĐ-CP ngày 27-1-2013 có quy định nhiệm vụ quản lý sản xuất phân bón thuộc về ngành công thương và ngành nông nghiệp. Trong đó, ngành công thương quản lý phân vô cơ, phân hữu cơ thuộc về ngành nông nghiệp.

Hai ngành vẫn cứ than phiền những khó khăn cục bộ khi kiểm tra, xử lý phân bón giả. Và người nông dân phải "khổ dài dài".

Tôi kiến nghị: hai ngành công thương và nông nghiệp nên ngồi lại với nhau, tích cực bàn giải pháp. Chuyện phân giả, kém chất lượng đã xảy ra từ hơn 10 năm nay. Tôi có cố gắng theo dõi nhưng chưa nghe thấy sự phối hợp kiểm tra liên ngành trong lĩnh vực này.

Địa phương tôi cũng có nhiều cuộc hội thảo tập huấn cho nông dân nhận biết phân giả, kém chất lượng, nhưng thực chất công việc này chỉ là những hoạt động chiếu lệ, mang tính hành chính cơ quan, không mang lại hiệu quả thiết thực.

Nhà nông vẫn thường phản ánh nỗi khổ vì phân bón giả với chính quyền hoặc trong các cuộc họp HĐND các cấp. Phản ánh vậy nhưng xử lý không đến đâu vì chính quyền và HĐND cũng không thể kiểm tra, kết luận phân bón đạt chất lượng hay chưa.

Còn có thực tế khác: hầu hết người làm lúa thường mua phân bón theo kiểu "ký sổ", mua trước trả sau, hết mùa mới thanh toán tiền, lỡ có mua phân, bón phân rồi lúa héo rũ cũng không dám lên tiếng, không dám chỉ ra nơi nào bán phân "dỏm".

Họ chỉ có thể âm thầm chờ mùa sau mua phân ở cửa hàng khác với hi vọng phân tốt hơn.

Thiết nghĩ ngoài việc siết chặt việc sản xuất, xử phạt nặng các cơ sở sản xuất phân bón giả, kém chất lượng để răn đe ngăn ngừa trong tương lai; hai ngành công thương và nông nghiệp cần sớm ngồi lại với nhau thành lập nhiều đoàn kiểm tra liên ngành các cấp, thường xuyên thanh tra kiểm tra từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh lớn nhỏ cho tới các đại lý nhỏ lẻ ở vùng sâu vùng xa mới có thể hạn chế thấp nhất hiện tượng phân giả, kém chất lượng, góp phần vào việc xây dựng thành công nông thôn mới.

Người nông dân đang chờ lắm thay!

Bản thân tôi có một lần bón phân cho 5 công ruộng vụ lúa Nàng Thơm đang tươi tốt, nhưng sau đó càng chờ lúa nở bụi, làm đồng thì nó lại... càng cằn cỗi chực chờ tàn lụi. Tôi phải bón thêm một lần nữa với một thương hiệu khác, lúa mới phát triển lại.

Tôi chỉ có thể nghi là bón lầm phân giả thôi chứ không có bằng chứng nào cụ thể.

Đem tiền rải xuống ruộng, ngồi chờ kết quả, thấy cây trái héo úa, người nông dân mới phát hiện phân bón giả thì đã muộn màng, tiền đã mất, “tật” lại mang!

TÚ NGUYÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đường Đặng Thùy Trâm 'ngập như cơm bữa', dân mong sớm có dự án chống ngập

Dù đã có chủ trương đầu tư hơn 93 tỉ đồng để chống ngập, dự án xây đường Đặng Thùy Trâm (quận Bình Thạnh) vẫn chưa được khởi động.

Đường Đặng Thùy Trâm 'ngập như cơm bữa', dân mong sớm có dự án chống ngập

Hàng ngàn héc ta lúa ở Nghệ An lép hạt: 10 giống lúa ngoài cơ cấu

Qua đánh giá của Nghệ An liên quan việc hàng ngàn héc ta lúa lép, không kết hạt cao có 10 giống lúa nằm ngoài cơ cấu.

Hàng ngàn héc ta lúa ở Nghệ An lép hạt: 10 giống lúa ngoài cơ cấu

Nữ sinh lớp 9 ở Quảng Bình 'mất tích': Đi chơi ở Hà Nội

Sau gần ba ngày "mất tích", gia đình đã tìm thấy nữ sinh lớp 9 ở Quảng Bình tại Hà Nội trong tình trạng sức khỏe và tinh thần ổn định.

Nữ sinh lớp 9 ở Quảng Bình 'mất tích': Đi chơi ở Hà Nội

Xe ben 24 tấn làm sập cầu tải trọng 5 tấn ở Cần Thơ

Cầu Bà Lễ, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ có tải trọng 5 tấn nhưng xe chở vật liệu xây dựng tải trọng 24 tấn vẫn đi qua khiến cầu sập.

Xe ben 24 tấn làm sập cầu tải trọng 5 tấn ở Cần Thơ

Bảng thông báo tốc độ ở hai đầu hầm sông Sài Gòn, tài xế vi phạm có bị xử phạt?

Đi lại qua hầm sông Sài Gòn (nối TP Thủ Đức và quận 1, TP.HCM), tài xế cần chú ý bảng thông báo tốc độ ở hai đầu hầm.

Bảng thông báo tốc độ ở hai đầu hầm sông Sài Gòn, tài xế  vi phạm có bị xử phạt?

Ai được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần từ ngày 1-7?

Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024, sẽ có mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần mới từ ngày 1-7-2025.

Ai được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần từ ngày 1-7?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar