16/05/2018 13:04 GMT+7

Nhà nổi thân thiện môi trường giữa hồ nước ĐH Quốc gia

TƯỜNG HÂN
TƯỜNG HÂN

TTO - Dập dềnh giữa mặt hồ khu đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM, ngôi nhà nổi làm bằng tre với nội thất hiện đại pha lẫn truyền thống cùng hệ thống năng lượng Mặt trời.

Nhà nổi thân thiện môi trường giữa hồ nước ĐH Quốc gia - Ảnh 1.

Lãnh đạo ĐH Quốc gia TP.HCM thăm nổi giữa khu đô thị sinh viên vừa được khánh thành hôm 15-5 - Ảnh: Đ.M.C

Công trình do TS. Diệp Thị Mỹ Hạnh - nguyên giảng viên ĐH Khoa học tự nhiên, thực hiện dưới sự tài trợ của ĐH Quốc gia TP.HCM, kết quả hợp tác nghiên cứu giữa Trung tâm quản lý nước - Biến đổi khí hậu, kiến trúc sư Trần Hữu Hoàng Phú và Làng tre Phú An, Bình Dương.

có diện tích gần 40m2 gồm 1 phòng ngủ, 1 phòng khách, khu nấu ăn, khu vệ sinh và kho. Phòng khách bố trí đơn giản, không gian thoáng đãng với hai cửa sổ lớn đảm bảo ánh sáng tràn vào nhà.

Khu vực nấu bố trí chỗ rửa, bếp nấu mini. Khu vệ sinh có lavabo, toilet và vòi tắm. Xung quanh nhà có hành lang đi lại, trước và sau nhà có hai sân tương lớn, có thể trồng loại cây thủy sinh hoặc làm bè nuôi thủy sản.

Hầu hết công trình được làm từ tre, thường là tre già với cường độ chịu thời tiết cao. Dầm, sàn, kèo xà, vách đều bằng tầm vông, tre đan kết, mái lợp lá vọt (có thể thay thế tùy địa phương miễn nhẹ, dễ xử lý, thi công không quá phức tạp, cách nhiệt tốt).

Nhà nổi thân thiện môi trường giữa hồ nước ĐH Quốc gia - Ảnh 2.

Phòng ngủ - Ảnh: Đ.M.C.

Nhà nổi được cố định bằng cách neo tại chỗ, có thể di chuyển nếu gắn thêm động cơ hoặc chèo. Dưới nền nhà là 68 thùng phuy liên kết bằng kèo gỗ tạo thành thể thống nhất giúp nhà nổi trên mặt nước.

Nhà có bồn nước nhựa 500 lít, hệ thống xử lý nước dùng cho sinh hoạt từ nước mưa và nước sông. Rác thải hữu cơ được bỏ vào thùng compost để ủ thành đất trồng cây. Chất thải từ nhà vệ sinh, nước thải sinh hoạt đều qua hệ thống xử lý trước khi thải ra môi trường.

Nhà cũng đảm bảo một số tiện nghi cơ bản như chiếu sáng, ổ cắm điện và hệ thống năng lượng Mặt trời.

Công trình hướng đến phục vụ các hộ dân ở vùng ngập mặn, Đồng bằng Sông Cửu Long. Bản thiết kế nhà sẽ được chuyển giao miễn phí cho người dân khi có nhu cầu.

Nhà nổi thân thiện môi trường giữa hồ nước ĐH Quốc gia - Ảnh 3.

Toilet phía trên và hệ thống xử lý chất thải phía dưới - Ảnh: Đ.M.C

Nhà nổi thân thiện môi trường giữa hồ nước ĐH Quốc gia - Ảnh 4.

Công trình thích hợp trồng rau truyền thống hoặc vườn nổi trên mặt nước - Ảnh: Đ.M.C.

TTCT - Tre là vật liệu xây dựng từ xa xưa của người Việt ở nông thôn. Ở thôn Trung Phú 2, xã Điện Minh, huyện Điện Bàn (Quảng Nam) có một ngôi nhà tre tuổi đã gần thế kỷ.

TƯỜNG HÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Động đất 4,2 độ ở Kon Tum

Trưa 25-5, tại khu vực huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) xảy ra một trận động đất mạnh 4,2 độ (độ lớn M). Viện Các khoa học Trái đất vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Động đất 4,2 độ ở Kon Tum

Nghiên cứu mới chỉ cách cắt hành không bị cay mắt

Một nghiên cứu dựa trên vật lý mới đây cung cấp những thông tin hữu ích giúp chúng ta không bị cay mắt khi cắt hành.

Nghiên cứu mới chỉ cách cắt hành không bị cay mắt

Vì sao đá Mặt trăng có từ tính dù Mặt trăng không có từ trường?

Nhiều loại đá trên Mặt trăng có từ tính mạnh, trong khi nơi này không có từ trường. Câu trả lời có thể đến từ một vụ va chạm thiên thạch khổng lồ trong quá khứ.

Vì sao đá Mặt trăng có từ tính dù Mặt trăng không có từ trường?

Chưa hè, UAE đã nóng như lò nướng, tới 50,4 độ C

Ngày 23-5, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) ghi nhận nhiệt độ lên tới 50,4 độ C, mức cao nhất từng được ghi nhận trong tháng 5 kể từ khi bắt đầu ghi chép số liệu vào năm 2003.

Chưa hè, UAE đã nóng như lò nướng, tới 50,4 độ C

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Một nghiên cứu mới cho thấy ánh sáng ban ngày có thể giúp tăng cường khả năng của hệ miễn dịch trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, mở ra hướng điều trị mới cho các bệnh viêm nhiễm.

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Giải mã tiếng cá heo: Mở đường giao tiếp với người ngoài hành tinh?

Các nhà khoa học tuyên bố đã đạt được bước tiến quan trọng trong việc giải mã ngôn ngữ của cá heo, với tiềm năng gợi mở cách thức liên lạc với trí tuệ ngoài Trái đất.

Giải mã tiếng cá heo: Mở đường giao tiếp với người ngoài hành tinh?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar