25/02/2024 12:24 GMT+7

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư viết tự truyện cho hậu thế

Những ai quan tâm đến lịch sử, địa lý có lẽ không thể không biết đến tác giả Nguyễn Đình Tư với nhiều tác phẩm đồ sộ và đoạt giải thưởng lớn. Đầu năm 2024, ông giới thiệu tự truyện Đi qua trăm năm do NXB Tổng Hợp TP.HCM ấn hành.

Cùng mừng thọ 104 tuổi nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư - Ảnh: L.ĐOAN

Cùng mừng thọ 104 tuổi nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư - Ảnh: L.ĐOAN

Quyển sách đặc biệt Đi qua trăm năm không thuộc dạng sách biên khảo, nghiên cứu mà lại là tự truyện của cuộc đời nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư - một cuộc đời kỳ lạ của một con người sống, trải nghiệm từ thế kỷ 20, qua thế kỷ 21 và qua nhiều thời đại.

Tự truyện từ "đặt hàng" của ông bí thư

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư đã có hơn 80 năm cầm bút với khối lượng tác phẩm đồ sộ, hơn 60 đầu sách.

Quyển tự truyện (theo dự kiến ban đầu mang tên Một kiếp người) nằm trong ấp ủ của ông. Tuy nhiên, ông dự định hoàn thành xong 10 đầu sách nữa mới bắt tay viết tự truyện.

Bà Đinh Thị Thanh Thủy, nguyên tổng giám đốc NXB Tổng Hợp TP.HCM, chia sẻ vào ngày 16-7-2022, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đến thăm cụ Nguyễn Đình Tư tại nhà riêng.

Ở đây, ông được nghe cụ kể câu chuyện cuộc đời, Bí thư lập tức động viên ông Nguyễn Đình Tư ưu tiên viết tự truyện trước: "Con đặt hàng cụ viết trước tự truyện Một kiếp người của cụ đi, mấy công trình nghiên cứu chậm lại một chút cũng được".

Nhận được sự khích lệ của bí thư, nhà nghiên cứu cao niên đã miệt mài viết trong 6 tháng và quyển tự truyện ra đời như món quà đẹp nhân dịp ông tròn 104 tuổi.

Quyển sách có 384 trang, gồm 11 chương: Quê hương - Ký ức vẹn nguyên, Ít mảnh sử làng xã vùng đất Thanh Chương, Một thuở ấu thơ, Thời học sinh và chí lập thân, Một người cha gương mẫu, Tập tành đường chính trị, Cuộc sống gia đình, Dập dềnh sóng biển xuôi Nam, Theo thời tìm kế mưu sinh, Những khúc quanh cuộc đời, Nghiệp cầm bút, Phụ lục những hình ảnh lưu giữ quá khứ và hiện tại.

Viết không đúng sự thật, hậu thế sẽ hiểu sai

Tự truyện Nguyễn Đình Tư mang tên Đi qua trăm năm

Tự truyện Nguyễn Đình Tư mang tên Đi qua trăm năm

Ông Tư tâm sự các loại sách biên khảo, nghiên cứu… rất mất thời gian tìm kiếm tư liệu, còn tự truyện ông chỉ chịu khó "moi trí nhớ" của mình ra.

Ông cười cho biết may mắn có trí nhớ tốt, những chuyện từ hồi 5-6 tuổi ông vẫn còn nhớ rõ.

Với Đi qua trăm năm, ông hy vọng như một quyển sách để lại cho con cháu, để thấy cha ông mình đã cực khổ như thế nào vẫn cố gắng vượt qua, quyết lập thân đóng góp cho đời cho người.

Còn với những người trẻ hiện nay, điều kiện sống tốt hơn ngày xưa nên ông mong các cháu đừng lãng phí thời gian, cố gắng học hành, tu luyện bản thân tốt để sống có ích cho xã hội.

Quyển tự truyện không mang tính chất cá nhân mà cho người đọc thấy được giai đoạn lịch sử của dân tộc. PGS.TS Trần Hoàng Ngân, trợ lý Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, cho biết ông đã dành mấy ngày Tết để đọc hết quyển sách và cảm nhận được sự "tuyệt vời" của một cuộc đời gian khổ, vất vả, có chút ngang trái nhưng luôn giữ sự lạc quan.

Ông Ngân rút ra được những điều quý giá trong tự truyện của cụ Tư về tình yêu đất nước, tình cảm gia đình, vợ con, sự phấn đấu vươn lên không mệt mỏi.

Cụ Nguyễn Đình Tư nhấn mạnh khi viết tự truyện ông tránh bịa chuyện, cũng như trong các công trình của mình ông trung thành với sự khách quan. Vì nếu "viết không đúng sự thật, hậu thế đọc sẽ hiểu sai".

Độc giả Ngọc Hân xúc động với tự truyện Nguyễn Đình Tư. Cụ là người hiếu học nhưng việc học luôn bị gián đoạn vì gia cảnh nghèo khó. Thế nhưng tinh thần và ý chí của cụ khiến người ta khâm phục vì cụ học mỗi ngày, học bằng nhiều cách chứ không vì bằng cấp.

TS Phan Đình Nham - nguyên giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia 2 - là bạn với cụ Nguyễn Đình Tư 25 năm nay. Ông bày tỏ sự yêu quý với nhà biên khảo bình dân nhưng mẫn tuệ. Ông nói nhiều người có học vị, học hàm nhưng đâu có ai viết được đến hơn 60 đầu sách như ông Nguyễn Đình Tư.

Và đến nay, dù 104 tuổi nhưng mỗi ngày ông vẫn dành 10 tiếng để nghiên cứu, viết lách, trong dự kiến của mình ông lên kế hoạch viết ít nhất 10 đầu sách nữa. Bởi vậy, Nguyễn Đình Tư là một nhà nghiên cứu quá đặc biệt và xứng đáng là tấm gương cho các thế hệ học hỏi theo.

Trong buổi giao lưu, ra mắt sách vào sáng 24-2 tại Đường sách TP.HCM, cụ Nguyễn Đình Tư đã bộc bạch về vùng đất mình đang sống:

"TP.HCM là nơi cưu mang cuộc sống của tôi nên tôi phải trả ơn. Và tôi trả ơn bằng cách viết quyển Gia Định - Sài Gòn - TP.HCM: Dặm dài lịch sử (1698-2020, sách nhận giải thưởng khoa học Trần Văn Giàu lần II - năm 2023, chuyên ngành lịch sử).

Tôi viết quyển sách với mục đích giới thiệu cho mọi người trong và ngoài nước biết sự phát triển của thành phố như thế nào, trải qua những giai đoạn nào… Ai muốn tìm hiểu về thành phố, chỉ cần mở quyển sách là có hết".

Nhà nghiên cứu 104 tuổi Nguyễn Đình Tư vẫn leo cầu thang mỗi ngày 10 bận

Buổi giao lưu, ra mắt tự truyện Đi qua trăm năm của nhà nghiên cứu 104 tuổi Nguyễn Đình Tư, ngoài thông tin quyển sách, nhiều người tò mò cụ Tư đã giữ sức khỏe như thế nào để 104 tuổi vẫn minh mẫn và ra sách đều đều.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên, nổi tiếng với vai diễn Tống Khánh Linh trong phim Tôn Trung Sơn, qua đời ở tuổi 51 sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Bức tượng của bà Melania Trump một lần nữa bị phá hoại ngay tại quê nhà Slovenia.

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Hòa Hiệp được biết đến là kép đẹp trên các sân khấu kịch Hồng Vân, Idecaf, trên phim ảnh. Nay anh bắt tay viết kịch bản và dàn dựng với câu chuyện Thạch Sùng.

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Với 105 tác phẩm hội họa, điêu khắc, ký họa, cuộc trưng bày chuyên đề 'Kể chuyện sau ngày thống nhất' mang đến một không gian nghệ thuật giàu cảm xúc, tái hiện sống động những ký ức lịch sử và kết nối quá khứ với hiện tại.

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Công trình Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam nhận Giải thưởng lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia

Công trình kiến trúc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam được Hội đồng Giải thưởng Kiến trúc quốc gia 2025 bỏ phiếu gần như tuyệt đối để trao Giải thưởng lớn.

Công trình Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam nhận Giải thưởng lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia

'Kiến trúc sư Việt Nam không hề lép vế trước các kiến trúc sư quốc tế'

Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, khẳng định các kiến trúc sư Việt Nam ‘tuy thời thế mạnh yếu khác nhau, song hào kiệt thời nào cũng có’, không hề lép vế trước các kiến trúc sư quốc tế.

'Kiến trúc sư Việt Nam không hề lép vế trước các kiến trúc sư quốc tế'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar